您现在的位置是:Giải trí >>正文

Ngôi chùa có tiếng chuông vọng từ ao sen, sở hữu loài cây quý hiếm bậc nhất

Giải trí67682人已围观

简介Bạch tượng sụt chân,ôichùacótiếngchuôngvọngtừaosensởhữuloàicâyquýhiếmbậcnhấbóng đá việt nam tr...

Bạch tượng sụt chân,ôichùacótiếngchuôngvọngtừaosensởhữuloàicâyquýhiếmbậcnhấbóng đá việt nam trực tiếp chuông thiêng rơi xuống nước

Ẩn mình dưới những tán cổ thụ xanh mát, Phụng Sơn tự (quận 11, TP.HCM) cổ kính, trầm mặc cùng những giai thoại đặc sắc. Tương truyền, chùa vốn có tên là Chùa Gò bởi được thiền sư Liễu Thông dựng tạm trên một gò đất cao.

Một hôm, thiền sư thấy có một con chim phượng hoàng bay đến đậu trên cây ngô đồng trước chùa ăn trái, hót vang. Thấy đây là điềm lành, thiền sư quyết định đổi tên Chùa Gò thành Phụng Sơn tự hay còn gọi là chùa Phụng Sơn.

Theo sách Chùa Phụng Sơn – Lịch sử và Văn hóa nhà xuất bản Khoa học Xã hội, vị trí của chùa khi xưa là nền móng của một ngôi chùa Khmer cổ đã hoang phế nhiều năm. Trong hai cuộc đào thám sát vào năm 1988, 1991, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều hiện vật bằng đất nung, gạch, gốm Óc Eo… Điều này cho thấy dưới nền ngôi chùa cổ từng tồn tại ngôi đền thần của đạo Bà La Môn từ thời văn hóa Óc Eo.

Thông tin Phụng Sơn tự nằm trên nền móng ngôi chùa Khmer cổ cũng được chùa ghi lại trong giai thoại người dân xung quanh chùa nghe thấy tiếng chuông vọng lên từ bàu nước.

Về giai thoại này, Hòa thượng Thích Trí Định, Viện chủ chùa Phụng Sơn cho biết, tích sử chùa có ghi lại rằng vào thời vua Gia Long, người Khmer quyết định bỏ chùa đi. Khi rời đi, mọi người đem theo tượng Phật và chuông bằng đồng.

W-chua-co-1-2.jpg
Một góc Phụng Sơn tự cổ kính

Các vật dụng này được người Khmer chất lên lưng một con voi trắng. Tuy nhiên, khi voi di chuyển được một đoạn thì bất ngờ bị sụt chân xuống ao sen quanh chùa khiến tượng Phật, chuông đồng rơi xuống nước.

Hòa thượng Trí Định cho biết: “Sau này, người ta vớt được tượng Phật rồi đem vào chùa thờ. Hiện, tượng vẫn được thờ trong đại điện của chùa. Duy chỉ có chiếc chuông, dù đã khổ công tìm kiếm nhưng vẫn không thấy.

Sau này, vào những giờ lành ngày kiết mỗi tháng, dân quanh vùng thường nghe tiếng chuông từ dưới bàu nước ấy vang lên. Thấy sự lạ, người dân đặt tên cho bàu nước có chuông rơi xuống là Bàu Chuông”.

Cũng theo Hòa thượng Trí Định, sau này, người dân lấn chiếm đất, đổ chất thải xuống Bàu Chuông nên ao nước này bị ô uế. Từ đó, không còn ai nghe thấy tiếng chuông vọng lên nữa.

Để nhắc nhớ giai thoại này, Phụng Sơn tự xây dựng, thờ tượng voi trắng cõng trên lưng tượng Phật, chuông đồng trong khuôn viên chùa. Bên cạnh tượng này có tấm bia ghi lại nội dung giai thoại nói trên.

W-chua-co-2-2.jpg
Bức tượng tái hiện giai thoại bạch tượng chở tượng Phật, chuông đồng

Ngoài những giai thoại đặc sắc, chùa Phụng Sơn còn nổi tiếng có cảnh sắc tươi đẹp. Xưa kia, chùa từng được ca tụng là danh thắng bậc nhất của thành Gia Định.

Trong tác phẩm Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức miêu tả khuôn viên chùa “có nhiều nam mai, cội già nghiêng ngả, mùa hoa nở hương thơm ngào ngạt”. Ông viết: “Suối chảy róc rách quanh gò, chiều mát, các cô gái chống xuồng hái sen.

