Bóng đá

Mạc Văn Khoa phủ nhận làm đám cưới với bạn gái vào cuối năm

字号+ 作者:NEWS 来源:Nhận định 2025-02-03 23:58:49 我要评论(0)

Mới đây,ạcVănKhoaphủnhậnlàmđámcướivớibạngáivàocuốinăngày âm hôm nay Thảo Vy – bạn gái Mạc Văn Khoa đngày âm hôm nayngày âm hôm nay、、

Mới đây,ạcVănKhoaphủnhậnlàmđámcướivớibạngáivàocuốinăngày âm hôm nay Thảo Vy – bạn gái Mạc Văn Khoa đăng tải dòng trạng thái: "Bây giờ mặc áo cưới nào thì đẹp và dễ quẩy, dễ lầy nhỉ? Chị em giới thiệu cho mình với".

Chia sẻ này khiến nhiều người cho rằng cô đang đề cập đến việc hôn lễ của mình và Mạc Văn Khoa. Không ít bạn bè, fan hâm mộ dành lời chúc mừng, trông đợi đám cưới của cặp đôi sau 5 năm yêu.

{ keywords}
Bạn gái Mạc Văn Khoa thường tháp tùng anh tham gia một số sự kiện showbiz.

Trước đó, Thảo Vy từng chia sẻ với truyền thông về kế hoạch tổ chức hôn lễ sẽ diễn ra vào dịp Giáng sinh năm nay. Cả 2 dự định lễ cưới của mình chỉ đơn giản, ấm cúng, mang tính riêng tư gia đình.

VietNamNet đã liên hệ với Mạc Văn Khoa về thông tin kết hôn gây chú ý mới đây. Tuy nhiên, nam diễn viên phủ nhận và cho biết mình và bạn gái đến hiện tại vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nào về việc tổ chức đám cưới.

“Tôi không thể xác nhận vì đến hiện tại cả tôi và gia đình đều chưa chắc chắn về thời gian diễn ra. Tất cả chỉ mới dự định và còn rất sớm để có thể chia sẻ với mọi người. Khi nào mọi thứ chắc chắn tôi sẽ chủ động thông báo với khán giả. Còn hiện tại, tôi muốn giữ sự riêng tư cho tình yêu của mình”, anh nói.

{ keywords}
Á quân "Cười xuyên Việt" 2015 cùng bạn gái thường xuyên đi du lịch và chia sẻ hình ảnh trên trang cá nhân.

Mạc Văn Khoa cũng cho biết, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, anh cũng như nhiều đồng nghiệp khác rơi vào tình trạng “ế show”. Nam diễn viên hy vọng dịch sớm được kiểm soát đi để mọi người sớm trở lại công việc và sinh hoạt thường nhật.

Mạc Văn Khoa hẹn hò với bạn gái hẹn hò được 5 năm. Thảo Vy hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến người mẫu tại TP HCM. Chuyện tình của cả 2 được 2 bên gia đình ủng hộ, thậm chí hối thúc mau sớm kết hôn song Mạc Văn Khoa muốn mọi thứ ổn định trước khi lập gia đình.

“Với tôi, yêu là xác định phải cưới. Nhưng thời điểm hiện tại tôi cần thêm thời gian để tích lũy, đợi khi mình ổn định, vững vàng, đủ lo cho gia đình trước rồi mới tính tới chuyện riêng. Năm nay tôi cũng chỉ mới 27 tuổi, tôi nghĩ mình sẽ chọn mốc 30 là hợp lý. Bởi đâu phải yêu nhau cưới nhau là đủ, còn phải có con cái rồi gia đình nữa.

{ keywords}
Nam diễn viên muốn mọi thứ ổn định, vững vàng trước khi bước vào hôn nhân.

Tuy nhiên, tôi tính vậy thôi, còn bạn gái lâu lâu cũng giục. Cô ấy bảo muốn sự ổn định để cả hai cùng nhau phấn đấu trong công việc. Tôi cũng giải thích để người yêu cảm thông. Đám cưới thực ra chỉ là nghi lễ chính thức thôi, quan trọng vẫn là cả hai sống chung có ăn đời ở kiếp được hay không mới quan trọng”, anh từng chia sẻ với VietNamNet.

Thúy Ngọc

Mạc Văn Khoa và bạn gái làm phù dâu, phù rể ở lễ cưới Duy Mạnh

Mạc Văn Khoa và bạn gái làm phù dâu, phù rể ở lễ cưới Duy Mạnh

Nam diễn viên hài đưa người yêu ra Hà Nội dự lễ cưới của Duy Mạnh. Cả hai còn làm phù dâu, phù rể trong lễ cưới của tuyển thủ đội Việt Nam.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Một buổi "cà phê tử thần" ở Trung Quốc

Năm 2019, khi Feng Qing đang đi du lịch nước ngoài thì người bà yêu quý của cô đột ngột qua đời. Feng không thể tha thứ cho mình vì đã bỏ lỡ cơ hội cuối cùng để gặp bà - người đã nuôi nấng cô. “Tôi khóc suốt cả ngày” - Feng kể.

