当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Beijing Guoan vs Jingchuan Wenhui, 14h30 ngày 17/11 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Một trong những ca phức tạp nhất bác sĩ Khôi từng gặp là người đàn ông 40 tuổi, phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. Người này đến viện khi khối u chiếm toàn bộ lưỡi, sưng to, khoang miệng trũng xuống tận vùng cổ. Sau khi ê-kíp cắt bỏ khối bướu lớn, bác sĩ có thể nhìn xuyên từ cằm lên tận vòm miệng người bệnh.
Tuy nhiên, nếu chỉ cắt khối u, bệnh nhân chắc chắn sẽ tử vong vì dịch tiết đường họng đi vào phổi gây viêm. Do đó, các ca mổ cho bệnh nhân ung thư lưỡi luôn gồm 2 phẫu thuật: cắt bỏ và tái tạo.
Sau khi lấy một vạt có cơ và da ở vùng bụng hoặc đùi, đủ độ dày để tạo hình lưỡi, bác sĩ sẽ đưa lên để “gắn” thành lưỡi mới cho người bệnh, lấy vạt da có máu nuôi để che phủ bên ngoài. Những ca vi phẫu tạo hình như vậy thường kéo dài khoảng 7-8 giờ.
Đổi lại, người bệnh có thể chấm dứt những đau đớn, được tập nuốt, tập nói. Nhiều trường hợp liên hệ cảm ơn bác sĩ một cách rành rọt qua điện thoại với chiếc lưỡi mới.
Một bệnh nhân vừa được phẫu thuật cách đây ít ngày là bà P.T.H (54 tuổi, Khánh Hòa). Bà H. nhập viện khi ung thư lưỡi ở giai đoạn cuối, khối bướu và hạch hai bên rất lớn. Sau 3 đợt hóa trị để bướu nhỏ lại, bà H. bước vào phẫu thuật.
Theo bác sĩ Khôi, ca mổ khó khăn do hạch quá lớn dính vào động mạch cảnh. Sau khi nạo hạch 2 bên, cắt khối bướu, bà được tạo hình lưỡi từ phần cơ và da ở ngực. Ca phẫu thuật như giải thoát bà H. khỏi những tháng ngày không thể ăn uống, nói chuyện, người nhà phải xay cháo để bà ăn qua ống hút.
“Nhiều bệnh nhân nói dù có chết họ cũng phải mổ, không phải vì chuyện sống nhiều, sống ít mà để họ hết đau đớn. Chi phí thực hiện phẫu thuật này ở Singapore khoảng 100.000 USD, còn ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM là 18 triệu đồng, chưa bằng 1%”, bác sĩ Khôi nói.
Ca mổ dài 8 giờ, bác sĩ nhận thù lao 400.000 đồng
Theo Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, từ năm 2018 đến nay, khoảng 300 bệnh nhân đã được thực hiện tái tạo toàn bộ lưỡi sau phẫu thuật trị ung thư tại đây, tỷ lệ thành công lên đến 98%. Đây là phương pháp hoàn toàn do bác sĩ của bệnh viện tự nghiên cứu, sau đó hình thành các ê-kíp chuyên nghiệp, phục vụ người bệnh. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Anh Khôi là người khởi đầu từ 10 năm trước.
Theo bác sĩ Khôi, để học bài bản, mỗi khoá đào tạo phẫu thuật tái tạo ở Mỹ thường kéo dài trong 3 năm. Không có điều kiện tham gia, anh đã tự học bằng nguồn dữ liệu rộng lớn trên Internet cũng như từ các giáo sư nước ngoài. Anh thực hiện tái tạo cho những ca phải cắt bỏ một phần lưỡi trước và tiến dần đến phức tạp hơn.
Thời gian đầu, anh gần như chỉ theo đuổi nhờ sự hăng hái của tuổi trẻ. Dù rất vất vả trong phòng mổ suốt 12 giờ/ca nhưng anh không dám rủ thêm đồng nghiệp. Lý do vì mổ vất vả mà chi phí không bao nhiêu. Sau một thời gian, anh và các bác sĩ tự đào tạo lẫn nhau, xây dựng được ê-kíp chuyên nghiệp, phối hợp hiệu quả và tiết kiệm được thời gian.
“Rõ ràng, nếu đi một mình sẽ không thể điều trị cho nhiều bệnh nhân như hiện tại. Từ 2018 đến nay, chúng tôi phẫu thuật tái tạo khuyết hổng toàn bộ lưỡi cho trên 300 trường hợp.
