Để người dân có thể tiếp cận những thông tin cảnh báo về dịch bệnh,ểnkhaichươngtrìnhCảnhbáodịchbệnhtrêntoànquốbournemouth – chelsea nhãn hàng VIM và Bộ Y Tế đã thực hiện chương trình “Cảnh báo dịch bệnh” - triển khai vào tháng 7/2015.
Nguy cơ đối diện với những dịch bệnh nguy hiểm
Theo Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 1.500 trẻ mắc tay chân miệng, một trường hợp tử vong. Cá biệt tại Hà Nội đã ghi nhận 5 ổ dịch.
Tích lũy từ đầu năm đến ngày 26/6/2015 cả nước ghi nhận 14.474 trường hợp mắc SXH tại 43 tỉnh, thành phố và có 12 trường hợp tử vong. Đối với bệnh TCM, tích lũy từ đầu năm 2015 đến nay có tất cả 21.165 ca mắc tại 62 tỉnh, thành phố trong đó có 4 ca tử vong.
Về dịch MERS-CoV đang bùng phát tại Châu Á, tính đến ngày 29/6, tổng số nhiễm MERS-CoV là: 1357 ca, có 485 ca tử vong tại 27 nước trong đó có một số nước có biên giới rất gần với nước ta như Philippines, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan. Ca bệnh tại chỗ (9 nước): Ả Rập Xê Út, Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Qatar, Oman, Jordan, Kuwait, Yemen, Lebanon, Iran.
Ttình hình dịch MERS-CoV đang lan rộng trên toàn thế giới và có dấu hiệu đến Việt Nam lại là vấn đề đòi hỏi các Bộ, Ban - Ngành cần những giải pháp thực tế giúp người dân tiếp cận thông tin dịch bệnh hiệu quả nhất.
Hành động thiết thực từ cơ quan chức năng
Nắm được vấn đề cốt lõi là cần có một biện pháp thông tin thường xuyên và hiệu quả để người dân có thể tiếp cận những thông tin cảnh báo về dịch bệnh, nhãn hàng VIM và Bộ Y Tế đã thực hiện chương trình “Cảnh báo dịch bệnh” - triển khai vào tháng 7/2015. Chương trình nhằm giúp mọi người cập nhật tin tức và tình hình dịch bệnh tức thì thông qua hệ thống tin nhắn miễn phí.
Người dân có thể tìm hiểu thông tin và đăng ký tham gia nhận tin nhắn miễn phí từ Bộ Y tế về tình hình dịch bệnh trên website www.vimvietnam.vnhoặc tham gia trực tiếp thông qua chương trình truyền thông tại địa phương do Bộ Y tế phối hợp cùng nhãn hàng VIM thực hiện tại 40 tỉnh thành trên cả nước.
Chương trình “Cảnh báo dịch bệnh” nằm trong chuỗi chương trình truyền thông phòng chống dịch bệnh được tổ chức hàng năm do Quỹ Unilever - nhãn hàng VIM phối hợp cùng Bộ Y Tế thực hiện. Mục đích giúp người dân được trang bị kiến thức đầy đủ về dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chương trình gồm nhiều hoạt động cụ thể và thực tiễn. Nhãn hàng VIM và Bộ Y Tế đã phối hợp cùng nhiều tổ chức khác như Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức UNICEF, thực hiện giáo dục chuyên đề tại các lớp học nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề vệ sinh cho các em học sinh.
Tính đến nay, Công ty Unilever Việt Nam và Nhãn hàng VIM cũng đã tài trợ xây dựng 400 nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế, nhà vệ sinh tại các trường tiểu học có quy mô sử dụng cho 1.000 em học sinh để góp phần nâng cao điều kiện vệ sinh trường học, tạo nên môi trường học tập an toàn, sạch khuẩn.
Đồng thời, sáng kiến “Học viện vệ sinh Vim” đầu tiên trên thế giới được khởi động tại tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre cam kết khuyến khích 1.000 hộ gia đình xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh hợp chuẩn và 8.000 người được tiếp cận giáo dục về vệ sinh.
Ông Trần Vũ Hoài, Phó chủ tịch Quỹ Unilever Việt Nam chia sẻ: “Với kim chỉ nam là Kế hoạch phát triển bền vững của Unilever, chúng tôi cam kết cải thiện cuộc sống của 20 triệu người Việt Nam bằng cách cải thiện điều kiện vệ sinh và sức khỏe cho mọi người thông qua các chương trình hợp tác chiến lược với các Bộ ban ngành và chương trình gắn kết cộng đồng của các nhãn hàng.
Trong đó, nhãn hàng VIM là nhãn hàng tiên phong trong các hoạt động cải thiện điều kiện vệ sinh và nâng cao nhận thức cho người dân Việt Nam về vệ sinh, sức khỏe. Những hoạt động hướng tới trường học và cộng đồng trong nhiều năm qua với sự hỗ trợ chặt chẽ của Bộ Y Tế, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Unicef và các tổ chức phi chính phủ khác, một lần nữa khẳng định cam kết lâu dài và chiến lược của công ty Unilever Việt Nam và nhãn hàng Vim trong việc cải thiện điều kiện vệ sinh tại Việt Nam.”
Xuân Thạch