15 năm sau vụ khủng bố kinh hoàng vào nước Mỹ 11/9, nữ phi công Heather ‘Lucky’ Penney tiết lộ những tình tiết bất ngờ liên quan tới chiếc máy bay thứ 4 của Mỹ bị không tặc chiếm. |
Nữ phi công Heather ‘Lucky’ Penney. |
Tờ Washington Post ghi lại, vào khoảng gần trưa buổi sáng thứ Ba gây chấn động địa cầu cách đây 15 năm, Trung úy Heather ‘Lucky’ Penney có mặt trên đường băng tại Căn cứ không quân Andrew và sẵn sàng cất cánh.
Tay của Penney đặt trên điều khiển chiếc máy bay chiến đấu F-16, và cô nhận được lệnh: hạ gục chiếc máy bay Flight 93 của hãng hàng không United Airlines. Đó là ngày 11/9, khi mà chiếc máy bay thứ tư bị không tặc khống chế có vẻ như sẽ lao thẳng xuống Washington. Penney là một trong hai phi công chiến đấu đầu tiên có mặt sáng hôm đó, nhận được lệnh phải chặn đứng chiếc Flight 93.
Khi lao thẳng lên bầu trời xanh thăm thẳm, thứ duy nhất mà Penney không mang theo trên chiếc F-16 là đạn dược. Tên lửa cũng không có. Thậm chí, cô không có bất kỳ thứ gì khác có thể nhắm bắn vào chiếc máy bay đang bị cướp.
Cô chỉ có độc nhất chiếc F-16. Và đó là toàn bộ kế hoạch tác chiến.
Bởi vì vụ tấn công bất ngờ xảy ra với diễn tiến quá nhanh so với thời gian máy bay kịp nạp vũ khí, nên Penney và sĩ quan chỉ huy của cô tính đến việc lao thẳng vào chiếc Boeing 757.
“Chúng tôi đã không thể bắn hạ nó (chiếc Boeing 757 số hiệu Flight 93). Chúng tôi định đâm thẳng vào máy bay. Về cơ bản thì tôi sẽ là một phi công cảm tử” – Penney nhớ lại nhiệm vụ của cô hôm đó.
Nhiều năm sau vụ khủng bố rúng động toàn cầu, Penney – một trong số những nữ phi công chiến đấu lứa đầu tiên của Mỹ - không trả lời bất kỳ phỏng vấn nào về những gì cô đã trải qua hôm 11/9/2001. Trong đó có cả việc cô đã hộ tống chiếc Không lực Một của Tổng thống về Washington trên không phận bị siết chặt nghiêm ngặt sau vụ tấn công.
Nhưng 10 năm sau, Penney nhớ lại một trong những câu chuyện ít người biết nhất về buổi sáng định mệnh: đó là phương án tác chiến đầu tiên của quân đội Mỹ nhằm đáp trả những kẻ tấn công, trên thực tế lại là một nhiệm vụ cảm tử.
“Chúng tôi phải bảo vệ không phận bằng mọi giá” – Penney kể lại chuyện này vào tuần trước, trong văn phòng của cô tại hãng Lockheed Martin, nơi cô đang làm giám đốc cho chương trình siêu chiến đấu cơ F-35.
Sau hàng ngàn giờ bay, tham gia nhiều sứ mệnh khác nhau trên thế giới, nhưng chưa có lần nào có thể sánh với nhiệm vụ khẩn cấp mà Penney được giao ngày 11/9 – thực hiện chuyến bay một chiều để gây ra một vụ nổ giữa trời.
Lớn lên trong mùi khói xăng máy bay, Penney được truyền cảm hứng về những chiếc máy bay chiến đấu từ bố - một cựu quân nhân.
Đáng ra, cô đã trở thành một giáo viên. Cô có bằng lái máy bay khi đang học đại học. Khi Quốc hội Mỹ mở lối cho phụ nữ tham gia đội máy bay chiến đấu, Penney lập tức ghi danh trong tốp đầu.
“Tôi ký đơn đăng ký ngay lập tức. Tôi muốn trở thành phi công chiến đấu như bố” – Penney chia sẻ. Sau đó, Penney trở thành nữ phi công đầu tiên lái F-16 trong Phi đội Chiến đấu 121 của Vệ binh Quốc gia trên không của thủ đô Washington.
Buổi sáng thứ Ba ngày 11/9, Penney cùng đồng đội mới hoàn tất khóa tập huấn bay chiến đấu kéo dài hai tuần tại Nevada. Họ ngồi quanh bàn nghe báo cáo, nhận được thông tin một chiếc máy bay đã đâm vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York. Khi một chiếc khác tiếp tục xuất hiện và tấn công, họ hiểu rằng chiến tranh đang xảy ra.
