Nhận định, soi kèo Hermannstadt vs Gloria Buzau, 22h00 ngày 21/2: Tiếp tục trắng tay

Giải trí 2025-02-24 23:30:48 7631
ậnđịnhsoikèoHermannstadtvsGloriaBuzauhngàyTiếptụctrắđội tuyển bóng đá quốc gia syria   Pha lê - 20/02/2025 21:51  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/html/246c699340.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Ipswich vs Tottenham, 22h00 ngày 22/2: Bất ngờ hợp lý

Dự án có điểm đầu kết nối quốc lộ 91 thuộc TP Châu Đốc (An Giang), điểm cuối giao quốc lộ Nam Sông Hậu, kết nối đường dẫn cảng Trần Đề (Sóc Trăng).

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng khi hoàn thành không chỉ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới và đầu mối giao thông trên địa bàn các tỉnh, thành: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng mà còn kết nối đồng bằng sông Cửu Long với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng kinh tế khác trong cả nước. 

Khi đưa vào khai thác gần 200km cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, sẽ phá vỡ thế độc đạo, giảm thiểu ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1 và một số tuyến giao thông quan trọng khác, đảm bảo an toàn giao thông trong khu vực. Hàng hóa, nông sản của đồng bằng sông Cửu Long sẽ được đưa đến nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng. Ở chiều ngược lại, việc vận chuyển hàng hóa phục vụ dân sinh và sản xuất nông nghiệp từ các khu vực khác về đồng bằng sông Cửu Long cũng được thuận tiện hơn. 

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của vùng, tạo sự hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư đến với đồng bằng sông Cửu Long. 

Đây là tuyến cao tốc trục ngang đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long- tuyến đường đã được bà con miền Tây mong chờ nhiều năm nay, khi hoàn thành sẽ mang lại sinh kế, có thể còn là mang lại cơ hội đổi đời cho bà con trong khu vực.

Cửu Long

">

Khởi công dự án đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng

Đi bộ có thực sự là cách tập thể dục hoàn hảo?

Nguồn thu từ việc cấp sổ hồng cho các dự án nhà ở tại TP.HCM trong năm nay dự kiến đạt 4.618 tỷ đồng. 

Từ nay đến hết năm 2022, Sở TN&MT sẽ phấn đấu cấp thêm 1.982 sổ hồng cho người mua nhà đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan. 

Theo ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM, trong năm 2023, đơn vị sẽ đẩy nhanh giải quyết việc cấp sổ hồng cho 20.339 căn nhà đã có văn bản thẩm định đủ điều kiện từ năm nay. 

Trong quý 1/2023, Sở TN&MT sẽ đánh giá kết quả thí điểm ứng dụng phần mềm VBDLIS (hệ thống thông tin đất đai) trong công tác giải quyết hồ sơ, làm cơ sở dữ liệu liên thông thuế điện tử tại 4 dự án nhà ở tại TP.Thủ Đức, Q.10, Q.Gò Vấp và huyện Nhà Bè. Từ đó sẽ áp dụng cho tất cả dự án còn lại trên địa bàn Thành phố. 

Để đẩy nhanh công tác xác định nghĩa vụ tài chính của người mua nhà, Giám đốc Sở TN&MT TP.HCM cho biết, đơn vị cũng sẽ thực hiện liên thông thuế điện tử với tất các Chi cục Thuế quận, huyện và TP.Thủ Đức. 

Hiện nay mới chỉ thí điểm liên thông thuế điện tử với 4 chi cục thuế, gồm: Chi cục Thuế Q.10, Chi cục Thuế Q.Gò Vấp, Chi cục Thuế khu vực Q.7 – Nhà Bè và Chi cục Thuế TP.Thủ Đức. 

Với những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cấp sổ hồng cho người mua nhà tại các dự án nhà ở trên địa bàn, Sở TN&MT sẽ tiếp tục rà soát, tổng hợp tham mưu trình UBND TP.HCM tháo gỡ hoặc kiến nghị bộ, ngành liên quan giải quyết.

Chưa giao sổ hồng, chủ đầu tư The Pegasuite đã ép cư dân đóng tiền

Chưa giao sổ hồng, chủ đầu tư The Pegasuite đã ép cư dân đóng tiền

Bàn giao căn hộ chưa lâu, chủ đầu tư chung cư The Pegasuite đã bị cư dân phản ánh mập mờ trong việc xác định diện tích căn hộ để thu tiền thêm và gây khó khăn cho cư dân khi cấp sổ hồng. 

