- Ngày 19/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (sau đây gọi là Luật). Ngày 03/12/2018, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh số 13/2018/L-CTN công bố và Luật có hiệu lực từ ngày 01/07/2019.Luật Giáo dục đại học (GDĐH) năm 2012 đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển GDĐH Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và GDĐH nói riêng.
|
Thứ trưởng Lê Hải An giới thiệu luật |
Tuy nhiên, sau 05 năm thi hành, Luật GDĐH năm 2012 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, trở thành những điểm nghẽn, là nút thắt cần phải giải quyết để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH. Bên cạnh đó, cần sửa Luật GDĐH 2012 để cụ thể hoá Hiến pháp 2013 trong GDĐH và đồng bộ với một số luật mới ban hành như Luật giá (2012), Luật Ngân sách Nhà nước (2015), Luật Đầu tư công (2014), Luật Giáo dục nghề nghiệp (2014), Luật Phí và Lệ phí (2015)... nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến GDĐH.
Mục tiêu, quan điểm chỉ đạo Ban hành Luật nhằm chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH của Đảng và Nhà nước; phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, bất cập về điều chỉnh pháp luật đối với GDĐH trong thời gian qua để giải quyết những vấn đề mới phát sinh đối với GDĐH, đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐH, góp phần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Hoàn thiện khung pháp lý về GDĐH để huy động mọi nguồn lực phát triển GDĐH, đổi mới quản lý nhà nước, đổi mới quản trị đại học, quản lý đào tạo tiệm cận các chuẩn quốc tế để phát triển GDĐH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa; tạo điều kiện cho các cơ sở GDĐH tự chủ cạnh tranh bình đẳng, phát huy nội lực, linh hoạt, sáng tạo để nâng cao chất lượng GDĐH. Sửa đổi, bổ sung Luật phải đảm bảo tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, có tính thực tiễn, thiết thực, khả thi; đảm bảo tính kế thừa, phát triển và hội nhập, tạo ra bước đột phá mới trong GDĐH phù hợp với xu hướng phát triển GDĐH trên thế giới. 3
Quá trình soạn thảo và bố cục của Luật Luật đã được soạn thảo theo đúng quy định của Luật Ban hành VBQPPL; gồm 03 điều, trong đó: sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 01 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật.
Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo việc xây dựng 02 Nghị định hướng dẫn (Dự kiến ban hành tháng 05/2019) và rà soát lại các văn bản có liên quan để thực thi Luật từ 01/07/2019.
Song Nguyên
" alt="Chính thức công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học"/>
Chính thức công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học
Kể từ năm 2013, Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS xã Nàn Sín được Viettel tài trợ đường truyền Internet miễn phí. Nhờ tìm tòi và học tập trên Internet, học sinh Lù Chí Cường đã chế tạo ra chiếc máy hút bụi. Sáng tạo này đã giúp em giành giải cấp tỉnh trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng của tỉnh Lào Cai.Khi internet Viettel thu hẹp khoảng cách các vùng
Trường phổ thông dân tộc bán trú TH&THCS xã Nàn Sín là ngôi trường thuộc xã đặc biệt khó khăn của huyện Si Ma Cai (Lào Cai). Cái nghèo nơi đây hiện lên qua những mái nhà lụp xụp nằm nép bên kia sườn núi. Con đường vắt ngang qua chính là nơi những đứa trẻ người Mông hàng ngày vẫn phải đi bộ tới trường.
Ở ngôi trường trên rẻo cao xứ Si Ma Cai, trẻ con vốn không thiết tha lắm với việc đi học. Cuộc sống nghèo khó khiến lũ trẻ người Mông nơi đây thường bỏ lớp, rủ nhau lên rẫy hoặc ở nhà trông em cho bố mẹ đi làm. Để kéo học sinh đến trường, các thầy cô giáo phải chia nhau đến nhà vận động.
Thầy Hoàng Đức Từ, giáo viên dạy Tin của trường nhớ lại những ngày đầu học trò được tiếp cận với máy tính, internet. Đó đều là những cụm từ còn vô cùng xa lạ. Đối với đồng bào dân tộc, việc lo cái ăn đã khó nói gì đến những môn “xa hoa” như Tin học.
|
Thầy Hoàng Đức Từ hướng dẫn học sinh trong một giờ thực hành Tin học |
Trong giờ thực hành, có những em học sinh không biết cách bật tắt máy. Nhiều khi thầy hướng dẫn nhưng đến tiết học sau các em lại quên ngay. Mặc dù rất thích thú với màn hình, bàn phím nhưng 100% học sinh nơi đây mới chỉ lần đầu tiếp cận. Do vậy, việc tiếp thu môn học này còn rất hạn chế và không tránh khỏi những lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng. Thầy Từ kỳ vọng, sự khởi đầu này sẽ giúp các em được tiếp cận và lan tỏa dần.
Kể từ năm 2013, ngôi trường này đã được Viettel tài trợ đường truyền Internet miễn phí. Từ khi có mạng, lũ học trò cũng thích thú hơn với việc đi học. Nhờ Internet, chúng có thể nắm bắt được những sự kiện đang xảy ra hàng ngày, sưu tầm những bài văn đặc sắc hay tham gia vào các cuộc thi giải Toán, học tiếng Anh qua mạng. Ngôi trường chính là nơi chúng được tiếp cận với thế giới rộng lớn ngoài kia.
