Mấy ngày gần đây, người dân sống tại phố Phó Đức Chính (Ba Đình, Hà Nội) ngỡ ngàng khi nhìn thấy một vườn hoa đủ màu sắc được một nhóm bạn trẻ chung tay trồng nên.
Điều đặc biệt, diện tích vườn hoa này trước đây là một bãi rác tự phát ám ảnh những người dân mỗi lần đi qua bởi mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.
![]() |
Người dân sống tại phố Phó Đức Chính chia sẻ, vườn hoa này được một nhóm sinh viên thực hiện cách đây hơn một tuần. Các bạn trẻ này đã kết hợp trồng hoa, cây cảnh tạo nên một diện mạo hoàn toàn mới cho khu phố. Theo bạn Đàm Thanh Tùng (trưởng nhóm thực hiện ý tưởng), việc trồng hoa trên các bãi rác tự phát nhằm mang lại không gian xanh, sạch, đẹp đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. Các bạn trẻ đã khéo léo tận dụng những vật dụng tái chế như: những chiếc lốp xe, gạch viên chống nóng... sơn sửa, trang trí màu sắc tạo thành những chậu trồng hoa độc đáo. Một cây hoa được tươi xanh được trồng trên chiếc lốp ô tô sơn màu, khá bắt mắt, thu hút người đi đường. Vườn hoa nhỏ xinh, xanh ngát, nhiều màu sắc đã tạo nên một diện mạo mới cho cả khu phố Phó Đức Chính. Không chỉ tạo diện mạo mới cho khu phố, từ ngày có vườn hoa này, ý thức giữ gìn môi trường của người dân khu vực được nâng cao rõ rệt, không còn tình trạng vứt rác bừa bãi như trước. Một số người còn tìm ra đây để nghỉ ngơi vào những buổi trưa nóng bức. Sau khi vườn hoa hoàn thành, nhóm sinh viên đã giao cho người dân khu phố trực tiếp quản lý. Nhằm hạn chế tình trạng đổ rác, phóng uế, nhóm bạn trẻ đã đặt biển cấm gần khu vực vườn hoa. Trước khi xây dựng vườn hoa ở Phố Phó Đức Chính, nhóm sinh viên này đã xây dựng một vườn hoa tuyệt đẹp tại ngõ 58 phố Trần Bình (Hà Nội). Khu vực này trước đây là một bãi rác tự phát gây ô nhiễm cho người dân cũng như người đi đường Cũng giống như vườn hoa ở phố Phó Đức Chính, vườn hoa ở ngõ 58 Trần Binh cũng được hình thành trên diện tích của một bãi rác tự phát của người dân. |
Với kinh phí được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tận dụng các vật liệu tái chế thân thiện với môi trường, nhóm sinh viên đã biến bãi rác trở thành một vườn hoa đẹp lung linh. Điều đáng mừng hơn cả là từ sau có những vườn hoa như thế này ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng lên đáng kể.
Theo VTC News
" alt=""/>Sinh viên Hà thành biến bãi rác thành vườn hoa đẹp ngỡ ngàngTheo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/6/2017 các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, và một số dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT.
Ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban, phụ trách Ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) đã có những trao đổi xung quanh vấn đề này.
1.916 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá
- Ông đánh giá thế nào về tác động của việc tăng giá dịch vụ y tế trong Thông tư 02 đối với người không có thẻ BHYT?
Theo Thông tư 02 của Bộ Y tế, có 3 nhóm dịch vụ dành cho người chưa có thẻ BHYT được điều chỉnh khung giá tối đa. Bao gồm: giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khoẻ; giá dịch vụ ngày giường điều trị; giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng BV.
Mức tăng này là rất đáng kể khi người bệnh phải điều trị nội trú, điều trị dài ngày. Tuy nhiên, tác động mạnh nhất đến người bệnh chưa có thẻ BHYT phải là nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm dành cho các hạng BV bất kể người bệnh điều trị ngoại trú hay nội trú, điều trị ít ngày hay dài ngày.
Với 1.916 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá trong Thông tư này, mặc dù mức điều chỉnh mức tăng chủ yếu ở khoảng số 20- 30%, một số ít có mức tăng gấp đôi so với mức giá hiện hành, nhưng số tiền tuyệt đối của nhiều dịch vụ lên tới hàng trăm nghìn; thậm chí, đến cả triệu đồng cho một lần chỉ định.