Do thực hiện nhiều nên chúng tôi có kinh nghiệm hơn so với đồng nghiệp nước ngoài. Ví dụ như họ mất 2 giờ để nối 3 mạch máu thì bác sĩ ở đây hoàn thành trong 30-45 phút. Một số trường hợp họ dùng kính hiển vi, chúng tôi dùng kính lúp vì đã quen tay”, anh nói.
Mặc dù là kỹ thuật khó, thời gian mổ kéo dài nhưng phẫu thuật viên chính chỉ được nhận khoảng 400.000 đồng thù lao theo quy định. Bác sĩ Khôi cho rằng điều quan trọng là giải quyết được sự đau đớn cho bệnh nhân, giúp họ phục hồi các chức năng nói, nuốt cơ bản gần với bình thường nhất.
Theo bác sĩ Khôi, ung thư lưỡi không phổ biến nhưng khiến người bệnh khổ sở và thường điều trị trễ. Khi đó, cơ hội sống và chất lượng sống của bệnh nhân đều giảm sút nghiêm trọng. Mỗi năm, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tiếp nhận khoảng 150-200 ca ung thư lưỡi. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ sống còn sau 2 năm chỉ khoảng 40%.
Ca phẫu thuật tốn 100.000 USD ở Singapore nhưng chỉ 18 triệu đồng ở Việt Nam
Đến nay, việc xây dựng để cung cấp trực tuyến các dịch vụ công hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 trên Cổng dịch vụ công quốc gia đã được hoàn thành.
Theo đó, người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19 hiện có thể ngồi nhà, truy cập địa chỉ ncovi.dichvucong.gov.vn để tự đăng kí các thủ tục nhận hỗ trợ, bao gồm: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất; Hỗ trợ người lao động ngừng việc: Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Trong 5 dịch vụ công trực tuyến hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 mới được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, 3 dịch vụ có sự tham gia của các cơ quan thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, đó là: Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; Hỗ trợ người lao động ngừng việc; Hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Để việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến nêu trên bảo đảm đúng đối tượng, nhanh chóng, hôm qua, ngày 9/8 Văn phòng Chính phủ đã có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo việc xử lý hồ sơ dịch vụ công hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Cụ thể, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố được đề nghị chỉ đạo triển khai ngay việc tổ chức quán triệt tới các cơ quan, đơn vị liên quan đến giải quyết chế độ chính sách cho các đối tượng theo Quyết định 23 ngày 7/7 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt là, cán bộ thuộc UBND cấp huyện, Sở LĐTB-XH, Trung tâm Dịch vụ việc làm triển khai, thực hiện theo quy trình, biểu mẫu tại văn bản 2307 ngày 19/7/2021 của Bộ LĐTB-XH.
Bên cạnh đó, sử dụng tài khoản quản trị cấp cao của UBND tỉnh, thành phố (đăng ký bằng thiết bị chứng thư số được cấp cho UBND tỉnh hoặc cơ quan được UBND tỉnh ủy quyền quản lý) để phân quyền cho tài khoản quản trị cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân liên quan có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính kể trên.
Được đưa vào hoạt động từ ngày 9/12/2019, Cổng Dịch vụ công Quốc gia tại địa chỉ dichvucong.gov.vn là đầu mối kết nối các Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử của các bộ, ngành, địa phương.
Theo thống kê, từ ngày 9/12/2019 đến cuối tháng 5/2021, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã tích hợp, cung cấp hơn 2.900 dịch vụ công trực tuyến mức 3 và 4; đã có hơn 163 triệu lượt truy cập tìm kiếm thông tin, dịch vụ; hơn 619.000 tài khoản đăng ký; hơn 56 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 1,2 triệu hồ sơ thực hiện trực tuyến qua Cổng; hơn 99.000 giao dịch thanh toán trực tuyến với tổng số tiền trên 48 tỷ đồng.
Vân Anh
Đồng ý bảo trợ “Giúp tôi!”, dự án kết nối và giúp đỡ miễn phí người dân chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, Bộ TT&TT cũng đã giao Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia tiếp nhận dự án này là một thành viên mới của Trung tâm.
