Vác bộ ngực lớn khiến sức khỏe người phụ nữ này yếu hơn. Do phải gánh khối lượng vú lớn, chị B. bị đau nhức phần cổ vai gáy và khó khăn trong quá trình sinh hoạt. Người ta "yếu thì gầy mòn" còn chị tăng cân, thiếu máu, hay bị ngất, nói hụt hơi… “Ban ngày đi làm, tôi cố gắng gồng, cuối ngày cảm thấy rất mỏi mệt vì vác bộ ngực lớn trên người. Lúc nào, tôi cũng nói thều thào, không có sức sống”, chị chia sẻ.
Chăm sóc con ở giường bệnh, mẹ bệnh nhân B. (70 tuổi) cũng thừa nhận, thương con cháy lòng khi con phải chịu đứng những ánh nhìn tò mò, sự chỉ trỏ của những người xung quanh. “Cháu bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Thấy con khổ sở, yếu đi mỗi ngày mà không biết làm sao”, bà nói.
Mệt mỏi, ám ảnh với tuyến vú, chị B. nhiều lần muốn đi phẫu thuật nhưng gia đình khuyên can do lo lắng việc này sẽ ảnh hưởng sức khỏe. Bên cạnh đó một số cơ sở phuẫu thuật từ chối, một số cơ sở khác lại nói chỉ phẫu thuật thu nhỏ được một phần vì vậy người phụ nữ này đã phải chung sống với sự bất tiện đó hơn 1 thập kỷ.
Về trường hợp trên, chia sẻ với PV VietNamNet, TS.BS Phạm Thị Việt Dung Trưởng bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà Nội, hiện phụ trách khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, tình trạng của bệnh nhân xảy ra liên quan đến hormone. Các giai đoạn chuyển tiếp như dậy thì, sau khi chửa đẻ… hormon biến động thay đổi làm thay đổi kích thước tuyến vú.
Tình trạng này gây ra phiền toái cho người bệnh. Cụ thể là vấn đề tâm lý, nhiều người nghe nói đến phì đại vú thậm chí còn cười cợt cho rằng “càng to càng tốt, việc gì phải mổ” nhưng bản thân người mang vú phì đại rất khổ sở. Mỗi ngày, họ phải vác 2 tuyến vú khổng lồ, mỗi bên nặng 1 đến 1,5kg rất bất tiện. Đặc biệt, khi đi ngủ, tuyến vú phì đại đè ép lên ngực gây khó thở. Thậm chí có trường hợp phải nghiêng người, kê gối nâng tuyến vú mới có thể ngủ.
“Đối với trường hợp người phụ nữ 36 tuổi nói trên, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rã rời, mệt mỏi do nhiều năm phải vác tuyến vú quá lớn. Người bệnh cũng suốt ngày lo lắng, ám ảnh về bộ ngực của mình.
Phẫu thuật là phương pháp tốt nhất giúp giải quyết các triệu chứng khó chịu cũng như mang lại hiệu quả thẩm mỹ cho bệnh nhân”, TS.BS Dung nói.
Thực hiện ca mổ là GS Trần Thiết Sơn, khoa Phẫu thuật tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Bạch Mai – người đã từng tiến hành phẫu thuật hơn 200 ca vú phì đại. Trong đó, GS Sơn từng thực hiện ca mổ cho bệnh nhân 25 tuổi có ngực phì đại và sa trễ đến nửa mét. Đây là ca dài nhất bác sĩ từng thực hiện. Theo bác sĩ, tuyến vú càng dài càng khó, bệnh nhân phải làm nhiều xét nghiệm, siêu âm, cộng hưởng từ...
Trước đây, bệnh nhân ngực phì đại được áp dụng phương pháp phẫu thuật cổ điển Thorek. Cụ thể, bệnh nhân được cắt rời tuyến vú, lấy phần quầng và núm vú ghép lên trên để tạo hình thẩm mỹ. Phương pháp này chỉ đảm bảo về mặt thẩm mỹ, các ống tuyến bị cắt đứt lìa, dây thần kinh cảm giác cũng đứt nên bệnh nhân mất cảm giác, mất tuyến sữa.
Hiện nay, GS Sơn đã áp dụng phương pháp thu gọn vú có bảo tồn, giúp bệnh nhân giữ nguyên được cảm giác, cho con bú bình thường và vẫn đảm bảo hình thể tuyến vú. Với phương pháp mới, bác sĩ sẽ siêu âm doppler để xác định được mạch máu nuôi quầng núm vú, lần theo đường đi của cuống nuôi để thiết kế vạt mang quần núm vú. Sau khi cắt thu nhỏ tuyến vú, bác sĩ sẽ cuộn vạt lên để tạo hình bầu vú. Kỹ thuật này sẽ giúp quầng núm vú có tỷ lệ sống cao, tỷ lệ rối loạn cảm giác rất thấp.
Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng thước đo, tính toán chi tiết các phần da thừa cần cắt bỏ, vị trí cuộn lên cũng như kích thước vú sau khi tạo.
Sau ca phẫu thuật, bệnh nhân D.T.B đã được cắt bỏ 2,5 kg tuyến vú. Cũng theo GS Sơn, giai đoạn hậu phẫu quan trọng vì bệnh nhân thường mất nhiều máu, phải kiểm soát trong 24h kết hợp truyền dinh dưỡng bằng tĩnh mạch để phục hồi.
