当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Fiorentina vs Genoa, 21h00 ngày 2/2: Khó tin The Viola 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo Al Tai vs Al Ain, 19h55 ngày 4/2: Khó tin cửa dưới
Sự việc nhanh chóng được trình báo chính quyền địa phương. Em H. được đưa đến Trạm y tế xã Đức Hòa Thượng cách trường khoảng 500m sơ cứu rồi chuyển tiếp đến Bệnh viện Hậu Nghĩa nhưng nạn nhân đã tử vong.
Phía công an đã đến khám nghiệm hiện trường. Qua trích xuất camera của nhà trường, công an địa phương xác định, em H. được người thân đưa đến trường lúc 11h50. Em vào lớp bỏ cặp và ra sân chơi cùng các bạn. Một lúc sau, học sinh này ngồi xuống gần cột cờ rồi ngã xuống đất.
Theo thông tin từ gia đình, em H. không có tiền sử bệnh lý, thể trạng khỏe mạnh. Sáng cùng ngày, ở nhà, em vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường và đến trưa được ba đưa đến trường đi học.
Hiện, công an đang tiến hành điều tra sự việc.
Học sinh tử vong vì văng khỏi xe đưa đón, nhà trường báo cáo gì?Trường THCS Chiềng Sơ (xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) vừa có báo cáo về sự việc học sinh của trường bị văng ra khỏi xe đưa đón dẫn đến tử vong, diễn ra ngày 22/11.
" alt="Học sinh lớp 3 bất ngờ tử vong giữa sân trường"/>Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 47/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật về an toàn bảo mật với trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ ngân hàng, hiện đang được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và người dân.
Bổ sung quy định về mã hóa kết nối truy cập quản trị từ xa
Cụ thể, tại dự thảo, định nghĩa về “mã hóa mạnh” được cập nhật, điều chỉnh độ dài khóa đối với thuật toán TDES và EEC nhằm tăng tính bảo mật cho các thuật toán này.
Theo đó, khoản 9 Điều 2 của Thông tư 47 được đề nghị sửa thành “Mã hóa mạnh là phương pháp mã hóa dựa trên các thuật toán đã được kiểm tra, chấp nhận rộng rãi trên thế giới cùng với độ dài khóa tối thiểu 112 (một trăm mười hai) bit và kỹ thuật quản lý khóa phù hợp. Các thuật toán tối thiểu bao gồm: AES (128 bit); TDES (168 bit); RSA (2048 bit); ECC (224 bit); ElGamal (2048 bit)”.
Với các quy định về thiết lập và quản lý cấu hình thiết bị an ninh mạng, dự thảo Thông tư mới đề xuất bổ sung quy định về việc che giấu địa chỉ mạng nội bộ và thông tin về bảng định tuyến nội bộ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng (điểm d khoản 1 Điều 3); đồng thời bổ sung quy định về ngăn chặn kết nối Internet của các máy trạm có quyền truy cập vào dữ liệu thẻ dạng rõ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng liên quan đến lộ lọt dữ liệu thẻ (điểm a khoản 2 Điều 3).
Tại Điều 4 của Thông tư 47/2014 quy định về “Thay đổi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tham số, chức năng mặc định trong hệ thống trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ”, Ngân hàng Nhà nước đề nghị bổ sung quy định về mã hóa kết nối truy cập quản trị từ xa để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng.
Về quy định an toàn bảo mật trong phát triển, duy trì các trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ, cũng để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định về đánh giá công nghệ phần mềm.
Theo đó, sẽ xem xét công nghệ phần mềm ít nhất một năm một lần để xác định chúng vẫn được hỗ trợ bởi nhà sản xuất và có thể đáp ứng các yêu cầu bảo mật. Nếu phát hiện không còn được nhà cung cấp hỗ trợ hoặc không đáp ứng nhu cầu bảo mật cần lên kế hoạch khắc phục và thay thế.
Với Điều 6 – Yêu cầu cấp phát và kiểm soát tài khoản truy cập vào hệ thống thanh toán của Thông tư 47/2014, Ngân hàng Nhà nước dự định sửa đổi khoản 1 và điểm e của khoản 4.
Cụ thể, để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, yêu cầu về truy cập vào hệ thống thanh toán thẻ được đề xuất sửa đổi thành “Việc truy cập vào tất cả thành phần hệ thống thanh toán thẻ phải được xác thực bằng ít nhất một trong các phương thức sau: mã khóa bí mật, thiết bị, thẻ xác thực và sinh trắc học” (khoản 1 Điều 6).
