Dự kiến, trường sẽ tuyển 10 - 20% tổng chỉ tiêu cho phương thức này, trong đó số lượng tuyển thẳng mỗi ngành không quá 30% chỉ tiêu của ngành đó.
Phương thứ 2, trường xét tuyển theo kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy với số lượng chỉ tiêu dự kiến chiếm 30 - 40% tổng chỉ tiêu.
Kỳ thi được tổ chức sau kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại 3 địa điểm của Miền Bắc. Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 8.000 – 10.000 thí sinh.
Thí sinh dự thi bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần; trong đó phần bắt buộc gồm Toán (trắc nghiệm, tự luận) và Đọc hiểu (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 120 phút
Đối với phần tự chọn (trắc nghiệm), thời lượng dự kiến 60 phút, trong đó thí sinh chọn 1 trong 3 phần:
Tự chọn 1(Lý – Hóa) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành trừ ngành Ngôn ngữ Anh.
Tự chọn 2 (Hóa – Sinh) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành thuộc khối Hóa – Thực phẩm – Sinh học – Môi trường.
Tự chọn 3 (Tiếng Anh) đối với thí sinh đăng ký xét tuyển các ngành Ngôn ngữ Anh, Kinh tế quản lý.
Nội dung bài thi đánh giá tư duy nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.
Cụ thể, phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận. Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc và năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
Phương thứ 3, Trường Đại học Bách khoa Hà nội xét tuyển dựa theo kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT với chỉ tiêu dự kiến chiếm 50 - 60% tổng chỉ tiêu.
Điều kiện tham gia phương thức xét tuyển này là thí sinh có điểm trung bình 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT trong tổ hợp môn xét tuyển đạt từ 7.0 trở lên.
Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 3 môn thi của một trong các tổ hợp (có tính hệ số môn chính ở một số ngành và điểm cộng ưu tiên theo quy định của Bộ GD-ĐT).
Những thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên (hoặc tương đương) có thể được quy đổi điểm tiếng Anh thay cho môn thi tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo theo tổ hợp A01, D07, D01.
Thí sinh đã tham gia phỏng vấn để được xét tuyển thẳng vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, đầu tháng 1/2021, nhà trường sẽ công bố chi tiết cấu trúc đề thi riêng; chỉ tiêu tuyển sinh theo từng ngành, phương thức; các ngành mới mở của trường;…
Bên cạnh đó, năm 2021, trường cũng bổ sung thêm nội dung kiến thức trong bài thi riêng để có thể lựa chọn các ứng viên phù hợp”.
Năm 2020 là năm đầu tiên Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội xét tuyển kết hợp giữa điểm thi tốt nghiệp THPT và kết quả bài kiểm tra tư duy. Bài kiểm tra này được thiết kế để đánh giá năng lực cốt lõi của các thí sinh và khả năng theo học các ngành học ở bậc đại học, đặc biệt ở các ngành khoa học, kỹ thuật.
Điểm trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm vừa qua cũng thuộc nhóm cao nhất trong các trường đại học khối ngành kỹ thuật của cả nước. Đặc biệt, gần 60% số thí sinh trong top 0,01% tổ hợp A00 toàn quốc chọn học tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Thúy Nga
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 15/7.
" alt=""/>Trường ĐH Bách khoa Hà Nội nói về phương án tuyển sinh 2021Pogba bị sếp MU dằn mặt, Arsenal đuổi "thần đồng"" alt=""/>Tin bóng đá 5
Chị Phấn, mẹ của Mạnh Thiên trải lòng: “Từ nhỏ, con đã chẳng bao giờ được ngủ an yên bởi bệnh tật hành hạ. Nhìn con ngày càng gầy gò, vàng vọt mà tôi tan nát cõi lòng”.
![]() |
Đứa trẻ 3 tuổi có đôi mắt ngơ ngác, ầng ậng nước |
30 tuổi mới kết hôn, chị Phấn những tưởng con trai chào đời là niềm hạnh phúc mà ông trời ban tặng cho gia đình nhỏ, chẳng thể ngờ lại bắt đầu những ngày tháng chới với vì bệnh của con.