Tỉnh dậy phẫu thuật, nhìn khuôn ngực nhỏ lại, vừa vặn chị B. không giấu nổi nụ cười hạnh phúc. “Trước đó, nhiều lần tôi đi mua đồ nhưng không mua được vì ngực quá to. Tâm lý lúc nào cũng tự ti, xấu hổ. Sau ca phẫu thuật, tỉnh dậy tôi như thành người khác, cuộc sống mới, nhẹ nhõm hơn”, chị nói.
Ngọc Trang
Thăm khám và thực hiện các kiểm tra cận lâm sàng như siêu âm, chụp CT ổ bụng cho kết luận, ông T. bị áp-xe gan, dị vật ổ bụng găm vào ổ áp-xe.
Ông T. có triệu chứng đau hạ sườn khoảng 12 ngày qua, kèm theo sốt ớn lạnh. Bệnh nhân được chỉ định phẫu thuật nội soi dẫn lưu ổ áp-xe, lấy dị vật.
Sau 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã dẫn lưu ổ áp-xe gan, lấy ra 1 xương cá dài 4cm. Xương không đâm vào các mạch máu lớn. Sau mổ, ông T. diễn biến ổn định, hết đau, không sốt.
“Đây là trường hợp hy hữu khi bệnh nhân nuốt phải xương cá nhưng không hay biết. Xương xuyên thủng dạ dày, đâm vào gan lâu ngày tạo thành ổ áp-xe gan. Bệnh nhân đến bệnh viện kịp thời, ổ áp-xe chưa vỡ nên cuộc phẫu thuật diễn ra thuận lợi", bác sĩ Ánh chia sẻ.
“Xương cá đâm thủng ruột hay dạ dày là các tình huống hay gặp. Tuy nhiên, trường hợp xương cá đâm lên gan trái và tạo ổ mủ áp-xe rất hiếm”, bác sĩ Ánh cho biết. Xương cá đã ở trong người bệnh nhân khoảng 20 ngày.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo người dân khi ăn uống phải tập trung, cần nhai kỹ tránh bỏ sót xương, khi ngủ không ngậm tăm…
Nếu nghi ngờ nuốt phải xương hoặc dị vật, cần sớm đến cơ sở y tế để được thăm khám tư vấn, gắp xương hoặc dị vật sớm đối với những xương lớn có nguy cơ chọc thủng cơ quan tiêu hóa, theo dõi sự di chuyển những xương nhỏ không sắc nhọn.
4,5ha này nằm trong 16,5ha đất quốc phòng được bố trí đầu tư nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Theo kế hoạch, 14,76ha đợt 1 sẽ bàn giao cho chủ đầu tư vào tháng 10/2022. Tuy nhiên, vì vướng mắc nên chưa thực hiện được. (Xem chi tiết)
Sắp đấu giá 79ha đất sân bay cũ Phú Quốc
UBND tỉnh Kiên Giang vừa lập ban chỉ đạo thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất Khu sân bay cũ Phú Quốc, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc.
Sau khi sân bay quốc tế Phú Quốc được xây mới vào năm 2012 thì sân bay cũ Phú Quốc dừng hoạt động. Khu đất 79ha sân bay cũ được quy hoạch thành tổ hợp hành chính, trung tâm thương mại dịch vụ, khách sạn, văn phòng căn hộ… quy mô 6.000 dân. (Xem chi tiết)
Hơn 300 dự án treo ở TP.HCM chờ “giải cứu”
Tại cuộc họp giữa năm 2022, Hội đồng Nhân dân TP.HCM thông tin, từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã ban hành nhiều nghị quyết để thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất khoảng 1.445 dự án bất động sản nhà ở, đô thị.
Tuy nhiên, đến nay chỉ có 402 dự án hoàn thành, 741 dự án đang triển khai và 302 dự án dù quá 3 năm nhưng vẫn chưa thu hồi hoặc chưa hoàn tất thu hồi đất.
Số dự án còn vướng thủ tục pháp lý này kỳ vọng sẽ được tổ công tác của Thủ tướng vừa thành lập xem xét giải quyết. Dự kiến trong tháng 12/2022, UBND TP.HCM sẽ họp với các chủ đầu tư để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các dự án trên địa bàn.
Nha Trang quy hoạch mới, đất trồng lúa và nuôi thuỷ sản ‘biến mất’
UBND tỉnh Khánh Hoà vừa phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch năm đầu của quy hoạch sử dụng đất TP.Nha Trang.
Quy hoạch đến năm 2030, đất nông nghiệp tại Nha Trang còn 8.896ha. Đất phi nông nghiệp sẽ tăng lên 16.631ha, gồm toàn bộ đất hiện chưa sử dụng.
Đáng chú ý, toàn bộ đất trồng lúa và đất nuôi trồng thuỷ sản hơn 1.171ha chủ yếu tại 8 phường ngoại thành sẽ được chuyển sang loại đất khác. (Xem chi tiết)
Điều chỉnh quy hoạch Khu vực Bãi Sau của TP.Vũng Tàu
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu.
Theo quy hoạch không gian, sẽ có không gian cao tầng được tổ chức dọc trục đường Thuỳ Vân và Lê Hồng Phong. Các cụm công trình điểm nhấn sẽ nằm tại các khu vực nút giao thông chính trên tuyến đường Thuỳ Vân.
Đối với khu dân cư, đồ án điều chỉnh quy hoạch quy định khu chung cư bị giới hạn tầng cao, từ 15 – 25 tầng, mật độ xây dựng từ 55% - 65%. (Xem chi tiết)