1. Những gì mà HLV Park Hang Seo vừa chia sẻ với truyền thông không chỉ một mà rất nhiều lần kể từ khi nắm quyền ở tuyển Việt Nam là chẳng sai với vấn đề duy nhất: Đang thiếu một chân sút thượng thặng.Nghe chiến lược gia người Hàn Quốc bày tỏ, cùng lúc nhìn vào thực trạng của V-League hiện tại rõ ràng rất lo cho tuyển Việt Nam khi không có một trung phong đẳng cấp thực sự.
Hà Đức Chinh và đặc biệt là Tiến Linh dù có những bước tiến thần tốc trong sự nghiệp, cũng như dần chứng tỏ được bản thân ở CLB... nhưng rất rõ ràng còn kém xa so với Anh Đức – một chân sút mà ông Park thực sự yêu, cần.
|
HLV Park Hang Seo lo lắng tuyển Việt Nam thiếu tiền đạo xem ra chỉ là đòn gió mà thôi |
2. Như đã nói trước đây, phần lớn đội bóng ở V-League đúng rằng đang ưu tiên cho các tiền đạo ngoại khiến những đồng nghiệp bản địa chơi cùng vị trí mất chỗ đứng, hay cơ hội thể hiện.
Tuy nhiên, vấn đề không căng thẳng tới mức ông Park lo đến... phát sốt, bởi thực tế dù thiếu một tiền đạo đẳng cấp, hay một trung phong thuần chủng nhưng vẫn còn đó khá nhiều cầu thủ biết ghi bàn mà không nhất thiết phải đá cao nhất trên hàng công.
Có thể kể đến hàng loạt cái tên như vậy ở V-League như Công Phượng, Quang Hải, Văn Quyết, Minh Vương, Văn Đức chẳng hạn khi vẫn đang ghi nhiều bàn thắng dù vai trò có thể tiền đạo cánh, lùi hoặc hộ công.
|
bởi vẫn còn nhiều cái tên như Đức Chinh, Tiến Linh hay chân sút đang nổi là Xuân Nam |
Nói thế để khẳng định rằng nếu cần những người biết ghi bàn, rõ ràng HLV Park Hang Seo chẳng có gì phải lo. Và thực tế, trong 2 năm qua dưới thời ông Park các tiền đạo thực thụ hiếm khi toả sáng bằng những người đá thấp hơn, kể cả là việc nổ súng thì cần một trung phong cho đủ... tụ mà làm gì?
3. HLV Park Hang Seo có thật sự thiếu tiền đạo? Câu trả lời vẫn là không, bởi đến lúc này Tiến Linh, Đức Chinh vẫn nằm trong kế hoạch của chiến lược gia người Hàn Quốc, và thực sự dù chưa hay nhất nhưng cả hai đều đang tiến bộ. Quan trọng hơn, họ còn rất trẻ để trưởng thành.
Không chỉ có bộ đôi từng làm mưa làm gió tại SEA Games 30 kể trên, ông Park cũng có những phương án dự phòng rất tốt vào thời điểm hiện tại như Việt Phong, Xuân Nam khi đang nổ súng đều đều cho đội nhà tại V-League các giải đấu khác.
|
thậm chí, nếu bí ông có thể gọi lại Anh Đức có khi cũng... bình thường |
Bốn cái tên tranh 1-2 suất đá chính trên hàng công, chưa nói những vệ tinh xung quanh rõ ràng là quá đủ để bất cứ HLV nào cũng an tâm chứ đùng nói đến ông Park người rất trung thành với lối chơi phòng ngự chặt và tấn công nhanh.
Thậm chí, nếu như các tiền đạo nói trên không đảm bảo được phong độ, hay chấn thương... ông Park cũng có thể gọi lại một cái tên vốn dĩ được đưa ra làm hình mẫu cho các chân sút sau này ở tuyển Việt Nam: Anh Đức.
Nghe qua có phần vô lý bởi Anh Đức đã từng tuyên bố từ giã đội tuyển trước thềm Asian Cup 2019 đồng thời đang rơi vào cảnh... thất nghiệp sau khi chia tay CLB Bình Dương đầu mùa giải 2020, nhưng với ông Park thì lại không.
