当前位置:首页 > Kinh doanh > Kinh nghiệm lái xe số tự động lên đèo, xuống dốc

Kinh nghiệm lái xe số tự động lên đèo, xuống dốc

2025-01-22 17:44:19 [Thể thao] 来源:NEWS

Với xe số tự động (AT),ệmláixesốtựđộnglênđèoxuốngdốbóng đá 24h.com.vn bạn không cần phải chú ý đến số nào nữa, chỉ việc đạp phanh chân, khởi động động cơ, chuyển cần số đến vị trí D khi muốn tiến, hoặc vị trí R khi muốn lùi, bật xi nhan xin đường, đạp nhẹ chân ga nhả phanh tay là lên đường.

Với xe AT người lái chỉ dùng một chân phải để điểu khiển ga và phanh, chân trái được nghỉ hưu hoàn toàn trên vị trí bàn nghỉ chân mà hãng xe đã thiết kế sẵn.

Với xe có số tự động (AT), nếu chỉ đi trên đường tốt, không đèo dốc thì đúng là không có gì để nói nhiều về kỹ thuật lái, vì vậy tôi sẽ nói kỹ hơn về xe AT trong phần kỹ thuật lái xe AT lên xuống đèo dốc.

Bất cứ xe AT nào dù có bao nhiêu số cũng đều giống nhau về cơ bản khi vận hành. Vị trí của cần số xe AT cũng đều có P, R, N, D và một vài vị trí được đánh đấu bằng con số... 4, 3,2,L,... Chính vì đặc điểm chung đó của hộp số xe AT mà cách vận hành xe AT cũng giống nhau về cơ bản, có chăng chỉ khác nhau ở việc một số loại xe được thiết kế thêm chức năng tinh tế hơn, nâng cao hơn, thí dụ như chức năng lái thể thao, chuyển số bán tự động, như thêm tính năng bổ trợ khi xe lên xuống dốc, chức năng khởi động và vào ngay số 2 khi cần khởi động lại xe trên đường bùn, cát, trơn trượt, chức năng nâng hạ gầm,...

{ keywords} 

KỸ THUẬT LÁI XE AT LÊN DỐC

Khi lái xe AT lên dốc các bạn chỉ cần làm mỗi một việc là để cần số ở vị trí D là xong, cứ thế mà lái, không phải chuyển gì nữa cả. Tùy tốc độ thực tế của xe mà hộp số tự động sẽ chuyển tới số thích hợp. Một số bạn đã hiểu chưa đúng hộp số tự động nên khi lên dốc đã chuyển cần số về vị trí 3, 2, hoặc L là không cần thiết. Nhà sản xuất xe AT đã khuyến cáo người lái xe là không nên và không cần thiết phải chuyển vị trí cần số nhiều – việc này hãy để hộp số tự động làm, bản thân chữ Tự động đã nói lên tất cả. Các vị trí số được đánh dấu bằng số chỉ dùng khi cần phanh động cơ – hãm bớt quán tính của xe bằng lực cản của động cơ khi xe được cài số thấp.

Nếu xe đang lên dốc mà bạn cần tạm dừng lại: Bật xi nhan xin đường, lái xe vào lề đường, nhả ga, đạp phanh chân, kéo phanh tay ( hoặc phanh chân trái tùy loại xe được thiết kế khác nhau cho phanh bổ trợ). Nếu chỉ tạm dừng xe trong giây lát thì thao tác như thế là đủ. Khi cần đi tiếp thì bạn chỉ nhả phanh chân, nhanh chóng chuyển chân phải sang ga, nhớm ga cho xe chuyển bánh rồi lập tức hạ phanh tay. Tuyệt đối không hạ phanh tay trước khi nhớm ga để xe chuyển bánh. Nếu ta hạ phanh tay xuống trong khi chân phanh đang chuyển sang chân ga thì xe bị mất phanh vì thế mà có thể gây áp lực quá lớn tới hộp số làm giảm tuổi thọ của hộp số.

Trường hợp bạn muốn đỗ xe lại khi đang lên dốc: Bật xi nhan xin đường, Lái xe về bên vệ đường, nhả ga, chuyển chân phải sang đạp phanh, khi xe dừng hẳn thì kéo phanh tay, chuyển cần số về vị trí P.

{ keywords} 

Nếu dốc cao thì nên chèn bánh xe để giảm bớt áp lực lên hệ thống phanh và hộp số. Khi muốn đi tiếp mà cần phải khởi động lại xe thì: Đạp phanh chân, khởi động động cơ, bấm xi nhan xin đường, chuyển cần số đến vị trí D, nhả chân phanh, chuyển thật nhanh chân phải sang ga, nhớm ga nhẹ để xe chuyển bánh, hạ phanh tay, tiếp tục vi vu.

Nếu xe đang lên dốc mà bị chết máy: Bạn nhả chân ga, lái xe láng vào bên đường, chuyển chân phải sang đạp phanh, kéo phanh tay, khi xe đã dừng hẳn lại thì tay phải chuyển cần số về vị trí P sau đó mới khởi động lại động cơ. Nhớ là phải kéo phanh tay xong mới khởi động lại động cơ nhé. Tuyệt đối không để cần số ở vị trí N trong tình huống nêu trên, vì nếu bạn để cần số ở vị trí này thì xe không được phanh tốt, rất dễ trôi tụt xuống dốc.

Khi đang lên dốc mà gặp tình huống đường trơn, dầu là xe hiện đại có số AT, có hệ thống phanh hỗ trợ điện tử bạn cũng không nên tăng, giảm ga đột ngột, đặc biệt là ở những khúc cua. Nếu là xe một cầu sau, tuy có hệ thống ABS hỗ trợ mà bạn đi ga không đều thì xe vẫn bị nguy cơ văng đuôi xe, xe có thể ngoáy đuôi sang hai bên đường. Lên dốc và đường trơn thì ta cũng không thể đi nhanh, khi xe đi chậm thì có thể hệ thống ABS cũng không kích hoạt hoặc không kịp phản ứng giúp bạn vượt khó.

Kể cả xe 2 cầu, nếu ta tăng giảm ga và phanh đột ngột trên đường trơn thì xe vẫn có thể bị rơi vào nguy hiểm. Tuyệt đối không đánh lái quá lớn, quá nhanh, chỉ nên lựa nhẹ nhàng để hướng xe đi theo ý muốn. Hệ thống phanh điện tử chỉ là hỗ trợ người lái đúng kỹ thuật, dù có ABS hay hệ thống cân bằng điện tử thì xe vẫn cứ bị rơi vào tình trạng mất lái nếu người lái sai kỹ thuật cơ bản. Đi đêm lắm thế nào cũng có ngày gặp ma phải không các bạn?

Khi xe lên gần tới đỉnh dốc cao, ta nên giảm bớt chân ga để lường tình huống chưa biết rõ phía trước, khi đã thấy rõ phía sau của dốc thì ta lại cho xe lướt tiếp.

(Theo PLO)

Xe máy Mobylette cổ duy nhất thế giới ở Việt Nam: 220 triệu

(责任编辑:Công nghệ)

推荐文章
热点阅读