Nhưng mọi sự ngạc nhiên vẫn chưa dừng ở đó. Trong những giờ đầu tiên bối rối cực độ, không có mệnh lệnh nào rõ ràng được ban ra. Tất cả mọi thứ đều chưa sẵn sàng. Các máy bay vẫn đang nạp đạn giả từ đợt tập huấn.
Điều đó có nghĩa là không máy bay nào được trang bị vũ khí để sẵn sàng chiến đấu và không có hệ thống nào sẵn có để điều máy bay tới Washington. Trước ngày hôm đó, tất cả mọi con mắt vẫn chỉ tìm kiếm các máy bay và tên lửa từ các đường bay quen thuộc, với mối đe dọa từ những năm Chiến tranh Lạnh. Không ai hình dung được nguy cơ lại xuất hiện ngay trên đất Mỹ.
Khi chiếc máy bay thứ ba đâm vào Lầu Năm Góc, tất cả mọi người đều hiểu rằng còn có thể có chiếc thứ tư, hoặc nhiều hơn thế. Máy bay chiến đấu Mỹ có thể được nạp đạn trong vòng 1 giờ, nhưng ngay lúc đó phải có ai đó bay lên trời, dù có vũ khí hay không.
Đại tá Marc Sasseville ra lệnh: “Lucky, cô đi với tôi”. Sasseville nói ông sẽ nhằm trúng buồng lái. Còn ‘Lucky’ Penney nhận phần đuôi chiếc Flight 93.
Sasseville thừa nhận, các phi công không hề được huấn luyện để hạ gục máy bay dân sự. Ông vẫn kịp tính toán xem tấn công vào điểm nào trên máy bay là thích hợp nhất. “Nếu bạn chỉ đâm vào động cơ, máy bay vẫn có thể liệng trên trời và nó vẫn có thể tiến đến mục tiêu. Tôi nghĩ ngay đến buồng lái và cánh”.
Điều làm Penney lo sợ lại là việc đâm trượt mục tiêu nếu cô tìm cách nhảy ra khỏi máy bay. Với Penney, nỗi lo đâm trượt còn đáng sợ hơn cả việc hy sinh.
Nhưng cả Penney và Sasseville đều không phải chết. Penney không phải hạ gục chiếc máy bay dân sự chở đầy trẻ nhỏ, các nhân viên bán hàng và bạn gái của họ. Các hành khách trên chuyến bay Flight 93 đã tự làm việc đó.
Vài giờ trước khi Penney biết rằng chiếc Flight 93 đã đâm xuống Pennsylvania, các con tin trên máy bay đã nổi dậy, chống lại không tặc và sẵn sàng làm bất kỳ điều gì họ cần phải làm, y như hai phi công của đội Vệ binh Quốc gia.
“Những người hùng thực thụ chính là các hành khách trên chuyến bay Flight 93, những người sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình. Còn tôi chỉ tình cờ là một nhân chứng lịch sử mà thôi” – Penney nói.
Penney và Sasseville đã canh gác bầu trời suốt ngày hôm đó, hộ tống Tổng thống George Bush, bảo vệ các thành phố.
Lê Thu
Người hùng và chiếc khăn đỏ trong thảm kịch 11/9
Trong những giờ phút đen tối nhất lịch sử nước Mỹ ngày 11/9/2001, mộtngười đàn ông bí ẩn đã bất chấp tính mạng của mình, cứu giúp những ngườianh không hề quen biết.
" alt="Sự thật rúng động trong vụ khủng bố 11/9"/>
Sự thật rúng động trong vụ khủng bố 11/9
Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un của CHDCND Triều Tiên đã khiến cả thế giớiphải chú ý bởi một loạt tuyên bố hiếu chiến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên,giới phân tích tin rằng quyền lực thực sự phía sau hậu trường ở Bình Nhưỡng lại thuộc về côruột và chú rể của ông Kim.
Các tin liên quan |
Triều Tiên đang lựa chọn thời điểm tấn công? Điều gì tạo nên "sức mạnh mềm" của Kim Jong Un? Kim Jong Un coi hạt nhân là "kho báu quốc gia" |
Được cho là các nhân vật nòng cốt có ảnh hưởng nhất trong chính quyền BìnhNhưỡng, Kim Kyong-hui và chồng bà, Jang Sung-taek, năm nay đều 66 tuổi. Cótin nói cặp đôi này đã được chính Chủ tịch Kim Jong-il khi còn sống giao tráchnhiệm giúp đỡ người con trai 30 tuổi của mình củng cố vị thế như một nhân vậtmới và kiểm soát quân đội gồm 1,2 triệu binh sĩ của Triều Tiên.