" alt="Người dân ngồi nhà làm thủ tục nhận hỗ trợ Covid"/>Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2: Khó cho Pháo thủ
Bật chế độ tối khẩn, cứu nam sinh Hà Nội thoát nguy cơ 'một mất một còn'
Để giảm thiểu tác động xấu của Facebook, Google, Australia đã trở thành nước tiên phong trong việc buộc 2 “Big Tech” phải trả phí bản quyền nội dung. Google và Facebook phải trả tiền cho cơ quan báo chí và nhà sản xuất nội dung khi người dùng chia sẻ thông tin mà họ tạo ra trên các mạng xã hội.
Đáp trả lại điều này, Facebook đã “tuyên chiến” bằng cách chặn nội dung báo chí Úc. Hành động của Facebook đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về cách hành xử của một “Big Tech”. Đó là khi các công ty công nghệ sở hữu nền tảng có thể tùy ý thực thi quyền lực của mình mà không bị cản trở.
Đây không phải là lần đầu các gã khổng lồ công nghệ thách thức quyền lực nhà nước. Gần đây nhất, các mạng xã hội lớn đã đồng loạt khóa tài khoản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đây có thể là một sự thoả thuận ngầm của các “Big Tech” trong cuộc chiến với ngài cựu Tổng thống.
Dù vì lý do gì, hành động của các “ông lớn” công nghệ đang khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo ngại. Với tổng lượng thành viên chiếm tới hơn một nửa dân số thế giới, các nền tảng mạng xã hội đang nắm trong tay công cụ có thể tác động mạnh tới tình hình an ninh, chính trị tại nhiều quốc gia.
Mạng xã hội Việt trong cuộc đua với những gã khổng lồ công nghệ
Việc các nước trên thế giới đang tìm cách kiềm tỏa tầm ảnh hưởng của “Big Tech” được xem là cơ hội cho các nền tảng nhỏ hơn, trong đó có các mạng xã hội Việt Nam.
Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam, chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018.
Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động.
Ngoài ra, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),... Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
Những số liệu trên đã cho thấy, trong năm qua, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.
Hướng đi nào cho các mạng xã hội Việt Nam?
Dù mạnh mẽ đến đâu, các gã khổng lồ cũng có thể bị đánh bại bởi những biến chuyển của xu hướng công nghệ. Minh chứng cho điều này là sự sụp đổ của Yahoo và “ông hoàng” di động Nokia.
Có thể nhận thấy một số xu hướng hình thành nên các mạng xã hội của tương lai. Đó là sự xuất hiện mạng xã hội tập trung (theo hướng Blockchain), mạng xã hội quy mô nhỏ (trả phí), mạng xã hội âm thanh, mạng xã hội hướng tới người dùng bản địa hoặc các tổ chức, doanh nghiệp,...
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hào hứng nhìn tấm bản đồ người dùng theo thời gian thực của Zalo.
Nhìn chung, các mạng xã hội mới sẽ không thể thành công khi bắt chước Facebook. Họ phải tìm được một mẫu số chung, đó là những nhu cầu cơ bản của con người, bất kể quốc gia, tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp.
Các mạng xã hội mới cũng nên để cho người chơi tự quyết định “luật chơi” của mình. Điều này được thực hiện bằng cách mở thuật toán.
Trong khi Facebook tương đối tự do, các mạng xã hội mới có thể xây dựng theo hướng phát triển nhiều bộ lọc. Các bộ lọc này sẽ may đo theo nhu cầu của từng quốc gia.
Khi giải được các bài toán chung, con người sẽ bắt đầy nảy sinh những nhu cầu lớn hơn. Đó là các đòi hỏi mang màu sắc văn hóa, nhóm nhỏ. Những đặc điểm này không thể bắt chước bởi chỉ có ai thực sự sinh ra, lớn lên ở một vùng đất mới có thể hiểu được văn hóa của địa phương đó. Đây cũng chính là cơ hội của các mạng xã hội Việt Nam.
Xây dựng nền tảng người dùng từ một ứng dụng nhắn tin, Zalo đang trên đường trở thành một siêu ứng dụng bằng cách cung cấp các tính năng bản địa hóa cho người dùng mạng xã hội.
Vài năm trở lại đây, Zalo đang là cái tên được nhiều người biết đến cũng bởi chính cách làm này. Mạng xã hội này đã tự tìm ra cho mình một con đường riêng bằng việc đi lên từ một ứng dụng nhắn tin dùng cho di động.
