Năm 2008,óaphụbịungthưkhaokhátsốngchờconúttrưởngthànhlochoanhtàntậbd kq duc khi con trai út còn chưa tròn tuổi, chồng bà Đồng Thị Bích (SN 1966, quê Quãng Ngãi) đi biển rồi gặp nạn. Bà phải vượt qua nỗi đau mất chồng để chăm lo cho 3 con thơ. Cuộc sống vốn không dư dả, mất đi người trụ cột, 4 mẹ con phải “thắt lưng buộc bụng” qua ngày. Những tưởng Diễm (SN 1992, con gái lớn) gả chồng sẽ bớt phần nào nỗi lo, bà Bích lại đau đớn khi con rơi vào cảnh góa chồng khi mới 30 tuổi, lại đang mang bầu. Con rể của bà cũng mất do tai nạn lúc đi biển. Con trai lớn năm nay 29 tuổi, bị tật ở chân nên chỉ quanh quẩn gần nhà, nuôi vài con gà, con vịt. Tất cả hy vọng bà dồn hết vào người con út 17 tuổi, đang học lớp 12. Thế nhưng lúc này, bà sợ rằng các con đều không có tương lai tốt bởi bệnh hiểm nghèo của mình. Tháng 11/2023, bà Bích sốt li bì nhiều ngày. Con gái bận con nhỏ, hai con trai ngờ nghệch chẳng biết phải làm sao đành để mẹ nằm liệt giường. Người thân thấy vậy thì thương xót, đưa bà đi bệnh viện thăm khám, không ngờ đến kết quả bị ung thư vú. Bác sĩ khuyên bà Bích bệnh tình khi ấy còn ở giai đoạn sớm, nên nhập viện điều trị. Đáng tiếc, vì không có tiền nên bà cứ khất lần. Tháng 2/2024, nhờ người thân, xóm giềng gom góp giúp đỡ, bà mới nhập viện điều trị. Sau khi phẫu thuật cắt một bên vú trái, bà tiếp tục hóa trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Bệnh tật khiến bà Bích thường xuyên đau nhức đến mất ngủ, ngay cả đi lại cũng khó khăn. Nhưng do hoàn cảnh gia đình, bà chỉ có thể một mình bắt xe khách vào TP.HCM để chữa bệnh. 8 tháng qua, bà cố cầm cự theo phác đồ của bác sĩ, đến hiện tại thì đã cạn sạch tiền. Chỉ riêng tiền đi lại 2 chiều từ quê vào bệnh viện mỗi đợt đã hết hơn 1 triệu đồng. Trung bình cứ 3 tuần bà lại đánh thuốc 1 đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 3-7 ngày. Chi phí ở trọ và ăn uống được một nhà hảo tâm cưu mang nhưng bà vẫn không lo xuể những khoản còn lại. Vài tháng trước, chính quyền địa phương xét duyệt cho gia đình bà thuộc hộ cận nghèo, hưởng bảo hiểm y tế 95%. Tiền viện phí có khi giảm còn khoảng 2-3 triệu đồng, nhưng với bà, số tiền ấy bằng thu nhập cả tháng lúc khỏe. “Từ lúc đau bệnh tôi không đi làm được nữa, sống nương nhờ vào tình thương của mọi người. Mà đâu có ai giúp cho mình mãi được”, bà Bích trải lòng. Ở tuổi 58, bà tâm sự không sợ chết, chỉ canh cánh lo cho các con. Bà ao ước được sống thêm, dù chỉ 1-2 năm nữa, làm điểm tựa để con trai út trưởng thành, thay bà phụ đỡ cuộc sống của anh trai tàn tật. Trong lúc cùng đường, bà nói ý định bỏ cuộc với các nhân viên y tế và những người chung phòng trọ. Mọi người động viên nhưng lại chẳng có khả năng giúp đỡ. Một bạn đọc thân thiết đã hướng dẫn bà tìm đến VietNamNet như một tấm phao cứu sinh cuối cùng. Mong rằng sẽ có nhiều tấm lòng thơm thảo thương giúp người phụ nữ bất hạnh, để bà Bích có cơ hội tiếp tục điều trị bệnh.
|