Đồng thời, bổ sung nội dung về tài khoản không hoạt động trong khoảng thời gian dài nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng: “Quy định và thực hiện việc thu hồi, loại bỏ hoặc vô hiệu hóa các tài khoản không sử dụng, hết hạn sử dụng, không hoạt động trong khoảng thời gian tối đa 90 ngày hoặc các tài khoản trong trạng thái không kích hoạt trong một khoảng thời gian” (điểm e khoản 4 Điều 6).
Đề xuất thêm yêu cầu cụ thể về che giấu thông tin thẻ
Cũng tại dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 47/2014, Ngân hàng Nhà nước còn đề xuất bổ sung yêu cầu cụ thể về che giấu thông tin thẻ và kiểm soát nhân sự có quyền khai thác thông tin thẻ nhằm giảm thiểu rủi ro an ninh mạng. Theo đó, số thẻ phải được che giấu phù hợp khi hiển thị (chỉ hiển thị tối đa 6 số đầu và 4 số cuối) và chỉ được hiển thị đầy đủ cho một số hạn chế nhân viên có thẩm quyền để thao tác nghiệp vụ hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ sở hữu hợp pháp của thẻ. Tổ chức phải lập danh sách các nhân viên có quyền xem số thẻ đầy đủ và thu hồi quyền xem số thẻ đầy đủ ngay khi nhân viên thay đổi vị trí công việc.
Cùng với đó, quy định mã hóa dữ liệu thẻ trên đường truyền qua mạng bên ngoài cũng được sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi của quy định về mã hóa mạnh. Cụ thể, dự thảo Thông tư mới quy định: “Sử dụng các phương thức mã hóa mạnh và các giao thức bảo mật an toàn để bảo vệ dữ liệu xác thực thẻ trong quá trình truyền thông tin qua mạng kết nối với bên ngoài (mạng Internet, mạng không dây, mạng truyền thông di động và các mạng khác)”.
Đối với quy định hạn chế quyền truy cập vật lý tới dữ liệu thẻ (Điều 17 Thông tư 47/2014), dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định về bảo vệ các biện pháp giám sát vật lý: “Sử dụng camera hoặc có biện pháp khác để giám sát truy cập vật lý tới khu vực phòng máy chủ, khu vực in ấn phát hành, nơi lưu trữ, xử lý dữ liệu chủ thẻ. Camera hoặc biện pháp giám sát khác phải được bảo vệ khỏi việc phá hoại hoặc vô hiệu hóa. Các dữ liệu giám sát phải được lưu trữ tối thiểu 3 tháng”.
Ngoài ra, cũng để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, tại Điều 18 - Giám sát, bảo vệ và kiểm tra các trang thiết bị phục vụ thanh toán thẻ, Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung yêu cầu về giám sát truy cập tới tài nguyên mạng và dữ liệu chủ thẻ của hệ thống thanh toán thẻ.
Theo đó, bổ sung điểm i khoản 1 Điều 18: “Ban hành chính sách, quy trình thực hiện giám sát tất cả các truy cập tới tài nguyên mạng, dữ liệu chủ thẻ và phổ biến cho các bên liên quan”.
Vân Anh
Trong năm 2020, 90% cơ sở phân phối, bán lẻ hiện đại, đơn vị cung cấp điện, nước, dịch vụ viễn thông và 25% cửa hàng xăng dầu trên địa bàn Hà Nội chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt khi mua bán hàng hóa, dịch vụ.
" alt="Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng"/>Ngân hàng Nhà nước đề xuất bổ sung quy định để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng
Là một người có xuất phát điểm thấp, ông Zhao hiểu thế nào là đói nghèo nên ông đã cống hiến 3 thập kỷ qua để giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Cha ông mất sớm từ khi ông còn nhỏ, mẹ thì bị bệnh tâm thần nên ông Zhao phải sống dựa vào lòng tốt của người khác trong suốt thời thơ ấu. Ông luôn nhớ ơn những người hàng xóm và đã quyết định giúp những đứa trẻ bơ vơ khác. Ban đầu gia đình không hiểu ông và nhiều người vẫn không hiểu tại sao ông lại có thể cho đi gần hết số tiền lương còm cõi của mình nhưng ông biết những gì ông đang làm là đúng.
Ông Zhao và gia đình từng sống trong căn nhà riêng nhưng đã quyết định bán nó đi cách đây vài năm và hiện đang sống một căn hộ cho thuê. Khi đó, vợ ông đã cằn nhằn và hỏi tại sao ông lại đem tiền cho người lạ trong khi gia đình còn đang khó khăn. Sau đó, ông đã dẫn vợ tới một ngôi làng trên núi để nhìn thấy những đứa trẻ mà ông ủng hộ tiền và điều kiện sống của chúng vì thế vợ ông đã hiểu lý do. Từ đó trở đi, bà chưa từng cãi cọ với ông về chuyện này thêm lần nào nữa.
