Theo hợp đồng, nếu cuộc hôn nhân không thành vì người phụ nữ không muốn thì công ty sẽ trả lại tiền đặt cọc. Nhưng nếu việc không thành do người đàn ông không thích thì dịch vụ sẽ tính chi phí và chỉ trả lại phần thừa.
Theo biên lai do ông Wu cung cấp, ông đã thanh toán tiền đặt cọc, rồi sau đó tiếp tục trả thêm 2 lần nữa số tiền lần lượt là 40.000 tệ và 75.000 tệ. Như vậy, tổng số tiền ông đã thanh toán là 145.000 tệ (503 triệu đồng).
Anh trai ông Wu cho biết, em mình đã phải đi vay hơn 120.000 tệ (416 triệu đồng).
Bên mai mối sau đó đã đưa cậu con trai là Wu Yue đến Indonesia vào tháng 11/2019 để gặp những người phụ nữ địa phương. Wu tìm được một người anh thích và nói rằng cả hai bên đều có tình cảm với nhau.
“Chúng tôi gặp nhau 3-4 lần nhưng tôi chưa bao giờ đến nhà cô ấy. Người mai mối không cho tôi đến”.
Sau khi người phụ nữ đồng ý kết hôn với anh, gia đình Wu đã mua cho cô bộ trang sức bằng vàng gồm vòng cổ, bông tai và vòng tay theo đúng truyền thống của người Trung Quốc.
Tuy nhiên, cô dâu đã không xuất hiện trong ngày cưới.
“Khi người mai mối nói rằng cô gái không thể sang Trung Quốc vì đại dịch và anh ta có thể hoàn trả 20.000 tệ (gần 70 triệu đồng), chúng tôi nghĩ rằng mình có thể đã bị lừa”.
Về phần ông Chen - chủ công ty mai mối, ông ta nói rằng mình đã giới thiệu thành công hàng chục phụ nữ cho đàn ông Trung Quốc và chỉ thất bại 7-8 lần. Ông Chen cũng nói sẵn sàng ra toà để thẩm phán quyết định số tiền ông phải trả lại.
Trường hợp này làm dư luận nhớ tới một lệnh cấm của cơ quan hành chính hàng đầu nước này vào năm 1994, yêu cầu các công ty mai mối không được giới thiệu vợ chồng là người nước ngoài.
Ông Chen cho biết ông biết điều luật này nhưng theo ông, đó là “cấm giới thiệu phụ nữ Trung Quốc với đàn ông Mỹ và châu Âu”.
Cảnh sát địa phương đang mở một cuộc điều tra sự việc này để xem liệu nó có vi phạm điều luật nào hay không.
Trường hợp của ông Wu cũng không phải là một ngoại lệ.
Vào năm 2020, một người đàn ông ở tỉnh Phúc Kiến cũng bị lừa hơn 80.000 tệ (277 triệu đồng) sau khi kết hôn với một phụ nữ Việt Nam. Cô này đã bỏ trốn sau 3 ngày và kết hôn với một người đàn ông khác.
Năm 2018, cảnh sát Quế Lâm đã mất 9 tháng để triệt phá một đường dây lừa đảo kết hôn xuyên biên giới liên quan đến 15 người và số tiền lên đến hơn 1,2 triệu nhân dân tệ (gần 4,2 tỷ đồng).
Đăng Dương(Theo SCMP)
" alt=""/>Gia đình mất nửa tỷ đồng tìm vợ cho con traiDjokovic không giấu được cảm xúc ở trận đấu chia tay Del Potro (Ảnh: Reuters).
Trận đấu có nhiều pha bóng biểu diễn và dấu ấn đặc biệt xảy ra ở set hai khi Del Potro đề nghị Djokovic bắt chước các động tác của Nadal. Tay vợt người Serbia liên tục thực hiện những cú đánh thuận tay qua đầu đưa bóng đi xoáy mang thương hiệu của Nadal.
Sau trận đấu, Nole không giấu nổi cảm xúc: "Tôi cảm thấy rất xúc động. Tôi rất vinh dự khi được chơi cùng một người bạn, một nhân cách lớn và cũng là một đối thủ lớn như Juan Martin. Anh ấy là một hình mẫu cho tất cả chúng ta".
