Ngoài ra, Thủ tướng sẽ gặp gỡ lãnh đạo một số nước; tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Nhật Bản; làm việc với một số tổ chức quốc tế...
Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo diễn ra từ ngày 16-18/12. Đây là dịp đặc biệt quan trọng, kỷ niệm 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai bên.
Dự kiến các lãnh đạo ASEAN và Nhật Bản sẽ kiểm điểm lại quá trình hợp tác 50 năm qua, từ đó đề ra tầm nhìn và định hướng phát triển quan hệ trong giai đoạn mới.
Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện quan trọng gồm: “Tuyên bố Tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy” và “Kế hoạch triển khai Tuyên bố tầm nhìn về Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản: Đối tác tin cậy”. Hai văn kiện này nhằm cụ thể hóa những kết quả trao đổi của các nhà lãnh đạo tại hội nghị.
Cơ hội vàng để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio cho biết, trong nhiều năm qua, Nhật Bản và ASEAN đã đồng hành trên con đường phát triển và hội nhập với tư cách là những đối tác quan trọng.
Hai bên đã chung tay giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn hoạn nạn như thời điểm xảy ra thảm họa động đất sóng thần miền Đông Nhật Bản hay đại dịch Covid-19 và cùng hợp tác như những người bạn chân thành trên tinh thần gắn kết “từ trái tim đến trái tim”.
Định hướng lớn cho quan hệ và hợp tác Nhật Bản-ASEAN trong tương lai dự kiến sẽ được đưa ra tại Hội nghị cấp cao đặc biệt Nhật Bản-ASEAN, Đại sứ Yamada Takio kỳ vọng hội nghị mang tính lịch sử lần này sẽ trở thành một cơ hội vàng để trao truyền “tình hữu nghị vàng” giữa Nhật Bản và ASEAN cho thế hệ tiếp theo.
Theo Đại sứ Yamada Takio, thông qua các hoạt động hợp tác kinh tế (ODA), đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào ASEAN trong nhiều lĩnh vực, Nhật Bản đã và đang hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực ASEAN trong đó có Việt Nam.
Nhật Bản và ASEAN là đối tác thương mại quan trọng của nhau, Nhật Bản đứng thứ 2 sau Mỹ về đầu tư trực tiếp tại ASEAN. Trong những năm gần đây, vốn đầu tư trực tiếp trung bình hằng năm của Nhật Bản vào các nước ASEAN đạt khoảng 2,8 nghìn tỷ Yên, và có khoảng 15.000 cơ sở kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đặt tại các nước ASEAN.
Trong thời gian tới, việc giao lưu hai chiều và hoạt động tích cực giữa nhân lực thế hệ mới, đa dạng của ASEAN với nhân lực của Nhật Bản sẽ là nền tảng quan trọng trong việc tạo ra các đổi mới sáng tạo mới trong thời gian tới.
Đại sứ Yamada Takio cho biết, một sự kiện quan trọng trong chuyến công tác lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là Hội đàm cấp Thủ tướng đầu tiên sau khi Việt Nam - Nhật Bản nâng cấp quan hệ song phương lên thành “Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và phồn vinh tại châu Á và trên thế giới”.
Lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ có cuộc trao đổi sôi nổi về các hoạt động quan trọng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, dựa trên nền tảng quan hệ đối tác mới.
"Tôi hy vọng chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ đạt được nhiều thành quả tốt đẹp để Nhật Bản và Việt Nam có thể cùng nhau đóng góp cho sự phát triển của khu vực và thế giới", Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói.
Ông Đặng Quốc Khánh, trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ngoài ra, ông Khánh còn vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020-2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Ban cán sự đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện gói thầu 26, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ do Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An thực hiện.
Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh Tuyên Quang vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Ông Chẩu Văn Lâm trong thời gian giữ cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Ông Lâm còn vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Đề nghị Trung ương Đảng kỷ luật 2 cá nhân
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ nhiệm kỳ 2010-2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Ban cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện các dự án, gói thầu tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện.
Một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh Phú Thọ vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.
Các ông: Ngô Đức Vượng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ; Nguyễn Doãn Khánh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ; Hoàng Dân Mạc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ trong thời gian giữ cương vị lãnh đạo tại Đảng bộ tỉnh đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Các ông này còn vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Ban cán sự đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó có dự án do Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn thực hiện, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí lớn tiền, tài sản của Nhà nước.
Một số cán bộ, đảng viên trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh Quảng Ngãi vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên nêu trên, theo quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Phú Thọ nhiệm kỳ 2010-2015, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Tuyên Quang nhiệm kỳ 2020-2025.
Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo các ông: Đặng Quốc Khánh, Chẩu Văn Lâm. Đồng thời khiển trách Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ngãi nhiệm kỳ 2015-2020.
Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các ông: Ngô Đức Vượng, Nguyễn Doãn Khánh, chưa xem xét kỷ luật ông Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng.
Bộ Chính trị đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
Sau khi nhận thông tin, ban chỉ huy phòng, chống thiên tai xã Lượng Minh đã huy động lực lượng, sơ tán người dân, học sinh đến nơi an toàn.
Đặc biệt trận mưa lớn khiến dòng suối sau khu vực Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh (bản Minh Tiến) dâng nước cao đột ngột làm toàn bộ trường bị ngập sâu.
Đến hơn 22h, nhiều phòng học ngập đến gần 1m nên giáo viên và gần 300 học sinh ở bán trú tại trường phải chạy lũ cả đêm. Do di tản kịp nên không có thiệt hại về người, nhưng nhiều sách vở, đồ dùng học sinh bị hư hỏng do ngập nước và bùn đất.
“Nước dâng lên quá nhanh khiến học sinh và các giáo viên chỉ kịp di dời đến nơi an toàn. Sau khoảng hơn 10 phút nước đã ngập vào phòng ở, phòng học của các em, toàn bộ sách vở, đồ dùng dạy học bị hư hại, sân trường ngập ngụa bùn đất”, cô giáo Nguyễn Thị Hiền cho hay.
Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, ông Vi Văn Phúc cho biết thêm, hiện có 4 bản phía trong, gồm: Chằm Puông, Minh Tiến, Bản Đửa và Minh Thành của xã đang bị cô lập hoàn toàn do sạt lở, tắc đường ở đầu bản Đửa và tuyến đường đi huyện Kỳ Sơn (Nghệ An).
"Lũ ống, lũ quét làm cho nhiều nhà ngập bùn gần 1m. Sau khi nhận được thông tin, đoàn công tác của huyện đã có mặt tại địa bàn xảy ra lũ ống, lũ quét để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống nhân dân", ông Vi Văn Phúc nói.