Anh Đức vẫn đủ kinh nghiệm để giúp ông Park ghi bàn cho tuyển Việt Nam, có chăng chỉ nằm ở vấn đề thể lực mà thôi. Nhưng đây không phải vấn đề quá lớn với một trung phong cắm giữ vai trò làm tường, hay hút người để tuyến 2 băng lên dứt điểm như từng thấy khi Anh Đức khoác áo tuyển Việt Nam trước đây.
Ông Park vốn thích gây bất ngờ, thì việc triệu tập một cầu thủ thất nghiệp lên tuyển cũng là bình thường thôi...
Xuân Mơ
" alt="Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo đang tung hỏa mù?"/>
Tuyển Việt Nam: HLV Park Hang Seo đang tung hỏa mù?
Hôm nay (12/9), ông Phan Thanh Minh, Trưởng phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn xác nhận có nhận được tin nhắn của bà Đinh Thị Phương Nhạn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn (xã Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) gửi đến. Tin nhắn dùng những lời lẽ thiếu chuẩn mực, đạo đức của nhà giáo, có nội dung đe dọa ông Minh.Cụ thể, tin nhắn được bà Nhạn gửi vào số điện thoại của ông Minh vào lúc 22h19 ngày 3/7 như sau: "Mang xăng sang xử anh để chết tôi vẫn chấp nhận".
|
Tin nhắn được xác định của nữ hiệu trưởng |
Theo ông Minh, sự việc bắt nguồn từ việc ngành GD- ĐT thị xã Ba Đồn tổ chức bình chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để đề nghị khen thưởng tại Hội nghị điển hình tiên tiến thị xã Ba Đồn và ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015-2020.
Sau khi bình chọn, ngành GD-ĐT thị xã có 6 tập thể và 6 cá nhân được đề nghị khen thưởng tại 2 Hội nghị điển hình tiên tiến nói trên.
Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn không được chọn để biểu dương khen thưởng tại Hội nghị điển hình tiên tiến thị xã Ba Đồn là vì tập thể trường này đã được chọn để biểu dương toàn ngành GD-ĐT tỉnh Quảng Bình. Đây là mức khen thưởng cao hơn, ở cấp tỉnh.
Tuy nhiên, bà Nhạn không đồng tình và đã viết đơn khiếu nại gửi UBND thị xã Ba Đồn trình bày sự việc.
|
Ngôi trường nơi bà Nhạn công tác |
Trong công văn trả lời đơn khiếu nại của bà Nhạn, UBND thị xã Ba Đồn ghi rõ: Qua kiểm tra hồ sơ thì tập thể Trường Tiểu học số 2 Quảng Văn được bình chọn để đề nghị biểu dương, khen thưởng tại Hội nghị điển hình tiên tiến ngành GD-ĐT Quảng Bình giai đoạn 2015-2020… là phù hợp.
Tuy nhiên, sau đó, ông Minh vẫn nhận được tin nhắn với nội dung như trên.
Trước sự việc này, bà Nhạn thừa nhận những dòng tin nhắn đó là của mình và được nhắn trong trạng thái bức xúc, không kiểm soát được hành vi.
Trong bản giải trình của mình, bà Nhạn cũng khẳng định bản thân khẳng định luôn tôn trọng cấp trên. Còn đây là phản ứng cá nhân của bà với Trưởng phòng GD-ĐT khi cảm thấy không được đối xử công bằng trong thi đua.
Hải Sâm
Cổng trường sập đổ và những cái chết xót thương ở trường học
Hai vụ sập cổng trường chỉ trong chưa đầy 1 tuần là những tai nạn mới nhất khiến học sinh thiệt mạng. “Tại sao con tôi chỉ đi học mà cũng chết?"–câu hỏi đau đớn của mẹ nam sinh tử vong năm nào, đáng buồn thay, đang tiếp tục lặp lại...