Trong lễ tri ân Del Potro, Djokovic chia sẻ đầy cảm xúc bằng tiếng Tây Ban Nha và được truyền thông Argentina đánh giá cao. Ban tổ chức cũng chiếu một đoạn video tổng hợp ghi lại những lời chúc đến Del Potro của các tay vợt nổi tiếng khác như Carlos Alcaraz, Nadal và Roger Federer.
Trong sự nghiệp của mình, Del Potro gây tiếng vang khi đánh bại Federer ở chung kết US Open 2009. Trước khi giải nghệ, anh chỉ thêm một lần vào chung kết Grand Slam tại US Open 2018.
Tay vợt Argentina vật lộn với nhiều chấn thương nặng suốt sự nghiệp và không thể duy trì sự ổn định. Del Potro khép lại sự nghiệp dài 17 năm với 22 danh hiệu lớn nhỏ.
" alt=""/>Djokovic gửi lời tri ân đến Del PotroCó lẽ không chỉ Trần Thế Phong, ai đã cùng TP.HCM đi qua mùa đại dịch hồi giữa năm 2021 đều không thể quên những tháng ngày kinh khủng đó. “Cả thành phố đã có những ngày thật đặc biệt, thật buồn nhưng cũng thật ấm áp tình người”, anh Trần Thế Phong chia sẻ.
Điều làm anh xúc động nhất chính là những vành khăn tang trắng của những người cha người mẹ, chồng vợ, con cái… tiễn biệt người thân khi cơn đại dịch lan tràn. Anh bảo, trong cõi tạm này, tình thâm là thứ quý giá nhất, gắn kết những con người với nhau, nhưng dịch giã đã làm cho những sợi dây ấy đứt lìa đột ngột.
Trong quá trình tác nghiệp theo tiếng gọi của con tim, điều mà theo nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong là nhân duyên và sứ mệnh đã trao cho mình, anh nhiều lần không kìm được nước mắt khi chứng kiến những bệnh nhân “trở về nhà” trong hình hài một… hũ cốt. Có quá nhiều nỗi đau và mất mát. Chính vì thế, trong đêm khai mạc triển lãm, anh Trần Thế Phong đã đồng thời tổ chức nghi thức tưởng niệm những nạn nhân của Covid-19. Mỗi người đến tham dự với cành hoa cúc trắng cũng rưng rưng xúc động hướng về người khuất, thầm cầu nguyện cho họ được an nhiên trong cõi khác.
Tuy nhiên, giữa những nỗi đau, điều còn lại trong lòng người còn là tình người và truyền thống sẻ chia của người TP.HCM nói riêng, người Việt nói chung. Hình ảnh đẹp về những món quà trao đi, từ bó rau, hộp cơm hay ổ bánh mì cũng được anh Trần Thế Phong ghi lại đầy sống động, lay động lòng người.
Phút giây chứng kiến nỗi đau hay tình người cũng có những chấn động rơi nước mắt. Và như nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong nói, đó cũng là những hình ảnh khiến ta phải giật mình trân quý sự sống, tình thâm, trân trọng người mình thương trong kiếp sống ngắn ngủi, vô thường này.
155 bức ảnh trong tập sách ảnh Sài Gòn Covid-19 cũng có thể xem là bức tranh toàn cảnh TP.HCM trong suốt 4 tháng giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 (từ ngày 9/7 đến 30/9/2021). Nhiều người tham dự đêm khai mạc triển lãm cũng rưng rưng, cảm ơn vì may mắn mình còn sống và nghiêng mình trước những hương linh đã đoạn lìa cuộc sống vì Covid-19, những tháng ngày khó quên…
Triển lãm sẽ diễn ra đến hết ngày 19/4, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM (97 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP.HCM).
Nhiếp ảnh gia Trần Thế Phong, sinh năm 1969 tại TP.HCM. Đến nay, anh đã có tổng cộng 17 triển lãm, trong đó có 11 triển lãm cá nhân và ra mắt 11 tác phẩm sách ảnh. Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Trần Thế Phong đã được nhận trên 200 giải thưởng về ảnh nghệ thuật và báo chí trong, ngoài nước. |
Lưu Đình Long
" alt=""/>Sài Gòn Covid