Nhưng Feng không có nơi nào để chia sẻ nỗi đau buồn của mình. Ba mẹ cô không muốn nói về chuyện này. Cũng như trong rất nhiều gia đình Trung Quốc khác, luôn có sự cấm kỵ khi nhắc đến chuyện chết chóc. “Ở nhà, tôi thậm chí còn không được phép sử dụng những cụm từ như ‘mệt chết đi được’ hay ‘vui đến chết mất’” - nữ nhân viên bán hàng 25 tuổi tâm sự.

Vài tuần sau, một người bạn kể với Feng về một sự kiện ở Thượng Hải, nơi người trẻ thường lui tới để chia sẻ những tâm tư và trải nghiệm của mình về cái chết bên những cốc cà phê và bánh ngọt. Cô đã đăng ký tham gia.

“Tôi không phải là người duy nhất bật khóc sau khi trút hết tâm sự của mình về cái chết của bà” - Feng nói.

Người dẫn dắt sự kiện và những người tham gia khác đã đưa cho cô lời khuyên để vượt qua mất mát. Một người đề nghị cô viết ra những kỷ niệm với bà và giữ chúng trong một cái lọ. “Đến bây giờ, tôi vẫn đang làm việc đó”.

Những buổi gặp gỡ như vậy cho phép người tham gia trò chuyện trong bầu không khí thoải mái về cái chết và nó được gọi bằng một cái tên là “cà phê tử thần”.

{keywords}
Một khóa học của Hand in Hand để đào tạo ra những người dẫn dắt sự kiện. 

Phong trào “cà phê tử thần” được thành lập vào năm 2011 bởi Jon Underwood, một người Anh, người đã tổ chức buổi gặp mặt đầu tiên tại nhà của mình. Kể từ đó, những buổi “cà phê tử thần” được tổ chức ở 76 quốc gia.

“Cà phê tử thần” được phổ biến ở Trung Quốc nhờ Hand in Hand, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ bệnh nhân ung thư. Họ tổ chức những buổi cà phê đầu tiên cách đây khoảng 7 năm ở Thượng Hải.

Xem đây như một biện pháp hiệu quả, chi phí thấp để cung cấp kiến thức cho mọi người về cái chết, năm 2019, Hand in Hand bắt đầu tổ chức các buổi đào tạo cho những người dẫn dắt sự kiện, với hi vọng sẽ áp dụng hình thức này trên toàn quốc.

Với sự bùng phát của đại dịch Covid-19, sự quan tâm của mọi người tới hình thức cà phê này đã tăng lên. Cho đến nay, 563 người dẫn dắt đã tổ chức được gần 500 buổi “cà phê tử thần” ở 39 thành phố của Trung Quốc, với khoảng 8.000 người tham gia.

Năm ngoái, khi Gao Jing - một nghệ sĩ tự do - cảm thấy buồn chán vì phải ở nhà tránh dịch, cô biết đến “cà phê tử thần” của Hand in Hand. Ngay khi tình hình cho phép, Gao đã mời một người dẫn dắt có kinh nghiệm đến tổ chức một buổi họp mặt ở Thâm Quyến.

“Mọi người đến với sự tò mò. Rõ ràng, cái chết là thứ hiếm khi được đề cập đến ở Trung Quốc”.

Sau khi tham gia một khóa đào tạo hồi tháng 9 năm ngoái, Gao đã tự mình tổ chức những buổi “cà phê tử thần” ít nhất 1 lần/ tháng. Người tham gia đăng ký ngày một đông. “Đại dịch đã khiến mọi người phải suy nghĩ. Tôi nhận thấy người ta càng lúc càng chân thật hơn và sẵn sàng nói về cái chết hơn”.

Đã 2 lần có người đề nghị Gao đổi tên buổi gặp mặt. Họ nói rằng cái chết là một chủ đề quá nặng nề. Với cô, điều đó chỉ cho thấy cần phải nói về cái chết nhiều hơn. “Chúng tôi đặt tên nó là ‘cà phê tử thần’ bởi vì chúng tôi không muốn mọi người nghĩ về cái chết như một thứ nặng nề”.

“Nếu tham gia một buổi gặp để bàn về chuyện đầu tư là bình thường thì ‘cà phê tử thần’ cũng như thế”.

Không giống như các buổi “cà phê tử thần” trên thế giới - thường vào cửa tự do hoặc đóng góp tự nguyện, những người dẫn dắt sự kiện ở Trung Quốc đưa ra một giá vé cố định.