" alt="Nữ hiệu trưởng dọa mang xăng 'xử' Trưởng phòng Giáo dục ở Quảng Bình"/>
Nữ hiệu trưởng dọa mang xăng 'xử' Trưởng phòng Giáo dục ở Quảng Bình
Phụ huynh: Người ung dung, người hốt hoảngSuốt một tuần vừa qua, hàng sáng chị Thúy Loan (Quận 1, TP.HCM) đưa cậu con trai năm nay vào lớp 1 tới trường học, rồi chiều đón về. Từ lúc đó cho đến tối, con chị chỉ việc ăn uống, đọc sách, xem tivi hay đi học thêm một hai tiếng ở lớp vẽ, lớp Tiếng Anh…, rồi đi ngủ.
|
Ở nhiều trường học, học sinh và giáo viên khá hào hứng với chương trình và SGK lớp 1 mới. Ảnh: Thanh Hùng |
“Sách vở cháu để trên lớp hết, về nhà không có bài tập, nên thú thực là suốt mấy ngày đầu tôi chẳng biết con học cái gì” – chị Loan kể.
Nhưng đến buổi học thứ tư, khi đón con chị thấy bé tỏ ra căng thẳng. Gạn hỏi thì bé nói vì mình viết chậm hơn các bạn, chị bắt đầu cảm thấy lo lắng.
“Trường cháu học theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Nghe cháu nói vậy tôi mới xem lại thì thấy hết hồn. Tôi không cho con đi học trước khi vào lớp 1 nên chỉ sợ bây giờ con không theo kịp chương trình, không học được như các bạn thì cháu sẽ chán và sợ đến lớp. Chắc chắn rằng tới đây tôi sẽ phải kèm cháu học thêm ở nhà, nếu cần sẽ tìm gia sư” – chị Loan khẳng định.
Chị Như Mai, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Quận 3, TP.HCM cũng tỏ ra rất lo về chương trình mới. Đã có một bé năm nay lên lớp 5, bây giờ so sánh sách mới với sách cũ, chị Mai bảo “hoảng thật sự” vì chương trình mới dạy nhiều thứ trong một tiết học quá, không biết làm sao con theo nổi.
“Bé lớn của tôi trước đây học khác, bây giờ cháu nhỏ học bộ sách khác tôi thấy khó hơn hẳn. Vì vậy, dù trường không giao bài tập về nhà nhưng ngay từ hôm bắt đầu đi học, vợ chồng tôi đã thay phiên nhau kèm cháu học thêm vào buổi tối rồi”.
Một phụ huynh khác của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm dù cũng nhận xét sách mới "dạy vùn vụt" nhưng chị ung dung hơn, không phải vì chương trình quá dễ với con mà do chị đã cho con… đi học trước.
Trong khi đó, chị Thu Hải có con học lớp 1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết mới đi học một tuần nhưng con chị cảm thấy vui khi tới lớp.
Trước khi vào năm học mới, chị Hà không hề cho con đi học thêm ở bất cứ chỗ nào nên bây giờ, mỗi tối bé mất từ 1-2 tiếng để luyện bài. Chị Hà bảo các bạn có đi học trước thì sẽ làm nhanh hơn, chỉ mất khoảng 20 phút. Dù vậy, chị cũng không hề lo lắng hay định cho con học thêm vì hàng ngày con vẫn hào hứng đến trường.
Giáo viên: Dạy 2, 3 hay 4 vần không phải là vấn đề
Trước những lo lắng của phụ huynh, cô Phạm Thúy Hà, Tổ trưởng Tổ Phổ thông, Phòng GD-ĐT Quận 4, nhìn nhận chương trình cũ tồn tại 20 năm, do vậy phụ huynh cảm thấy quen thuộc, nhưng giáo dục cần phải tiến lên chứ không thể dậm chân tại chỗ.
“Chương trình mới không khó, nhưng đúng là bước đầu quan sát SGK, giáo viên và phụ huynh sẽ có cảm giác “hết hồn”” – cô Hà nhận xét.