Sự hiện diện của hạ tầng băng thông rộng đã giúp cho Lù Chí Cường, học sinh lớp 9 của trường giành giải cấp Tỉnh trong cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng. Đó là điều "không tưởng" của ngôi trường vốn khó khăn ngay từ tên gọi.
|
Mặc dù rất thích thú với màn hình, bàn phím nhưng 100% học sinh nơi đây mới chỉ lần đầu tiếp cận |
Thế nhưng nhờ Internet, Cường đã mày mò và học tập trên mạng để sáng tạo ra chiếc máy hút bụi. Ý tưởng này xuất phát từ chính thực tế ngôi trường em đang theo học.
"Trường em là ngôi trường bán trú. Vào mùa đông, thầy cô thường trải thảm trong phòng cho học sinh. Việc vệ sinh thảm khá khó khăn khi dùng chổi. Do vậy em đã nghĩ ra việc sáng tạo ra chiếc máy hút bụi để không phải dùng chổi quét nữa" - Lù Chí Cường chia sẻ.
Từ ý tưởng đó, Cường cùng thầy giáo của mình lên mạng học hỏi và tự sáng tạo ra chiếc máy hút bụi của riêng mình. Nhờ những nỗ lực mày mò, sản phẩm của em đã giành giải cao trong kỳ thi cấp Huyện và tiếp tục được tham dự vòng thi cấp Tỉnh.
|
Nhờ tìm tòi trên Internet và sự giúp đỡ của thầy giáo Tin học, học sinh Lù Chí Cường đã chế tạo ra chiếc máy hút bụi |
Giải thưởng này cũng đã tiếp thêm niềm tin cho các thầy cô giáo nơi đây. Những đứa trẻ vùng biên giờ đây không còn chỉ biết đến núi rừng, con suối mà đã có thể tiếp cận với thế giới rộng lớn bao la.
"Từ khi có phòng học máy tính nối mạng, giờ học của chúng em không chỉ bó gọn trong sách vở mà còn được cập nhật cả những kiến thức rộng lớn từ internet" - Cường hào hứng nói.
Giáo viên không cần đến trường, chỉ Gmail là đủ
6 năm về trước, cô giáo Ngô Thùy Dương, hiệu trưởng nhà trường chưa từng nghĩ học trò của mình có thể tham gia các cuộc thi nghiên cứu khoa học. Cô càng không thể nghĩ tới hệ thống Wi-Fi có thể phủ kín trường học. Chỉ cần ngồi ngoài sân trường, các thầy cô giáo cũng có thể truy cập Internet để xây dựng bài giảng cho những đứa trẻ.
Nhờ chương trình “Internet trường học” của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel, 20 chiếc máy tính của trường đã được kết nối mạng. Cô Dương mừng lắm!
Từ khi mạng về trường, những đứa trẻ vùng cao bắt đầu được tiếp cận với kho thông tin mà trước đây chúng chưa từng nghe tới. Đó cũng là điều khiến thầy Từ vô cùng tâm đắc. Với thầy, mạng Internet đã khiến giáo viên thay đổi cách dạy, học sinh cũng không còn tiếp thu thụ động như trước nữa.
|
Từ khi mạng về trường, những đứa trẻ vùng cao bắt đầu được tiếp cận với kho thông tin mà trước đây chúng chưa từng nghe tới |
"Các em rất hào hứng và thích thú với việc tìm kiếm tài liệu học tập trên mạng. Ví dụ, khi giáo viên giới thiệu về một địa danh xa xôi, dù chưa từng được đặt chân tới nhưng qua Internet, các em cũng có thể quan sát và nắm bắt được thông tin".
Việc Viettel hỗ trợ đường truyền Internet, theo thầy giáo Từ còn phục vụ rất nhiều cho hoạt động dạy học của giáo viên. "Nhờ đường truyền này chúng tôi có thể truy cập mạng, vừa tìm kiếm tài liệu, vừa thuận tiện cho việc giảng dạy một cách trực quan. Khi có những việc cần trao đổi với đồng nghiệp, chúng tôi cũng không phải đi đến trường mà chỉ cần liên lạc qua Gmail".
Còn đối với cô giáo Ngô Thùy Dương, năm học 2013-2014 đánh một dấu mốc quan trọng khi bộ môn Tin của nhà trường chính thức có phòng riêng được kết nối Internet. Đây là một tin vui, bởi từ cấp THCS, học sinh bắt đầu thực hành trên Internet. Thay vì tình trạng "học chay", "dạy chay" như trước, học sinh được tiếp cận với mạng, đồng thời biết cách tra cứu thêm tài liệu phục vụ cho các môn học khác nhau.
Cô Dương chia sẻ: "Nhờ Internet, các thầy cô có thể soạn bài giảng E-learning, đồng thời có thể trao đổi chuyên môn ngay trên mạng. Các bài giảng cũng thường xuyên được làm mới và cập nhật liên tục. Ví dụ, đối với môn Địa lý, thông qua mạng Internet, giáo viên có thể thu thập thông tin và số liệu về dân số trong một vùng ở thời điểm hiện tại. Đó là điểm tích cực thấy rõ so với trước đây, các số liệu chỉ được lấy từ trong sách vở".
Trường TH&THCS xã Nàn Sín không phải là trường duy nhất trên địa bàn huyện được Viettel tài trợ đường truyền Internet miễn phí. Tại huyện Si Ma Cai hiện có 45/48 trường đã được Viettel cung cấp đường truyền Internet miễn phí. Đối với 3 điểm trường nằm cách xa hạ tầng, Viettel đã cung cấp D-com Wifi miễn phí. Trong tương lai, Viettel Si Ma Cai sẽ cố gắng phủ kín đường truyền Internet ngay cả điểm trường xa nhất.
Thúy Nga
" alt="Thầy trò Si Ma Cai làm mới tiết học nhờ đường truyền internet Viettel"/>
Thầy trò Si Ma Cai làm mới tiết học nhờ đường truyền internet Viettel