Sự do dự của nhiều người khi nói về cái chết đồng nghĩa với việc họ cần thuê một địa điểm hoàn toàn riêng tư, thay vì chỉ tìm một góc yên tĩnh ở đâu đó.

Thông thường, giá vé vào cửa là 44 nhân dân tệ (khoảng 154 nghìn đồng). Trong tiếng Trung, con số 44 gần đồng âm với từ “chết”, phản ánh bản chất thẳng thắn mà những người tham gia thảo luận có thể mong đợi.

Các buổi “cà phê tử thần” ở Trung Quốc cho đến nay mới chỉ thành công ở những thành phố lớn. Đồng sáng lập của Hand in Hand, ông Huang Weiping cho biết, ở các khu vực kém phát triển hơn, tỷ lệ người tham dự thấp.

“Tôi đã nói với những người dẫn dắt rằng, một người cũng là một sự thành công. Nếu không có ai đến, hãy ngồi im lặng một mình trong vài giờ - như thế cũng là thành công”.

“Cà phê tử thần” thường được quan tâm bởi phụ nữ và những người trẻ. Trong khi thế hệ già hơn vẫn không thích đề cập đến chủ đề này thì con cháu họ đã cởi mở hơn rất nhiều.

{keywords}
Một buổi "cà phê tử thần" ở Trung Quốc. 

Trung tâm Đăng ký Di chúc Trung Quốc cho biết họ đã nhận được gần 70.000 bản di chúc kỹ thuật số vào năm 2020, trong đó người dưới 30 tuổi chiếm trên 2/3.

Tháng 11/2020, Ma Jiayi, một nhân viên của Hand in Hand, từng tham gia một buổi “cà phê tử thần” online ở Anh. Trái ngược với ở Trung Quốc, một số người tham gia đã già. “Một người đang sắp chết. Ông ấy nói rằng mình sẽ không đợi được đến Giáng sinh”.

“Tôi cảm thấy xúc động khi họ thực sự tiếp cận được những người đang sắp đến với cái chết - một việc vẫn còn rất khó khăn ở Trung Quốc”.

Ở nhiều quốc gia, đại dịch Covid-19 có tác động sâu sắc đến các buổi “cà phê tử thần”. Kris D’Aout, một giảng viên cao cấp ở ĐH Liverpool (Anh) tin rằng, cái chết được nhắc đến trên mặt báo mỗi ngày khiến việc nói về nó trở nên dễ dàng hơn.

Trong các buổi gặp mặt online của D’Aout, một số người đến để chia sẻ trải nghiệm của mình. Một số đến vì công việc của họ liên quan đến cái chết. Những người khác có con mắc bệnh nan y.

Trước khi cha của D’Aout qua đời, hai cha con họ đã nói về mọi thứ, từ di chúc cho đến âm nhạc được chơi trong đám tang. “Nếu chúng ta biến nó thành một chủ đề bình thường trong suốt cuộc đời thì khi đến lúc đó, chúng ta sẽ có ít trải nghiệm đau thương hơn”.

“Với cha con tôi, đau buồn đến một cách dễ dàng hơn bởi vì chúng tôi biết mọi thứ diễn ra theo cách ông muốn”.

Gần 2 năm sau khi tham gia “cà phê tử thần”, Feng - người mất bà - đã giới thiệu sự kiện này cho một vài người bạn thân của mình. “Mọi người không nghĩ về cái chết cho đến khi những người thân của chúng ta đi đến cuối cuộc đời”.

“Nhưng đến lúc đó thì đã quá muộn. Tôi nhận ra rằng chúng ta cần phải nghĩ về cái chết và hiểu về cái chết khi mọi người vẫn còn sống khỏe mạnh”.

Xem thêm video: Quán cà phê 114 năm không đổi giá 

Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)

'Tình một đêm' của người Mỹ thời đại dịch

'Tình một đêm' của người Mỹ thời đại dịch

Sau nhiều tháng phải tạm ngưng cuộc sống hẹn hò vì dịch Covid-19, Harrison Forman, nhà sản xuất kiêm diễn viên hài 28 tuổi ở thành phố New York đã cảm thấy cô đơn đến mức sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm.  

" alt="Người trẻ Trung Quốc vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'" width="90" height="59"/>

Người trẻ Trung Quốc vượt qua đau thương bằng 'cà phê tử thần'

Đầu bếp mách rằng, điều này vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn ngâm đậu trước khi chế biến trong một loại nước, chắc chắn đậu sẽ săn lại, khó bị nát hơn. Bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây:

Chuẩn bị:

- Đậu phụ tươi, muối, nước

Cách làm:

Hòa chút muối vào với một chậu nước vừa phải để tạo thành dung dịch nước muối nhạt.

Sau đó cho đậu vào ngâm trong khoảng 30 phút trước khi nấu. 