">

TP.HCM sẽ liên thông thuế điện tử để đẩy nhanh việc cấp sổ hồng

Nhận định, soi kèo AJ Auxerre vs Marseille, 03h05 ngày 23/2: Marseille đến đòi nợ

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện, khơi thông nguồn vốn cho người dân mua nhà ở xã hội (Ảnh minh hoạ/ Hoàng Hà)

Trao đổi với báo chí, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho hay, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các ngân hàng thương mại tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn và lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

Theo vị Phó Thống đốc, với mức tăng từ 1,5-2%, tương đương với 240.000 tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế và Ngân hàng Nhà nước tiếp tục hướng dòng tiền vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện, khơi thông nguồn vốn cho người dân mua nhà ở xã hội.

Một số chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu tích cực tạo đà về mặt tâm lý đối với thị trường bất động sản đang gặp khó hiện nay.

Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), phần room tín dụng tăng thêm sẽ bổ sung nguồn vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn cao điểm tháng 12 này và trước Tết Quý Mão. Điều đó là rất quan trọng trong bối cảnh thị trường bất động sản, các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư bất động sản đang rất khó khăn, khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, trong đó có nhiều doanh nghiệp thiếu thanh khoản hoặc mất thanh khoản do thiếu dòng tiền hoặc âm dòng tiền.

Cũng theo ông Châu, nguồn vốn tín dụng bổ sung này sẽ còn tác động tích cực, lan tỏa đến thị trường trái phiếu doanh nghiệp để vượt qua khó khăn hiện nay để dần trở thành kênh huy động vốn xã hội hóa quan trọng để chia sẻ, làm giảm bớt áp lực cho các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng thực hiện chức năng chủ yếu là cung ứng vốn lưu động cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng tối đa không quá 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn (tiền gửi tiết kiệm) để cho vay trung hạn, dài hạn theo lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản của Ngân hàng Nhà nước.

“Đây không phải là để "giải cứu" thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản mà Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý” – ông Châu đánh giá. 

Ghi nhận việc nới room tín dụng là tín hiệu mới tích cực nhưng ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ (EZ Property) cho rằng, đối với thị trường bất động sản sẽ chưa tác động nhiều.

“Hiện nay, nhà đầu tư có tiền cũng rất thận trọng cân nhắc tính toán khi đưa tiền vào bất động sản. Trừ với bất động sản đáp ứng nhu cầu về ở thực, công nghiệp, thương mại còn đối với bất động sản đầu cơ đã gần như “đóng băng”. Cho nên việc đưa tiền vào bất động sản có thể phải chờ đợi thêm thị trường cơ cấu ổn định” – ông Toản nói.

Theo vị Tổng giám đốc EZ Property, việc cơ cấu thị trường bất động sản sẽ thanh lọc các chủ đầu tư yếu kém. Cùng với đó là cơ cấu về sản phẩm khắc phục sự lệch pha hiện nay thiếu về nhà ở dành cho nhu cầu thực, thừa đầu cơ nhiều nên sẽ phải cân đối lại. Vấn đề về pháp lý cũng cần hoàn thiện.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM có văn bản đề nghị Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí nguồn vốn ngân sách cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi để các ngân hàng thương mại cho người mua nhà để ở, người mua căn nhà đầu tiên được vay với lãi suất hợp lý để mua nhà ở thương mại, nhà ở xã hội có mức giá đề xuất không quá 1,8 tỷ đồng/căn bởi lẽ trong các năm qua hầu hết người mua nhà ở xã hội đã phải vay với lãi suất thương mại 9-10%/năm.

Bất động sản gặp khó doanh nghiệp phải bán bớt tài sản, dự án ‘giá hời’Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), thị trường bất động sản đang gặp phải vô vàn khó khăn, đứng trước khả năng rơi vào suy thoái.">

Bơm 240.000 tỷ đồng vào nền kinh tế có làm tan băng bất động sản?

Công ty HAI nói có sai sót khi chưa công bố thông tin việc bàn giao tài sản cho ngân hàng. 