"Tôi từng giống những đứa trẻ này. Tôi không đủ ăn và cảm thấy bơ vơ", ông Zhao tâm sự. "Tôi muốn giúp chúng thay đổi vận mệnh".
Ngoài quần áo trên người, tài sản quan trọng nhất của ông Zhao là một núi những tấm bằng chứng nhận những đóng góp của ông cho trẻ em nghèo trong 30 năm qua.
Theo MOG Đài Loan, ông đã ủng hộ hơn 180.000 NDT (hơn 623 triệu đồng), một số tiền khổng lồ đối với một người lao công như Zhao.
Người lao công dành gần hết tiền lương cho trẻ em nghèo trong suốt 30 năm |
Mặc dù chưa từng yêu cầu bất cứ ai trả lại tiền đã tặng, lòng tốt của ông Zhao đã được đền đáp vào cuối tháng 12/2018 khi ông bị tắc ruột nghiêm trọng và phải nhập viện. Khi đó, vợ ông không có nhà nên không có ai chăm sóc cho ông. May mắn thay, những đứa trẻ được ông giúp đỡ đã biết về chuyện của ông và đến bên cạnh ông.
Ở tuổi 58, công việc quét dọn đường phố bắt đầu gây nguy hiểm cho sức khỏe của Zhao nhưng ông vẫn không nghỉ vì đây là cách duy nhất để ông giúp những đứa trẻ nghèo.
Sầm Hoa
" alt="Người lao công dành gần hết tiền lương cho trẻ em nghèo trong suốt 30 năm"/>
Người lao công dành gần hết tiền lương cho trẻ em nghèo trong suốt 30 năm
Dự và làm việc với Hội đồng tư vấn chính sách của nhà trường, ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ nhấn mạnh một trường ĐH uy tín không chỉ đào tạo, nghiên cứu tốt mà còn phải là trường có ảnh hưởng xã hội, thông qua việc tư vấn cho quốc gia những vấn đề liên quan mật thiết đến sự phát triển, những chiến lược có tầm ảnh hưởng vĩ mô lớn.
“Việc có một hội đồng tư vấn chính sách như Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thể hiện được vị thế, vai trò và trách nhiệm của nhà trường với sự phát triển của đất nước. Những tư vấn của nhà trường với Đảng, nhà nước và đặc biệt là tư vấn về biển Đông, Tây Nguyên, về văn hóa Óc Eo, Thăng Long - Hà Nội,… đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các Bộ, ban ngành ghi nhận để hoạch định chủ trương, đường lối góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo tồn phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, xây dựng phát triển nhân cách con người Việt Nam và những chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
Ông Chính đánh giá đó là những đóng góp thiết thực, quý báu, rất đáng trân trọng và tự hào của thầy trò các thế hệ nhà trường.
Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ. Ảnh: Thanh Hùng. |
“Tôi hy vọng và tin tưởng nhà trường mà Hội đồng Tư vấn chính sách là hạt nhân, với đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học hùng hậu, nhiệt huyết và tài năng; với lợi thế của một đại học nghiên cứu cơ bản, đa ngành, đa lĩnh vực giàu tiềm năng; với uy tín và quan hệ rộng mở... sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp tích cực, hiệu quả hơn nữa vào quá trình xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước”, ông Chính chia sẻ.
Theo ông Chính, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nguồn nhân lực chất lượng cao và khoa học công nghệ, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn có vai trò đặc biệt quan trọng.
“Chúng ta cần tập trung xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có khát vọng chấn hưng dân tộc, có tư duy và quyết tâm đổi mới sáng tạo, có những tố chất đáp ứng yêu cầu thời kỳ phát triển mới. Cần phát triển, phát huy mạnh mẽ nền văn hóa dân tộc, đưa văn hóa thấm sâu vào mọi mặt của đời sống xã hội, thật sự trở thành nguồn lực, thành sức mạnh nội sinh của một dân tộc quyết vươn lên văn minh, hiện đại. Cần xây dựng một một dân tộc thông thái, nhân văn, một cộng đồng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thuận và đoàn kết”.
Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) chụp ảnh lưu niệm với Trưởng ban Tổ chức TƯ Phạm Minh Chính. |
Ông Chính cho rằng đây cũng là cơ hội để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các nhà giáo, các nhà khoa học, các nhà văn hóa đóng góp, cống hiến trí tuệ, công sức cho nhân dân và đất nước.
Thanh Hùng – Thúy Nga
- Ngày 27/2, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) công bố kết quả bảng xếp hạng các trường đại học theo 48 ngành, nhóm ngành đào tạo thuộc 5 lĩnh vực tại các cơ sở giáo dục đại học trên 153 quốc gia.