Khi mới 1 tháng tuổi, Mạnh Thiên bị vàng da, đi ngoài phân màu trắng và thường xuyên quấy khóc, vợ chồng chị Phấn đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 khám mới phát hiện con bị teo mật bẩm sinh. Các bác sĩ sau đó đã tiến hành mổ Kasai nhằm dẫn lưu mật một phần cho con nhưng tiếc là không thành công.
Bệnh tiếp tục tiến triển khiến da, mắt của Mạnh Thiên ngày càng vàng vọt, rồi xuất hiện những biến chứng của xơ gan như báng bụng, đầu ngón tay tím lại, sưng phù. Đến nay, con đã bị xơ gan giai đoạn cuối.
Cơ thể gầy gò, mong manh của đứa trẻ 3 tuỏi bị che lấp bởi cái bụng bự chảng, nếu nhìn không kỹ sẽ chẳng thấy đôi tay, đôi chân nhỏ xíu của con.
![]() |
Từ nhỏ Mạnh Thiên đã phải làm quen với nỗi đau đớn vì bệnh tật giày vò. |
“Lúc trước gia đình tôi cũng đã thực hiện ghép tế bào gốc cho con nhằm kéo dài sự sống, thế nhưng cũng không khả quan, thậm chí bệnh tình còn xấu đi. Bệnh cứ nặng dần, mới đây còn bị thoát vị bẹn, lại phải mổ. Tôi không hiểu vì sao mà số phận của con cứ phải chịu đày đọa, đau đớn đến thế”, chị Phấn cầm bàn tay nhỏ bé của con trai, nước mắt không ngừng rơi.
Khi nhận được thông báo có thể tiến hành ghép gan cho Mạnh Thiên, cả gia đình chị Phấn vừa mừng, vừa lo. Mừng vì trong thời điểm dịch covid phức tạp, để có thể tổ chức một ca ghép tạng không hề đơn giản. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều nỗi lo.
“Chúng tôi sợ con sẽ không vượt qua được mà mất trên bàn mổ, rồi lại lo tới khoản chi phí lên tới 500 triệu đồng. Dù vậy, cả gia đình tôi đồng lòng là sẽ ghép gan cho con, nên ngay khi nghe bác sĩ thông báo dự kiến ca ghép, chúng tôi đã chạy vạy khắp nơi để vay mượn tiền, thế nhưng nhiều nhất cũng chỉ được 300 triệu, còn thiếu tới 200 triệu đồng, đến nay chẳng biết kiếm ở đâu”, chị Phấn lo lắng.
Vợ chồng chị không có nhà cửa. Trước khi con trai chào đời, họ mướn nhà trọ, đi làm thuê. Thu nhập của cả 2 khoảng 10-12 triệu đồng. Nhưng từ khi có bé Mạnh Thiên, rồi con bị bệnh, chi phí tốn kém, họ phải về ở nhờ nhà ngoại.
Cha mẹ chị Phấn vốn là hộ nghèo lâu năm, cũng mới thoát nghèo chưa được bao lâu. Thêm nữa, 2 ông bà đều tuổi cao sức yếu, cuộc sống quay quắt trong cái khó, nào có thể lo được tiền chữa bệnh cho cháu.
![]() |
Xin hãy giúp cậu bé tội nghiệp, để con có tương lai tốt đẹp hơn. |
Bác sĩ Nguyễn Hồng Vân Khánh, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ với VietNamNet: “Bé Mạnh Thiên từng ói ra máu do xuất huyết tiêu hóa, đó là một biến chứng có thể nguy hiểm tới tính mạng. Trước mắt, căn bệnh không khiến con lập tức tử vong, nhưng thời gian của con sẽ không còn nhiều.
Bây giờ là thời điểm lý tưởng nhất để tiến hành ca ghép gan cho con, nếu bỏ lỡ thì dù sau đó có ghép cũng sẽ không đạt được mức tối ưu như vậy nữa”.
Dù biết rằng trong thời điểm dịch covid diễn biến phức tạp, số tiền 200 triệu đồng cũng không hề nhỏ, nhưng thiết nghĩ số tiền ấy mà đủ để đánh đổi được tính mạng cho một em bé tội nghiệp, thậm chí có thể mang lại cho con một tương lai tốt đẹp hơn thì cũng đáng giá.
Mong rằng sẽ có nhiều nhà hảo tâm dang rộng vòng tay nhân ái để cứu giúp cuộc đời của bé Mạnh Thiên.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: