Tay vợt người Hy Lạp đã có sáu lần bẻ giao bóng của Nadal, đồng thời xuất sắc cứu 11 trong tổng số 16 “breakpoint” trước tay vợt số hai thế giới trong một trận đấu kéo dài hai giờ và 34 phút.
Niềm vui của Djokovic với tấm vé chung kết Madrid Open |
Với chiến tích này, Tsitsipas đã chính thức hoàn thành bộ sưu tập chiến thắng trước “Bộ ba quyền lực” Novak Djokovic (Rogers Cup), Rafael Nadal (Madrid Open) và Roger Federer (Australia Open 2019) chỉ trong vòng gần 10 tháng.
Về phía Nadal, đây là lần thứ ba liên tiếp anh bị loại ở bán kết ở mùa giải sân đất nện năm nay, sau các thất bại trước Fabio Fognini tại Monte Carlo Masters và Dominic Thiem tại Barcelona Open.
Ở trận bán kết còn lại, tay vợt số một thế giới Djokovic xuất sắc đánh bại đương kim á quân Dominic Thiem trong một cuộc so tài đầy kịch tính, khi cả hai set đấu đều phải dùng đến loạt tie-break để phân định thắng thua.
Việc không phải thi đấu ở tứ kết (vì đối thủ bị ngộ độc thức ăn) đã giúp nhà vô địch 2011 và 2016 có được thể lực sung mãn nhất cho trận tranh vé dự chung kết và giành thắng lợi 7-6(2), 7-6(4) trước một Dominic Thiem vừa trải qua ba set đấu căng thẳng với Roger Federer một ngày trước đó.
Q.C
" alt=""/>Madrid Open: Nadal lỡ đại chiến với Djokovic ở chung kết Madrid OpenTrao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, đơn vị này đang phối hợp cùng cơ quan công an vào cuộc xác minh sự việc.
Qua xác minh, sự việc diễn ra vào ngày 18/8. Nữ sinh bị tát, đạp vào mặt là em T., học sinh lớp 6A3 của Trường THCS Biên Giang, quận Hà Đông.
Các đối tượng đánh nữ sinh là học sinh lớp 7 và 8 cũng của Trường THCS Biên Giang.
Sáng 19/8, nhà trường đã yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các lớp có học sinh liên quan mời cha mẹ và học sinh hai bên đến làm việc và đã tham gia hòa giải.
Hai nữ sinh tham gia đánh em T. là Ng. (lớp 7A4) và Phương A. (lớp 8D). Trong đó, em Ng. có hoàn cảnh đặc biệt khi bố mẹ đã ly hôn, ở với ông bà ngoại.
Theo bà Hương, qua tìm hiểu và bản tường trình của các học sinh, nguyên nhân của sự việc là do mâu thuẫn đã xảy ra từ lâu, khi còn học tiểu học.
Bà Hương cho biết sáng nay (19/8), các gia đình đã hòa giải. Thời điểm đó, gia đình cháu T. mới nắm được sự việc.
Đến chiều nay, sau khi về nhà và xem được clip, gia đình cháu T. không đồng ý với việc hòa giải nữa mà trình báo sự việc với Công an phường Biên Giang.
Hiện, công an phường Biên Giang đang xác minh vụ việc.
Năm ngoái, dù hứng chịu nỗi đau mất cả cha lẫn mẹ vì đại dịch, hai em của Nhi vẫn cố gắng vượt qua và hoàn thành năm học. Cả hai đều được lên lớp dù phải chạy vạy mượn máy vi tính, điện thoại thông minh để học trực tuyến.
Năm nay, khi các em được đến trường, Nhi và Vy cố gắng sắm sửa cho 2 em cặp, sách, đồng phục mới “để các em bớt tủi thân”. Nhi tâm sự: “Năm ngoái, tôi và Vy cố gắng đi làm, vay mượn để có tiền đóng học phí cho 2 em”.
“Năm nay, hai em một đứa lên lớp 6, một đứa lớp 7 đều đang theo học tại Trường THCS Nguyễn Vĩnh Nghiệp (Quận 12, TP.HCM). Hiện, chúng tôi đã lo đồng phục, sách vở, cặp mới cho các em. Nhà trường đã quyết định hỗ trợ toàn bộ tiền học phí cho 2 em. Vì thế, chúng tôi bớt đi một phần gánh nặng” - cô gái trẻ cho biết thêm.
Trong khi đó, chị Võ Thị Ngọc Hà (40 tuổi - Quận 12, TP.HCM) lại có phần lo lắng khi cả hai đứa con đang chuẩn bị bước vào năm học mới. Sau khi chồng qua đời vì Covid-19, kinh tế gia đình chị Hà gần như sụp đổ.
Là công nhân, lương tháng của chị không đủ lo cho 2 đứa con đi học. Đặc biệt năm nay, con trai lớn của chị Hà đang chuẩn bị bước vào năm nhất đại học. Trước tình thế khó khăn, chị đành gửi bé Nguyễn Ngọc Đan Thanh (con gái út) về quê ngoại ở tỉnh Tây Ninh để nhờ mẹ ruột hỗ trợ chăm sóc.