TGĐ Công ty HAI cho hay, trong quá trình thực hiện các thủ tục, do thiếu sót nên công ty chưa công bố thông tin về việc bàn giao tài sản đảm bảo cho Agribank bán đấu giá thu hồi nợ vay. 

Mới đây, Công ty HAI đã công khai nghị quyết HĐQT công ty đã thông qua từ tháng 7/2022 về việc bàn giao tài sản cho Agribank Sài Gòn và nghị quyết từ tháng 8/2022 về bàn giao tài sản cho Agribank - Chi nhánh Phú Nhuận. 

Cụ thể, tại nghị quyết vào tháng 7/2022, Công ty HAI bàn giao quyền sử dụng 3.048m2 đất tại địa chỉ số 358 Kinh Dương Vương, P.An Lạc, Q.Bình Tân cho Agribank Sài Gòn. 

Khu đất nói trên có mục đích sử dụng là đất cơ sở sản xuất, kinh doanh (xây dựng trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng). Thời hạn sử dụng 50 năm, kể từ ngày 24/1/2008. 

Lý do Công ty HAI bàn giao khu đất này cho Agribank Sài Gòn là để xử lý, thu hồi khoản nợ xấu của công ty này và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ AOS. 

Còn nghị quyết bàn giao tài sản cho Agribank – Chi nhánh Phú Nhuận là quyền sử dụng 4 khu đất và tài sản gắn liền với đất tại thị xã Cai Lạy, tỉnh Tiền Giang. 

Công ty HAI được biết đến là doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái FLC do ông Trịnh Văn Quyết từng làm Chủ tịch HĐQT trong nhiều năm. Hiện Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC cũng đang sở hữu không ít cổ phần tại Công ty HAI. 

Ngày 9/9 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã ra quyết định đưa mã cổ phiếu HAI của Công ty HAI từ hạn chế giao dịch sang diện đình chỉ giao dịch. Lý do là doanh nghiệp này liên tục vi phạm quy chế về công bố thông tin sau khi cổ phiếu bị đưa vào diện hạn chế giao dịch. Ngoài ra, HOSE đã có văn bản nhắc nhở Công ty HAI tới lần thứ ba về việc nộp báo cáo tài chính quý I/2022.

Với lý do tương tự Công ty HAI, trong đợt này, HOSE cũng đã quyết định đình chỉ giao dịch đối với cổ phiếu FLC của Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC.

Theo cáo bạch tài chính hợp nhất quý 2/2022, Công ty HAI có 7 chi nhánh nhưng 3 chi nhánh đã tạm ngưng hoạt động. Hiện doanh nghiệp này đang góp 175 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh BĐS FLCHomes. 

Trong các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng là bên liên quan, Công ty HAI phải thu của Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros 239 triệu đồng và phải thu của Công ty Cổ phần FLC Quy Nhơn Golf & Resort 313 triệu đồng. 

Loạt cổ phiếu liên quan ông Trịnh Văn Quyết lại bị 'sờ gáy' trước nghỉ lễ 2/9Ngay sau quyết định đình chỉ cổ phiếu FLC, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) ra quyết định đình chỉ giao dịch và cảnh báo đối với hai cổ phiếu liên quan đến ông Trịnh Văn Quyết tại FLC.">

DN liên quan ông Trịnh Văn Quyết nói về khu đất hơn 3.000m2 bị ngân hàng siết nợ

{keywords}Cùng với mục tiêu đưa kinh tế số chiếm trên 25% GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2025, tỉnh này cũng kỳ vọng tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt trên 15% (Ảnh minh họa: tapchitaichinh.vn)

Kinh tế số sẽ đóng góp đáng kể vào GRDP của Vĩnh Phúc

Trong báo cáo tình hình triển khai Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, mục tiêu tổng quát của tỉnh trong thời gian tới là “Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để tạo nền tảng, cơ sở bền vững cho hoàn thiện chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số, chú trọng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin.

Xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc thuộc nhóm 15 tỉnh, thành phố tốt nhất của cả nước vào năm 2025; thúc đẩy kinh tế số đóng góp đáng kể vào GRDP của tỉnh; đẩy nhanh xã hội số của tỉnh phát triển bền vững”.