Gặp thời tiết đẹp, văn nhân thi sĩ xách nhậm mang bầu theo từng bậc đi lên, ngâm vịnh dưới hoa, câu thơ phảng phất thật là một thắng cảnh cho khách du lãm…”.

Sở hữu cây quý bậc nhất thành phố

Hiện nay, chùa Phụng Sơn vẫn rợp bóng cây xanh. Nhiều cây cổ thụ tại đây có tuổi đời ngoài trăm năm. Tuy nhiên, nổi tiếng hơn cả là cây bạch mai được trồng từ năm 1909. Tính đến nay, cây mai này có tuổi đời 114 năm.

Hòa thượng Thích Trí Định cho biết, cây bạch mai tại chùa được nhà sư Huệ Minh đem giống từ chùa Cây Mai (còn gọi là Mai Sơn tự trên gò Mai, thuộc Gia Định xưa) về trồng. Cây cho hoa màu trắng, thường nở về đêm vào dịp Tết. Hoa bạch mai có hương thơm dịu nhẹ.

W-chua-co-3-2.jpg
Gốc bạch mai cổ thụ hiếm hoi của TP.HCM nằm trong khuôn viên chùa Phụng Sơn

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phân tích, bạch mai còn gọi là mai mù u, tên khoa học là Ochrocarpos siamensis thuộc họ măng cụt. Loài hoa này được nhận định là giống mai quý và hiếm ở miền Nam nên còn có tên gọi là nam mai.

Bạch mai xuất hiện nhiều trong thơ văn của các tao nhân, mặc khách đất Gia Định xưa. Cây bạch mai của chùa Phụng Sơn cũng được Trịnh Hoài Đức nhắc đến khi miêu tả cảnh sắc tươi đẹp của ngôi chùa này.

Trong tác phẩm Gia Định thành thông chí, ông viết: “Ở cách trấn lỵ về phía Nam 13 dặm rưỡi, gò đất nổi cao, có nhiều nam mai, cội già ngả nghiêng, nhưng mùa hoa nở thì không có tuyết, chỉ có lá che chở hương thơm mà thôi. Hoa cẩm khí thiêng mà sinh ra không đem trồng nơi khác được”.

Cây bạch mai cổ tại Phụng Sơn tự vút cao khỏi mái chùa. Tuy nhiên, hiện cây không còn nhiều cành, nhánh lớn vì đã được cắt, tỉa gọn gàng.

W-chua-co-4-2.jpg
Cây già cỗi, nhiều cành, nhánh chết, khô nên đã được cắt tỉa gọn gàng

Phía trên thân cây lớn khoảng 1 người ôm là những nhánh nhỏ, xanh tốt, phủ lên một góc mái chùa. Do già cỗi, một phần gốc cây mục ruỗng khiến cây nghiêng, đổ về phía mái chùa. Trước tình hình này, chùa đã họp bàn với chính quyền địa phương tìm cách bảo vệ, chăm sóc cây.

Theo Hòa thượng Thích Trí Định, hiện nay, tại TP.HCM hầu như không còn bạch mai. Đặc biệt, sau khi cây bạch mai có tuổi đời hơn 300 năm tại chùa Giác Viên (quận 11) không còn, "lão" bạch mai của chùa Phụng Sơn trở thành cây hoa quý, hiếm bậc nhất TP.HCM.

Do đó, ngoài các biện pháp bảo vệ, chăm sóc cây bạch mai cổ thụ, Hòa thượng Thích Trí Định cũng tìm cách nhân giống, trồng thêm loài cây quý này trong khuôn viên chùa. Tuy nhiên, Hòa thượng Trí Định cho biết bạch mai rất khó trồng, chăm sóc.

Cho đến nay, chùa chỉ trồng thành công một cây bạch mai từ giống cây mẹ. Hiện, cây này cũng đã ngoài 70 tuổi.

Cây bồ đề hàng trăm tuổi ôm kín ngôi mộ vị thiền sư ở chùa

Cây bồ đề hàng trăm tuổi ôm kín ngôi mộ vị thiền sư ở chùa

Ngôi mộ của một vị thiền sư sau khi viên tịch đã xây dựng ở chùa Vĩnh Phúc tại Nghệ An từ hàng trăm năm qua. Trải qua thời gian, ngôi mộ được thân cây bồ đề bao bọc kín xung quanh.

Tags:

相关文章



友情链接