Nếu phải nấu gấp không có thời gian để ngâm đậu, bạn cũng có thể đun nước muối nhạt ở trên, rồi cho đậu phụ đã cắt thành những miếng vừa vào chần nhanh. 

Ví dụ, khi chúng ta nấu món đậu phụ Tứ Xuyên hoặc chưng với thịt băm, cần cắt đậu phụ thành những miếng vuông nhỏ có cạnh dài khoảng 1,5cm, sau đó cho một thìa muối ăn vào nồi nước đun sôi, và chần đậu phụ trong 1 phút.

Đậu phụ chần với nước muối sẽ không dễ bị nát. Nguyên nhân là khi chần, nước bên trong đậu phụ sau khi được làm nóng lên sẽ chảy ra ngoài, bề ngoài đậu sẽ co lại và săn lại. Thêm muối vào không những khử được mùi tanh mà còn làm thay đổi tính chất protein của đậu nành, làm cho đậu phụ dai hơn và mịn hơn.

Tương tự như vậy, ngâm đậu trong nước muối cũng làm cho đậu dai, săn và mịn hơn nên nó không bị nát khi nấu.

Kể cả khi bạn muốn rán đậu mà muốn đậu rán chắc hơn, không bị nát cũng có thể ngâm với nước muối hoặc chần nhanh với nước muối như trên.

Cách làm khoai lang kén ngọt thơm cho cả gia đình nhâm nhi

Cách làm khoai lang kén ngọt thơm cho cả gia đình nhâm nhi

Khoai lang kén là món ăn vặt được nhiều người yêu thích vào mùa đông. Cách làm khoai lang kén cũng rất đơn giản, các mẹ hoàn toàn có thể tận dụng từ những nguyên liệu có sẵn mà không cần cầu kỳ.

" alt="Thêm bước này, đậu phụ sẽ không bị nát khi nấu" width="90" height="59"/>

Thêm bước này, đậu phụ sẽ không bị nát khi nấu

{keywords}Nhiều năm qua, Ninh Bình trở thành điểm đến hút khách du lịch trong và ngoài nước. Nơi đây có hàng loạt danh thắng như khu du lịch sinh thái Tràng An, quần thể tổ hợp chùa Bái Đính, khu du lịch Hang Múa, Thung Nham, Tam Cốc - Bích Động…
{keywords}
Ngoài địa điểm quen thuộc là Tràng An, Tam Cốc thì Hang Múa chính là địa điểm được dự đoán sẽ rất đáng để đi trong năm du lịch quốc gia Ninh Bình 2021.
{keywords}
Đây chính là một trong những địa điểm nổi tiếng nhất Ninh Bình, nhiều lần gây bão mạng xã hội với cảnh sắc non xanh nước biếc hữu tình.
{keywords}
Là địa điểm du lịch mới nổi vài năm gần đây, Hang Múa được mệnh danh là Vạn Lý Trường Thành phiên bản Việt với gần 500 bậc thang dẫn từ chân lên tới đỉnh núi Ngoạ Long.
{keywords}
Tháng 4 này, đỉnh núi Ngoạ Long được coi là địa điểm ngắm lúa xanh đẹp nhất vùng Tam Cốc, thu trọn vẹn đất trời kỳ vĩ trong tầm mắt.
{keywords}
Theo đánh giá trên các hội nhóm, du lịch Ninh Bình nằm trong top nổi tiếng nhất mạng xã hội Facebook, Hang Múa cùng với Tràng An vẫn là 2 địa điểm được yêu thích nhất với người trẻ ưa xê dịch, hoặc trong những kì nghỉ ngắn ngày.
{keywords}
Hồ sen lác đác xuất hiện những bông sen nở sớm, khu vườn xương rồng khổng lồ, thác nước nhân tạo đẹp nhất Ninh Bình, phượng mọc lên giữa nhà gỗ… cũng là những điểm nhấn thu hút du khách của địa điểm du lịch này.
{keywords}
Trong năm du lịch quốc gia 2021, Hang Múa được nhiều người lựa chọn làm điểm đến tại vùng đất cố đô Ninh Bình. 

Ngân An

‘Con đường hạnh phúc’ đẹp mê mẩn, có một không hai ở miền Tây

‘Con đường hạnh phúc’ đẹp mê mẩn, có một không hai ở miền Tây

Gần 30 năm qua, 'con đường hạnh phúc' với hai hàng cau vua thẳng tắp, rợp bóng mát chạy xuyên qua đồng lúa xanh bát ngát, đã trở thành biểu tượng của vùng quê Tân Trụ, Long An.

" alt="Hang Múa được giới trẻ lựa chọn du lịch cho dịp nghỉ lễ 30/4" width="90" height="59"/>

Hang Múa được giới trẻ lựa chọn du lịch cho dịp nghỉ lễ 30/4