 đánh giá có khả năng lây lan nhanh, giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.</p><p>“Nếu biến chủng cũ có thể lây cho 2-4 người, biến chủng Alpha có thể lây đến 7 người thì biến chủng Delta có thể lây nhiễm nhiều hơn biến thể Alpha từ 40-60%”, ông Bỉnh nhận định.</p><table class=)
 |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn. |
Theo ông Bỉnh, TP.HCM đang trải qua 2 đợt dịch từ ngày 26/5 đến 14/6 với sự bùng phát của chuỗi dịch nhóm truyền giáo Phục Hưng và từ 15/6 đến nay với nhiều chuỗi dịch trong cộng đồng.
Từ ngày 15/6, các ca bệnh chủ yếu ở khu nhà trọ, cụm dân cư, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng. Đó là những nơi có môi trường chật hẹp, thông khí kém đồng thời nhiều tiếp xúc gần nên dễ dàng lây lan, với yếu tố thuận lợi là chủng virus Delta. Đây là những khu vực nguy cơ cao có thể phát tán dịch bệnh ra cộng đồng và khu công nghiệp, bệnh viện.
Sự lây lan của những chuỗi bệnh liên quan đến các chợ cho thấy việc giao lưu, tiếp xúc trong các chợ đầu mối, chợ truyền thống hiện nay không đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Mật độ giao lưu đông, việc mang khẩu trang, khoảng cách và khử khuẩn không đảm bảo.
Ông Bỉnh nhận định, tình hình dịch Covid-19 tại thành phố còn diễn biến phức tạp. Các ca nhiễm trong cộng đồng vẫn tiếp tục được phát hiện từ các trường hợp có triệu chứng đến khám ở các cơ sở khám, chữa bệnh.
Mỗi ngày có từ 25 - 62 ca khám phát hiện qua khám sàng lọc, tổng cộng đã có 530 trường hợp phát hiện trong bệnh viện. Đây là những ca chỉ điểm từ đó tiến hành truy vết lại các ổ dịch ở các khu nhà trọ, cơ sở sản xuất, chợ đầu mối….
Thứ trưởng Sơn nhận định, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đang có diễn biến rất khó lường và khả năng tiếp tục tăng. Phạm vi dịch không chỉ trong TP.HCM mà lan rộng ra các tỉnh thành lân cận.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, thành phố vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục trong tổ chức lấy mẫu xét nghiệm diện rộng, phân phối và sử dụng test nhanh… Bên cạnh đó, lực lượng thực hiện công tác truy vết và lấy mẫu xét nghiệm bị phân tán nên chưa phát huy hiệu quả cao nhất. Tại một số khu cách ly, khu phong tỏa cũng còn một số hạn chế trong phòng, chống dịch bệnh.
Bộ Y tế khuyến cáo, thành phố cần sử dụng test nhanh hợp lý để đảm bảo truy vết nhanh, khoanh vùng phong tỏa sớm. Hiện nay con số sử dụng test nhanh còn rất hạn chế (sử dụng khoảng 128.000 trong tổng số 222.000 test nhanh).
Về công tác xét nghiệm cần tuân thủ giãn cách theo Chỉ thị số 10 của UBND thành phố, chia ca hợp lý, tránh tụ tập đông người, ảnh hưởng đến phòng chống dịch. Trường hợp cần thiết có thể triển khai lấy mẫu xét nghiệm ngay tại các ngõ dân cư.
Tại các khu cách ly, khu vực phong tỏa nên có đội ngũ dự bị để sẵn sàng lấy mẫu xét nghiệm khi cần, đảm bảo trả kết quả đúng hẹn.
Những đơn vị truy vết chỉ tập trung vào công tác truy vết để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ trong trường hợp dịch lan rộng, lan nhanh trên diện rộng.
Bên cạnh sử dụng hệ thống giám sát cộng đồng bằng xét nghiệm PCR mẫu gộp 10, 15, thành phố cần tăng cường lực lượng y tế để đảm bảo test nhanh có hiệu quả và truy vết kịp thời.
>>> Xem thêm tình hình dịch covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Tú Anh

TP.HCM thêm 118 ca Covid-19, có 24 trường hợp đang điều tra dịch tễ
TP.HCM vừa ghi nhận thêm 118 ca Covid-19 trong 12h qua, có 24 trường hợp đang điều tra dịch tễ.
" alt=""/>TP.HCM có 4.345 ca mắc Covid