Báo cáo tài chính của công ty cho thấy thu nhập trước lãi suất và thuế đã tăng 127%, đạt 163 triệu USD và lợi nhuận ròng sau thuế tăng 137%, đạt 106.6 triệu USD.
Tất cả các mảng kinh doanh đều tăng, ngoại trừ Giảng dạy ngôn ngữ Anh (English Language Teaching) giảm 6% trong năm tài chính 2022, so với mức giảm 9,9% năm 2021.
Dư nợ vay đã được giải ngân của IDP là 156.5 triệu USD vào ngày 30/6, tăng thêm 100 triệu USD so với số dư cuối kỳ năm ngoái, chủ yếu dùng để mua lại doanh nghiệp IELTS ở Ấn Độ.
Học sinh, sinh viên đăng ký kỷ lục 55.400 khóa học vào năm 2022, tăng 45% so với năm ngoái. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi thị trường Ấn Độ với 53% sinh viên theo học - tăng 78% so với 2021. Trong khi đó, Trung Quốc đánh dấu mức giảm 21%.
Mức tăng trưởng về dịch vụ tư vấn cho học sinh, sinh viên ở Mỹ đạt 153%, Canada là 50%, Vương quốc Anh là 36% và nhiều quốc gia lên đến 60%.
Cũng theo IDP, số lượng người dự thi IELTS tăng trưởng mạnh mẽ, với kỷ lục 1,92 triệu bài thi tại thị trường Ấn Độ.
Biên lợi nhuận gộp của dịch vụ tư vấn tăng từ mức 78,3% năm 2021 lên 84,9% trong năm tài chính 2022 - cao nhất kể từ năm tài chính 2018. Lợi nhuận gộp kinh doanh IELTS đạt 45,4%. Mức trung bình của nhóm này là 57,9%.
Doanh thu từ tiếp thị kỹ thuật số và sự kiện cũng tăng 19% so với năm tài chính 2021, đạt 43 triệu USD.
“Năm nay, khi hoạt động toàn cầu tái khởi động, khách hàng IDP bắt đầu lại giấc mơ quốc tế của mình” - CEO kiêm Giám đốc điều hành của IDP, ông Andrew Barkla cho biết trong một tuyên bố.
“Ngoài việc mở rộng mạng lưới văn phòng IELTS và dịch vụ tư vấn tại các thị trường tăng trưởng chính, chúng tôi cũng cung cấp các ứng dụng học tập theo hướng dữ liệu mới nhằm thúc đẩy ngành phát triển”.
Với dịch vụ trực tuyến FastLane tư vấn chọn trường đại học, 3.000 sinh viên đã nhận được đề nghị chính thức từ các trường thông qua nền tảng này trong năm tài chính 2022. Khoảng hơn 900.000 lượt tải xuống ứng dụng IDP Live tính đến ngày 23/8.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng tổng chi phí tăng 34%, tập trung vào tuyển dụng diện rộng và mở rộng mạng lưới. Chi phí nhân viên tăng 31%, tiếp thị tăng 66% và thuê mặt bằng tăng 14%. IDP cũng đã mở văn phòng đầu tiên ở Tây Phi trong năm qua.
Bảo Huy (Theo The Pie News)
Xếp hạng cao nhất ở châu Á là ĐH Quốc gia Singapore, với 3.653 sinh viên tốt nghiệp thuộc tầng lớp siêu giàu.
ĐH Cambridge của Vương quốc Anh đứng đầu bảng các đại học bên ngoài nước Mỹ, với con số 4.149.
“Sinh viên tốt nghiệp của một trường đại học không chỉ đơn giản là đầu ra của chương trình giáo dục. Trên thực tế, các cựu sinh viên có thành tích cao mang lại cho trường của họ nhiều lợi ích khác nhau trên khía cạnh tài chính và học thuật"- báo cáo đánh giá.
Những đường hướng cựu sinh viên phát triển trong sự nghiệp chuyên môn của họ - cho dù là trong lĩnh vực kinh doanh, khoa học, nghệ thuật hay các lĩnh vực khác - nói lên chất lượng của chương trình giáo dục, thương hiệu và chất lượng cơ sở hạ tầng của trường giúp ích cho sự phát triển nghề nghiệp của họ.
Cũng theo nghiên cứu này, nhìn chung, các trường đại học Mỹ chiếm ưu thế trong đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu. ĐH Harvard ước tính có 17.660 sinh viên, tiếp theo là ĐH Stanford với 7.972 và ĐH Pennsylvania là 7.517.
Cựu sinh viên siêu giàu của Harvard chiếm 5% dân số giới siêu giàu toàn cầu, ước tính là 352.230 người, phản ánh “tầm vóc và cơ hội kết nối” của trường Ivy League mang lại cho sinh viên.
Altrata cũng xếp hạng riêng biệt những sinh viên tốt nghiệp siêu giàu có, những người tự kiếm tiền thay vì thừa kế từ gia đình.
Trong hạng mục này, Viện Công nghệ California đứng đầu danh sách tại Mỹ. Đối với các trường ngoài Mỹ, ĐH Bắc Kinh và ĐH Phúc Đán đồng thời ở vị trí thứ 2, xếp sau Học viện Quản lý Ấn Độ Ahmedabad.
Dựa trên độ tuổi, ĐH Thanh Hoa có cựu sinh viên trẻ siêu giàu xếp ở vị trí thứ 4, với độ tuổi trung bình là 49,3 trong khi số liệu từ top5 trường đại học Mỹ là từ 56,7 đến 58,1 tuổi.
Đối với các trường đại học đào tạo ra nhiều giám đốc điều hành cao cấp nhất, Harvard vẫn dẫn đầu, tiếp theo là trường kinh doanh của Pháp INSEAD.
Bảo Huy(Theo The South China Morning Post)
Một số trọng tài hoàn thành đủ số lượng bài tập bước vào giai đoạn tiếp theo với độ khó được đánh giá là cao nhất (trận đấu đầy đủ trong 90 phút). Buổi học đầu tiên được tổ chức tại sân Hàng Đẫy vào lúc 8h30 sáng 14/6 với sự hỗ trợ của đội trẻ CLB Hà Nội.
Buổi học được giám sát bởi chuyên gia FIFA Bhaveshan Moorghen. Ba trọng tài được chỉ định thực hành ở buổi học đầu tiên này gồm trọng tài chính Mai Xuân Hùng, trọng tài VAR Dương Hữu Phúc, trợ lý VAR Lê Vũ Linh. Ngoài ra, 3 trọng tài và trợ lý trọng tài của Ban trọng tài Hà Nội tham gia hỗ trợ điều hành trận đấu.
Theo lộ trình, các thành viên lớp học tiếp tục hoàn thành bước đào tạo nhằm đảm bảo mỗi trọng tài đều phải tham gia đào tạo tại một trận đấu không chính thức. Toàn bộ quá trình thực hành đều được được ghi hình (cả ngoài sân lẫn trong xe VAR) và gửi về FIFA hàng ngày.
Từ đó, các chuyên gia của tổ chức này sẽ đánh giá tổng quan quá trình thực hành của từng người. VAR chỉ chính thức được áp dụng tại Việt Nam sau khi vượt qua các bước kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt của FIFA.
" alt=""/>Trọng tài VAR V