Trong đó, về hoàn thiện chính quyền điện tử và phát triển chính quyền số, các mục tiêu cụ thể Vĩnh Phúc đặt ra đến năm 2025 gồm có: hơn 75% hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ; trên 95% tỷ lệ người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính; trên 75% hệ thống thông tin của tỉnh liên quan đến người dân và doanh nghiệp đã đưa vào vận hành, khai thác được kết nối liên thông qua nền tảng tích hợp; 100% cấp tỉnh, cấp huyện họp thông qua hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc…

Về phát triển kinh tế số, Vĩnh Phúc đặt mục tiêu củng cố chất lượng doanh nghiệp công nghệ số theo tỷ lệ tối thiểu 1 doanh nghiệp công nghệ số trên 1.000 dân.

Cùng với đó, đến năm 2025, trên 75% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và tham gia vào các giao dịch điện tử trên môi trường mạng; 100% các xã ứng dụng thương mại điện tử phục vụ giao dịch nông, sản phẩm, hàng hóa; kinh tế số chiếm trên 25% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt trên 15%; và năng suất lao động hàng năm tăng trên 11%.

Đối với phát triển xã hội số, các mục tiêu Vĩnh Phúc đề ra đến năm 2025 bao gồm: 100% các thôn được phổ cập dịch vụ mạng di động 4G, 5G; trên 90% hộ gia đình và 100% xã có hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ tới; trên 50% tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử; Vĩnh Phúc thuộc nhóm 10 tỉnh dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng.

Ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số của tỉnh trong quý I/2021

Cũng theo Sở TT&TT tỉnh Vĩnh Phúc, một trong những nhóm nhiệm vụ, giải pháp sẽ được Vĩnh Phúc tập trung trong thời gian tới là bảo đảm môi trường chính sách thúc đẩy chuyển đổi số.

Nhận định thể chế và công nghệ là động lực của chuyển đổi số, thể chế cần phải đi trước một bước khi có thể, ngày 12/1, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã trình dự thảo Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự kiến, Nghị quyết sẽ được ban hành trong quý I/2021.

Sau khi Nghị quyết trên được ban hành, Sở TT&TT tỉnh Vĩnh PHúc sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tham mưu đề xuất ban hành “Đề án nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc” và một số chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai Nghị quyết và Đề án tại các sở, ngành, địa phương như: Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án nâng cao chỉ số chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về ưu đãi thu nhập cho cán bộ làm về CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi số, hoàn thiện chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số, phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030...

Đồng thời, Vĩnh Phúc sẽ bám sát 108 chỉ số thành phần, 306 tiêu chí của Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Bộ TT&TT ban hành, để xây dựng chính sách trong năm 2021, xác định rõ tiêu chí mà tỉnh còn yếu, từ đó tập trung nguồn lực, ngân sách cho phát triển và cũng bảo đảm tính đồng bộ, không lãng phí cho giai đoạn 2021 - 2025.

Bên cạnh đó, các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển hạ tầng, nền tảng chuyển đổi số cũng sẽ được Vĩnh Phúc chú trọng triển khai trong giai đoạn tới.

Cụ thể, theo Sở TT&TT Vĩnh Phúc, để bảo đảm hạ tầng, nền tảng số phục vụ chuyển đổi số, Sở đã báo cáo UBND tỉnh, đang tham mưu đề xuất một số nội dung như: đầu tư nền tảng chia sẻ, tích hợp dùng chung - LGSP tỉnh Vĩnh Phúc; nâng cấp Cổng thông tin 0 giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc và các cổng thành phần; xây dựng Trung tâm giám sát an toàn, an ninh không gian mạng SOC; xây dựng Trung tâm điều hành thông minh IOC; Thiết kế xây dựng kho lưu trữ số tập trung và cổng dữ liệu số của tỉnh...

Ngoài ra, tới đây Vĩnh Phúc còn triển khai các nhiệm vụ, giải pháp khác như: tuyên truyền, đào tạo, chuyển đổi nhận thức về chuyển đổi số và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường các hoạt động hợp tác, đổi mới sáng tạo phục vụ chuyển đổi số; nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động thương mại điện tử; hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp...

M.T

ATTT là nội dung xuyên suốt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc

ATTT là nội dung xuyên suốt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc

Tại quyết định phê duyệt Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc phiên bản 2.0, UBND tỉnh này đã xác định rõ bảo đảm an toàn thông tin (ATTT) là thành phần xuyên suốt và thống nhất trong kiến trúc.

">

Kinh tế số sẽ chiếm trên 25% GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc vào năm 2025

友情链接