Điều khác nhau cơ bản giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT là bệnh nhân BHYT đã được quỹ BHYT chi trả từ 80 đến 100% chi phí, tùy theo từng đối tượng thụ hưởng. Còn bệnh nhân khám dịch vụ sẽ phải chi trả 100% toàn bộ chi phí KCB.
Như vậy khoản tiền người KCB không có BHYT phải trả thêm so với mức giá hiện hành sẽ là con số không nhỏ. Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, thì mức chi 100% từ tiền túi rất lớn...
- Với tác động lớn đến người dân KCB không có BHYT, theo ông, căn cứ để xây dựng mức tăng giá dịch vụ y tế này đã thỏa đáng?
Thực tế thì lộ trình tăng giá này đã có độ “trễ” rất nhiều theo Luật BHYT, bởi sau 1 năm giá dịch vụ y tế dành cho khoảng gần 20% dân số chưa có thẻ BHYT này mới đuổi kịp giá của những người đang KCB BHYT.
Hiện nay, người chưa tham gia BHYT khi đi KCB vẫn đang trả mức giá thấp hơn nhóm dân số có thẻ BHYT, bởi giá dịch vụ y tế dành cho người chưa có thẻ BHYT chỉ mới kết cấu 3 yếu tố chi phí trực tiếp: Chi phí thuốc, dịch truyền, hoá chất, vật tư tiêu hao, vật tư thay thế phục vụ KCB; chi phí về điện, nước, nhiên liệu, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; Chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ, dụng cụ.
Trong khi đó, trong năm vừa qua, quỹ BHYT đã chi trả phần lớn chi phí thay cho những người KCB BHYT mức giá dịch vụ y tế kết cấu cả tiền lương, phụ cấp theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC, quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc.
Tại sao lại có độ trễ về thời gian cho nhóm đối tượng này? Đó là vì Chính phủ muốn tạo thời gian chuyển tiếp cần thiết cho những người chưa tham gia BHYT thực hiện trách nhiệm của mình trong chủ trương BHYT toàn dân. Giá dịch vụ y tế hiện nay dù được điều chỉnh thì cũng mới kết cấu 4/7 yếu tố chi phí. Lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế vẫn đang được thực hiện, giá dịch vụ y tế sẽ còn tiếp tục tăng theo lộ trình.
Người dân cần và nên tham gia BHYT
Song song với việc thay đổi cơ chế tài chính y tế, Chính phủ sẽ chuyển sang đầu tư trực tiếp cho người dân thông qua hỗ trợ tham gia BHYT thay vì rót ngân sách vào các BV. Để đảm bảo quyền lợi về tài chính của mình trong chăm sóc sức khỏe, người dân cần và nên tham gia BHYT. Đó cũng là quy định của Luật BHYT đã có hiệu lực từ hơn 2 năm nay.
- Vậy theo ông, việc tăng giá dịch vụ y tế cho người KCB dịch vụ lần này có là một động lực để tăng tỷ lệ người tham gia BHYT, bởi giá dịch vụ y tế cũng được coi là một “chế tài mềm” cho quy định bắt buộc tham gia BHYT của Luật BHYT 2014?
Như tôi đã nói, với Thông tư 02, chúng ta sẽ tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung khi giá dịch vụ y tế tương đương nhau khi cung cấp cho cả người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Việc tăng giá chắc chắn có tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, càng rõ hơn tầm quan trọng và ý nghĩa của BHYT.
Tuy nhiên, chúng ta không nên và không thể trông chờ việc tăng giá dịch vụ y tế là yếu tố quan trọng nhất để thúc đẩy tham gia BHYT của người dân. Đúng là giá chính là một “chế tài mềm”, hiệu quả của chế tài này sẽ phát huy tốt khi chúng ta tính đủ 7/7 yếu tố chi phí vào giá dịch vụ y tế. Tuy nhiên chủ trương này sẽ phải thực hiện theo lộ trình.
- Xin cảm ơn ông!
Hà Phương (Thực hiện)
" alt=""/>Tăng giá dịch vụ y tế: Người dân nên tham gia BHYT