Chị chia sẻ: “Trước đây, kinh tế gia đình tôi gần như chỉ trông chờ vào sự xoay xở của chồng. Thế nên sau khi anh ấy mất, 3 mẹ con chúng tôi rất khó khăn. Năm ngoái, có đơn vị đến thăm nhà và hứa trao học bổng cho con gái út của tôi.
Họ cho biết suất học bổng này trị giá 24 triệu đồng và sẽ tài trợ việc học của bé trong 8 năm liên tục. Tuy nhiên, đến lúc này, tôi vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ nào từ suất học bổng này dù chỉ vài giờ nữa, con gái tôi sẽ đi học buổi đầu tiên” - chị nói thêm.
Quyết tâm đến trường
Do con trai lớn đang chuẩn bị vào đại học, chị Hà không thể rời TP.HCM để về quê nương nhờ mẹ ruột. Chị quyết định bám trụ TP.HCM để lo cho con trai. Dẫu vậy, với mức lương khiêm tốn, chị chỉ có thể chuẩn bị trang phục, cặp sách và những đồ dùng học tập cần thiết cho con.
Về phần con gái út, chị nhờ mẹ ruột mua quần áo, giày dép, sách vở… mới cho bé. Chị cũng nhờ mẹ đưa con gái đến trường trong buổi khai giảng năm học mới.
Chị tâm sự: “Những gì cần thiết cho năm học mới, tôi đã lo và nhờ mẹ giúp, chỉ còn tiền học phí là chưa có mà thôi. Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng tích góp, nếu không đủ thì vay mượn thêm. Dù thế nào, tôi vẫn quyết tâm cho con đến trường”.
Cùng chung tâm trạng, ông Võ Văn Đức (63 tuổi, tạm trú TP.Thủ Đức, TP.HCM) chuẩn bị năm học mới cho 4 đứa con mồ côi mẹ vì Covid-19 trong niềm tự hào xen lẫn lo âu. 4 đứa con của ông dù sống trong thiếu thốn, khó khăn nhưng đều đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm học vừa qua.
Ông Đức nói: “Bốn đứa con tôi, Võ Nguyên Định (lớp 12), Võ Nguyên Tuyền Định (lớp 11), Võ Nguyên Như Định (lớp 10), Võ Tấn Định (lớp 7) đã biết thương cha, giúp mẹ từ khi các con còn rất nhỏ. Gia đình tôi khó khăn, tôi lại tai biến 2 lần nên không thể lao động nặng. Năm ngoái, vợ tôi mất vì Covid-19 nên gia đình càng thêm thắt ngặt”.
“Tôi thuê nhà, bán lặt vặt chỉ đủ đắp đổi qua ngày. Thế nên để có tiền ăn, tiền học, cả nhà đều phải lao động. Các con tôi đều tranh thủ giờ nghỉ học để đi làm thuê cho các quán ăn kiếm thêm thu nhập. Vậy mà các con rất giỏi và rất ngoan” - ông Đức tự hào.
Trước đây, việc mua sắm đồng phục, dụng cụ học tập… ông đều giao cho vợ. Năm nay là lần đầu tiên ông Đức một mình chuẩn bị cho các con đến trường.
Ông chia sẻ: “Tôi đã chuẩn bị đồng phục, sách giáo khoa, giày dép… cho các con. Về trang phục đi học, do Như Định đã lên lớp 10 và đậu vào trường công lập nên tôi mua cho con một bộ áo dài, 2 bộ đồng phục và 1 bộ quần áo thể dục nữa.
Nguyên Định, Tuyền Định, Tấn Định vẫn mặc đồng phục của trường cũ nên tôi chỉ mua thêm cho các con 1 bộ mới thôi. Các con đều vui vẻ và hứa sẽ chăm ngoan, cố gắng học hành”.
Nhìn các con vui vẻ chờ đợi đến ngày khai giảng năm học mới trong sự háo hức, ông Đức bùi ngùi xúc động. Dẫu biết việc lo cho cả 4 đứa con ăn học là điều không hề đơn giản nhưng ông chưa bao giờ có ý định để con nghỉ học, ra đời mưu sinh.
“Tạm thời, tôi cứ lo những gì có thể trước đã. Chuyện học phí, tôi đang tích lũy dần bằng việc buôn bán lặt vặt ở nhà. Khi nào không đủ thì mới tính cách vay mượn. Dẫu biết là sẽ khó khăn nhưng tôi không bao giờ có suy nghĩ sẽ cho các con nghỉ học” - ông Đức chia sẻ.
Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm 4.461 trẻ em Việt Nam rơi vào cảnh mồ côi, trong đó có 193 trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ. Riêng TPHCM có hơn 2.200 trẻ mồ côi do ảnh hưởng dịch Covid-19, trong đó 39 em mất cả cha mẹ, 78 em mất người trực tiếp nuôi dưỡng và trên 2.000 em mất cha hoặc mẹ. |