Cô Hà cho biết lúc mới tiếp cận SGK mới, nhiều giáo viên cũng lo lắng khi trong 1 tiết có thể dạy đến 4 vần. Thế nhưng sau khi đã được tập huấn, việc dạy 2, 3 hay 4 vần không còn vấn đề, mà quan trọng là giáo viên nắm được phương pháp để dạy.
|
Buổi học đầu tiên theo chương trình phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng |
Cũng theo cô Hà, nội dung chương trình lớp 1 mới không khó mà có tính toàn diện và theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh.
Ở chương trình cũ, trong một tiết học, giáo viên phải chuyển tải kiến thức đại trà theo quy định, còn việc tiếp nhận như thế nào là tùy từng học sinh - em giỏi có thể tiếp thu nhiều hơn, em kém thì ít hơn, và việc đánh giá dựa vào điểm số thông qua bài kiểm tra. Với chương trình mới, khả năng học sinh học tới đâu giáo viên sẽ dạy tới đó. Học sinh giỏi thể hiện năng lực tốt giáo viên sẽ dạy sâu hơn, em kém hơn sẽ dạy nhẹ hơn. Trong cùng một lớp nhưng học sinh không phải đạt một lượng kiến thức như nhau.
Cô Hà đưa dẫn chứng: Trong sách Tiếng Việt 1 – bộ Chân trời sáng tạo ở bài âm a, sau khi học sinh đã được nhận diện, đọc và viết âm a, chữ a thì ở hoạt động luyện tập, các em sẽ được củng cố. Trong hoạt động này, sách thiết kế âm anằm ở vị trí trung tâm, xoay quanh đó là các hình ảnh mà tên gọi của nó chứ đựng âm a, chữ a như lá, gà, bà, ba, ba lô. Việc sắp xếp này nhằm dạy theo cá thể hóa và theo năng lực học sinh. Một học sinh bình thường hoặc hơi chậm có thể chỉ nói lá, gà, bà, ba, nhưng một học sinh giỏi có thể nói “con gà trống”. Hoặc các em có thể nói “ba lô” nhưng em khá hơn sẽ nói “ba mang ba lô”, em xuất sắc hơn sẽ nói “ba và con mang ba lô đi chơi”.
Còn cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện đang chủ nhiệm và dạy lớp 1 thì ở lớp 1 cơ bản giáo viên vẫn dạy nghe, nói, đọc, viết. “Tuy nhiên, trước đây thì chú trọng kiến thức còn bây giờ chú trọng kỹ năng” - cô Nếp nói.
Cô Nếp đưa ví dụ ở môn Tiếng Việt của sách Cánh diều: Trước đây, nếu học âm o, học sinh chỉ biết từ con, thì bây giờ học sinh có thể biết được những tiếng có âm onhư tò, mò, no... Vì vậy, học sinh biết được thực tế qua mỗi bài học, mở rộng vốn từ nhiều hơn.
Còn ở môn Toán, cô Nếp cho hay hiện đã dạy các bài phải-trái, trước-sau, ở giữa, số 1-2-3thì SGK mới có nhiều ưu điểm hơn. Nếu như trước đây, giáo viên dạy kiến thức trước thì hiện nay, học sinh được khám phá, giáo viên theo dõi và hưỡng dẫn các em nên rất vui…
Do đó, dù học theo sách nào, cô Hà cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng vì các giáo viên được giao dạy lớp 1 năm nay đã có phương pháp sư phạm, được tập huấn kỹ lưỡng.
“Việc thay đổi là tất yếu, nếu học sinh tiếp cận khó khăn thì sẽ có sự hỗ trợ của giáo viên. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng sẽ linh hoạt để giải quyết được vấn đề mà phụ huynh lo lắng” - cô Hà khẳng định.
Ngân Anh - Lê Huyền
Mẹ phát khóc vì không mua nổi SGK cho con
Năm học mới đã chính thức bắt đầu được gần một tuần. Tuy nhiên, đến thời điểm này, không ít phụ huynh ở TP.HCM hay Đồng Nai vẫn đang lo lắng tìm mua sách giáo khoa cho con.
" alt="Phụ huynh người ung dung, người lo lắng vì SGK mới"/>
Phụ huynh người ung dung, người lo lắng vì SGK mới