Zalo cũng là mạng xã hội bản địa hóa rõ nét khi giải quyết được bài toán mà không mạng xã hội nào làm được. Đó là giúp mọi người dân Việt Nam có thể gửi file ảnh cho nhau với chất lượng cao. Các dịch vụ công trực tuyến, cổng thông tin hỏi đáp cũng dần được tích hợp và trở thành địa chỉ tra cứu tin cậy của người sử dụng.
Chính bởi xuất phát điểm từ Việt Nam và hiểu được người Việt Nam muốn gì, các mạng xã hội bản địa như Zalo đang xây dựng một vị thế vững chắc cho mình. Đây là minh chứng cho sự tồn tại của những cậu bé David trong trận chiến với các gã khổng lồ Goliath.
Trọng Đạt
Mở một mạng xã hội mới không hề khó với công nghệ ngày nay, song nan giải nhất là bài toán lợi nhuận.
" alt="Big Tech lỗi thời và cơ hội cho mạng xã hội thế hệ mới"/>Bố kính yêu, con còn nhớ như in tuổi thơ, chiều nào con cũng đứng chờ ở cửa sắt nhà Hàm Nghi mong xe về, mong bố về, mong mẹ về.
Mẹ làm lơ xe, bố làm tài xế. Lúc ấy mình chỉ có 1 chiếc xe 16 chỗ, ngày nào xe bị hư là con mừng lắm, con xin leo lên xe ngủ, bố mở cốp hay chui xuống gầm xe sửa xe, con lăng xăng cầm đèn pin. Mùi của bố là mùi xe, mùi nhớt, mùi dầu, mùi bụi,...
Lần đầu tiên con về Sài Gòn bằng xe tải, gọi là đi Sài Gòn chơi, nhưng con quanh quẩn trong kho hàng cũ kĩ ở Trần Bình Trọng chờ bố cho xe chất xong hàng bố chở đi ăn cơm.
Bố ngủ ở kho hàng, tắm ở kho hàng, bốc xếp sinh hoạt sao thì bố sinh hoạt như vậy, và nhiều người ở đó, trẻ cũng như già, họ gọi bố là bố, con nghĩ trong lòng bố là bố của mình mà.
Lúc ấy, bố không còn xe khách nữa, bố chỉ làm xe tải, rồi bố nói với con gái, bố mẹ sẽ mở công ty ở Sài Gòn. Bố mẹ sẽ chạy lại xe khách, sẽ tiên phong làm thử ở miền Nam cho xe chạy suốt, chạy đúng giờ, không đón khách dọc đường, không nhồi nhét khách.
Mới mười mấy tuổi, bố nói gì con cũng dạ, chứ con cũng không hiểu lắm cách làm ăn, cách chạy xe.
Trong đầu bố không bao giờ ngừng có kế hoạch, ngừng có dự định. Việc này chưa xong, bố đã nghĩ ra việc khác. Bố ham học hỏi, lạc quan, tích cực.
40 năm làm con của bố, con chưa một lần nào thấy bố buồn bã, chưa một lần nào nghe bố than vãn khó khăn, mệt nhọc, đau ốm.
Bố bảo: "Việc dễ thì làm nhanh, việc khó thì làm lâu, phải nhẫn nại, việc gì cũng dễ thì người ta làm hết rồi".
Chạy xe khách lại, với cách mới của bố, xe chở gió một thời gian rồi mình mới có khách. Đêm khuya, bố vẫn đi chất hàng xe tải, hôm nào có khách đủ tiền dầu mẹ mừng rơn.
Rồi mình có nhiều khách, rồi mình mua nhiều xe, mẹ chỉ tìm tài xế hao hao như bố, giỏi nghề, có tư cách, có đạo đức, ôm vô lăng ngồi trước, khách yên tâm ngồi sau, để rồi mình có một đội ngũ lái xe thời đó thiệt oách, ai cũng đẹp người, giỏi giang, cứng cáp.
Mẹ kể, thời mẹ 20 tuổi đi buôn thì bố đã là tài xế.
Năm 1974, bố đi bộ đội Trường Sơn.
Sau khi ra lính, năm 1978, bố vào miền Nam chạy xe cho Xí nghiệp Xe khách Lâm Đồng chở vật tư. Bố siêng năng, cần cù được bác Hào - Giám đốc thời ấy giao cho bố cái xe khách. Mẹ là khách đi xe của bố chạy.