" alt="“Trường ĐH uy tín không chỉ đào tạo, nghiên cứu tốt mà còn phải có ảnh hưởng xã hội”"/>“Trường ĐH uy tín không chỉ đào tạo, nghiên cứu tốt mà còn phải có ảnh hưởng xã hội”
Công ty TNHH Nhôm Tanama (Công ty Tanama) tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong vừa bị UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 1,8 tỷ đồng. Công ty này vi phạm các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, quy hoạch và xây dựng.
Ngoài ra, công ty này còn bị đình chỉ hoạt động nguồn phát sinh chất thải trong 4 tháng 15 ngày do không có giấy phép môi trường.
Quyết định xử phạt cũng yêu cầu Công ty Tanama phải lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định, đồng thời phá dỡ các công trình vi phạm. Công ty có thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định để khắc phục hậu quả và phải tự chi trả mọi chi phí phát sinh.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Hanaka - Chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá về các lỗi: Tổ chức xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng; không có giấy phép về môi trường; không hoàn thành việc xây lắp, lắp đặt hệ thống thu gom, xử lý nước thải của cụm công nghiệp; không lập hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ; đưa công trình vào hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy. Tổng số tiền phạt 888 triệu đồng.
Đến ngày 26/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Đào Quang Khải ký ban hành 12 quyết định xử phạt vi phạm hành chính về môi trường, phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, quy hoạch, xây dựng đối với các cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá với tổng số tiền gần 4 tỷ đồng. Đến nay 43 cơ sở bị phạt với tổng số tiền gần 21,4 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 26/11, trong làng nghề Mẫn Xá có thêm 25 hộ sản xuất tự nguyện phá dỡ lò cô đúc nhôm, tái chế kim loại, nâng tổng số hộ tự phá dỡ lò cô đúc nhôm lên 57 hộ.
Không đánh đổi môi trường lấy kinh tế
Làng Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Bắc Ninh) được coi là làng nghề tái chế nhôm quy mô lớn nhất miền Bắc với hơn 300 hộ làm nghề.
Nghề cô đúc nhôm giúp người dân nơi đây ngày càng giàu có nhưng cũng khiến họ phải gánh chịu những hệ lụy nghiêm trọng do ô nhiễm môi trường. Cùng với làng nghề giấy Phong Khê (TP Bắc Ninh), cụm công nghiệp Phú Lâm (huyện Tiên Du), làng Mẫn Xá là một trong ba điểm nóng về ô nhiễm môi trường tại Bắc Ninh, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sức khỏe của Nhân dân như các bệnh về hô hấp, ung thư.
Với quan điểm nhất quán “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Đề án tổng thể bảo vệ môi trường giai đoạn 2019 - 2025 và lấy chủ đề năm 2019 là “Bắc Ninh hành động vì môi trường sạch” và thực hiện liên tục các năm tiếp theo. Đồng thời, yêu cầu các địa phương có làng nghề trên địa bàn phải xây dựng Đề án, kế hoạch và lộ trình của thể để xử lý dứt điểm các điểm ô nhiễm.
Mới đây, UBND tỉnh Bắc Ninh thành lập đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá và các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp này. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc chấp hành các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, quy hoạch, xây dựng; trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc thực hiện các quy định liên quan.
Trực tiếp kiểm tra tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định quan điểm kiên quyết xử lý, không để tình trạng ô nhiễm môi trường kéo dài; không thỏa hiệp với hành vi cố tình gây ô nhiễm môi trường; không thể vì một bộ phận nhỏ mà để ảnh hưởng tới sự phát triển chung của tỉnh. Tỉnh Bắc Ninh sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ sản xuất có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp và mô hình sản xuất.
Người đứng đầu tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đoàn kiểm tra liên ngành tiếp tục thực hiện theo đúng nội dung kế hoạch kiểm tra của UBND tỉnh; kiện toàn hồ sơ để xử lý vi phạm với Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá và các cơ sở sản xuất, đồng thời có các hình thức phạt bổ sung.
"Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá chỉ được hoạt động trở lại sau khi khắc phục các vi phạm, trường hợp không khắc phục sẽ dừng hoạt động vĩnh viễn. Bên cạnh đó vận động các hộ sản xuất trong làng nghề tự dừng sản xuất khi không đủ điều kiện, kiên quyết xử lý hành vi chống đối. Đến ngày 31/12/2024, tất cả cơ sở sản xuất, cô đúc, tái chế trong khu dân cư vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và an toàn điện phải dừng hoạt động",ông Tuấn nhấn mạnh.
Văn Chương" alt="Bắc Ninh xử lý điểm nóng ô nhiễm ở Văn Môn: Phạt 43 cơ sở trên 21 tỷ đồng"/>Bắc Ninh xử lý điểm nóng ô nhiễm ở Văn Môn: Phạt 43 cơ sở trên 21 tỷ đồng