Một bức ảnh mới được công bố cho thấy Kim Kyong-hui cùng chồng ngồi bên cạnhKim Jong-un trong cuộc họp toàn thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao độngTriều Tiên, khi ông Kim đưa ra các tuyên bố mới nhất, cam kết sẽ duy trì vũ khíhạt nhân như "kho báu quốc gia" và không thể bị đánh đổi, thậm chí bằng "hàng tỷđôla".
|
Kim Kyong-hui và chồng, Jang Sung-taek
|
Giới phân tích cho rằng, Kim Jong-il đã có nhiều thập niên được đào tạo đểlãnh đạo đất nước và kiểm soát quân đội nhưng con trai ông, Kim Jong-un, lại lênnắm quyền khi còn quá trẻ. Người dân Triều Tiên thậm chí còn chưa biết đến sựtồn tại của nhân vật này cho đến khoảng thời gian ngắn trước cái chết của ngườicha.
Hình ảnh của Kim Jong-un như một vị tướng tài được xây dựng một phần thôngqua những ngôn từ hiếu chiến gần đây, trong đó ông Kim dọa sẽ tấn công Mỹ và HànQuốc, cắt đứt các đường dây nóng với Seoul và ra lệnh cho các đơn vị tên lửa sẵnsàng khai hỏa.
"Họ đang gấp rút tạo dựng hình ảnh của ông Kim như một lãnh đạo quân sự uylực nhằm giành được sự tôn trọng và kiểm soát. Và những người đang làm việc nàylà Kim Kyong-hui cùng chồng bà, Jang Sung-taek", Jeung Young Tai, một nhànghiên cứu cấp cao tại Viện Thống nhất Quốc gia Hàn Quốc, nhận xét.
|
Kim Kyong-hui là một nhân vật trung tâm trên chính trường Triều Tiên. |
Kim Kyong-hui, em gái của Chủ tịch quá cố Kim Jong-il, là một nhân vật trungtâm trên chính trường Triều Tiên trong 40 năm qua. Bà được tin là đã bị khai trừtrong khoảng thời gian 2003-2009 khi đột nhiên không xuất hiện trước công chúng.Tuy nhiên, người phụ nữ này lại nổi lên với vai trò chủ chốt trong tiến trìnhchuyển giao quyền lực từ Kim Jong-il sang cho con trai.
Kim Kyong-hui được phong tướng 4 sao năm 2010 và được chỉ định làm Chủ tịchỦy ban Hướng dẫn và Tổ chức của Đảng Lao động Triều Tiên, vị trí thanh thế nhấttrong đảng. Chồng bà, Jang Sung-taek, là người được anh vợ rất tin dùng, dẫn đầulực lượng bảo vệ quốc gia chuyên bảo vệ nguyên thủ. Ông Jang cũng đứng đầu cácnỗ lực phục hồi kinh tế của Triều Tiên, thực hiện nhiều chuyến thăm tới cácthành phố của Trung Quốc nhằm học hỏi từ sự thành công kinh tế của Bắc Kinh.
Các nguồn tin tình báo ở Hàn Quốc coi Jang Sung-taek là một nhân vật đốitrọng với phe cứng rắn quân sự. Có tin nói ông này đã phản đối ý tưởng phóng tênlửa tầm xa của Triều Tiên hồi tháng 12 năm ngoái nhưng đã bị vợ lấn át.
Kề cận với Jang là một tướng quân đội quyền lực nhất của Triều Tiên, Phó Chủtịch Quân ủy Trung ương Đảng Lao động, Choe Ryong-Hae. Ông Choe năm nay 64 tuổi,không có nền tảng chính trị mà thăng tiến từ một quan chức Đảng, tham gia vàoviệc quản lý các lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, cùng với Jang, ông này là nhàkiến tạo hình ảnh chủ chốt của Kim Jong-un như một lãnh đạo quân sự hàng đầu.
"Họ đang nỗ lực hết sức để dựng hình ảnh hoàn hảo của tướng Kim trong việctổ chức quân đội vào các thời điểm khủng hoảng quốc gia bằng cách tạo ra mộttình huống khủng hoảng trong những ngày này", Yun Duk-Min, một giáo sư tại Họcviện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc, bình luận.
Thanh Hảo(Theo ABC News)
" alt="Cặp đôi nắm thực quyền ở Triều Tiên là ai?"/>
Cặp đôi nắm thực quyền ở Triều Tiên là ai?