Bố mẹ lấy nhau năm 1983 và năm 1987 mới có chiếc xe 16 chỗ riêng đầu tiên. Thời xa xưa ấy, bạn hàng nào cũng thích đi xe có bố chạy, được bố đón, được bố chất hàng. Hàng của khách là hàng của bố, bố chở khách như chở người thân.
Khi con còn trẻ, con cũng lẫy vì mỗi bữa cơm bố đều nói về xe, về khách, về hàng hóa. Nhiều lần con nói bố ơi, bố bỏ số điện thoại bố ra khỏi đường dây nóng đi để con cho tổng đài nghe, bố nói không được, bố phải nghe khách phản ánh cái gì để mà sửa sai, chỉ mỗi nhân viên nghe thì mình xa rời công việc, không còn biết chuyện gì sai đang diễn ra.
Khi con có tuổi rồi thì con hiểu, con là con của bố, nhưng khách hàng, hàng hóa, xe là sự sống của bố, thiếu một trong các thứ ấy bố sẽ chết.
Không chỉ dạy chị em con lễ nghi, phép tắc mà bố còn chỉ con nấu canh, kho đậu hũ, ủi áo quần. Khi con hỏi bố con đi lấy chồng, bố bảo "không lấy chồng mà lập gia đình, lập gia đình như lập nghiệp, học mẹ ấy".
Bố không bày tỏ tình cảm, không nói lời hoa mỹ nhưng bố dặn con rằng hãy học mẹ. Sống với bố, con chứng kiến tình cảm của bố mẹ dành cho nhau trường tồn vĩnh viễn.
Con thích cách bố chờ mẹ để ăn cơm cùng xong, cách chuyện gì mẹ cũng gọi điện kể cho bố nghe rồi hỏi: "Bố ăn cơm chưa, bố ăn với gì?".
Con ước nếu có 1 cuộc đời khác nữa, bố mẹ được sum vầy cả cuộc đời với nhau mà không cần sống xa nhau để hy sinh làm nhiều thứ cho cuộc đời này.
Niềm vui của bố không phải tới chốn xa hoa, những đám tiệc tùng thâu đêm suốt sáng, không phải những nơi hào nhoáng mà là nơi trồng cây, rồi bố trồng trọt vì mê cây, thích trái mà con đã nghĩ bố giống nông dân hơn là làm vận tải.
Con chưa bao giờ khen dứa của bố ngon vì con sợ bố lại trồng thêm, con sợ bố phải làm nhiều, đi xa rồi mệt. Nhưng bố ơi, giây phút này, ở đây con muốn nói rằng dứa của bố trồng rất ngon.
Không chỉ trồng cây, ươm trái mà bố còn là cây cổ thụ cho nhiều cuộc đời dựa, trong đó có con, các em con và mẹ.
Bố quan tâm nhân viên, bố bao dung rộng lượng, nhiều người quen nói bị bệnh thì dù bận thế nào bố vẫn dừng việc lại, nhiều lần đến tận nhà những người ấy để cho cây, cho lá.
Ai ai ở xa đến gặp bố nhờ bố cho lá, cho cây để chữa bệnh. Bố tạo điều kiện để họ ở lại nhà của bố để tiện giúp đỡ.
Bố thích ăn cơm nhà nấu. Bếp lúc nào cũng có lửa hồng vì ngày nào bố cũng ăn cơm nhà nấu.
Bố đi rồi, cái chén, đôi đũa, hạt gạo cũng nhớ bố, cái tivi cũng nhớ bố, cái quạt, cái ghế cũng nhớ bố, cả những chậu cây thuốc trên sân thượng.
Bố đi rồi các cháu thiếu tiếng gọi ông.
Con chẳng thể làm được việc gì nếu không có sự nuông chiều của bố.
Với mẹ, với con, với các em con, với các cháu, với người thân, với gia đình, bố đã đi trên con đường đầy vinh quang, cống hiến nhiều cho cuộc đời, sống chuẩn mực, điều rất hiếm có trong xã hội đương thời hôm nay.
Con tự hào về bố. Cả gia đình mình tự hào về bố. Con cảm ơn bố mẹ đã sinh ra các em con và con. Cảm ơn bố đã cống hiến cả cuộc đời chỉ làm những điều tốt và đẹp".
Nguồn: Xe khách Thành Bưởi
Con gái chủ hãng xe Thành Bưởi nhớ lời bố dạy: Lập gia đình như lập nghiệp