|
Không gian bếp, nơi các cô giáo đang tình nguyện làm việc mỗi ngày |
Tình nguyện đi nấu cơm phục vụ người cách ly
Có mặt tại khu bếp ăn của trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ, phóng viên VietNamNet cảm nhận được không khí lao động khẩn trương nhưng không kém phần tỉ mỉ, tận tụy của các cô giáo, cô nuôi ở đây.
|
Cô giáo dạy văn hóa tham gia sơ chế thực phẩm |
Phía ngoài khu chế biến thực phẩm tươi sống là phần việc do các cô giáo dạy văn hóa hàng ngày đảm nhiệm. Mỗi người mỗi việc. Người thì nhặt rau, rửa thịt, người vo gạo, đãi đỗ…. Riêng ban lãnh đạo nhà trường thì chuẩn bị khay ăn, đũa, giấy …và khâu tổ chức chung.
|
Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ chuẩn bị đũa, khay để đựng suất cơm |
Trong khu vực chế biến thức ăn chín, chỉ có vỏn vẹn 4 người thuộc tổ bếp của trường. Nhưng từ cơm, canh, thức ăn và cả bữa tráng miệng đều được làm rất gọn gàng, sạch sẽ, chuyên nghiệp.
|
Hàng trăm suất ăn chỉ 4 người trực tiếp đứng nấu |
Cô Nguyễn Ngọc Ánh, bếp trưởng của bếp ăn Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ chia sẻ, mỗi ngày các cô phải chuẩn bị hàng trăm suất ăn phục vụ 3 bữa cho gần 100 người dân đang bị cách ly.
|
Thực phẩm sạch, tươi ngon |
Ngoài ra, nhà trường còn phục vụ bữa ăn hàng ngày cho hơn 60 y bác sỹ, chiến sĩ công an, quân đội, 30 tình nguyện viên tại điểm cách ly tập trung ở khách sạn sinh viên và tại 2 điểm chốt kiểm soát dịch bệnh Covid -19 khác trên địa bàn quận.
|
Cô bếp Nguyễn Ngọc Ánh, bên tủ đựng đồ sạch bong |
Để những bữa ăn luôn được đảm bảo dinh dưỡng, mang lại sức khỏe và sự phấn chấn cho những người đi cách ly, các cô thường xuyên thay đổi thực đơn cho các bữa sáng, trưa, tối.
Dậy từ 3h sáng để nấu xôi thịt nhừ, làm bánh đa cua đặc sản
Cô Bùi Thị Hậu, cán bộ nấu bếp của đơn vị trong trang phục lao động hàng ngày đang tỉ mẩn đãi từng hạt đỗ xanh để riêng cho bữa xôi với thịt nhừ vào sáng hôm sau.
|
Cô Bùi Thị Hậu |
Cô kể: "Khi nhà trường thông báo nghỉ để tránh dịch Covid-19, chúng tôi đều ở nhà. Nhưng khi Hải Phòng áp dụng lệnh cách ly với tất cả người nước ngoài, người từ vùng dịch về thì chúng tôi mới bàn làm gì đó để góp sức, chia sẻ bớt áp lực cho nhà nước. Gần 1 tháng nay, bếp ăn tình nguyện của nhà trường hình thành, chúng tôi cảm thấy có ý nghĩa vì được đóng góp sức nhỏ của mình để chung tay với toàn thành phố, toàn xã hội trong lúc đại dịch”.
|
Chuẩn bị ngâm đỗ xanh nấu xôi sáng hôm sau |
Cô Hậu nói để có bữa xôi thịt nóng hổi vào bữa sáng cho người trong khu cách ly, các cô phải ra khỏi nhà khi 3h sáng.
|
Dùng máy đóng hộp canh |
“ Lúc đó chồng con đang ngủ, mình phải dậy thật nhẹ nhàng rồi len lén trốn đi. Thực đơn hôm nào là bánh đa, bún phở thì dậy từ 4h là kịp. Chúng tôi nấu bánh đa cua hàng tuần để thay người dân Hải Phòng gửi đến người bị cách ly hương vị đặc sản quê hương. Mong họ vì đồng bào, vì sự bình an, khỏe mạnh của bản thân và gia đình mà nghiêm túc chấp hành”, cô Hậu nói.
|
Lặng lẽ dậy từ rất sớm để phục vụ bữa ăn tình nguyện cho người cách ly |
Cô giáo Dương Thúy Bình, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Mỗi hộp cơm đến với tay người dân tại nơi cách ly, hay các cán bộ, y bác sĩ, chiến sỹ nơi tuyến đầu phòng chống dịch đều chứa đựng những tình cảm của chúng tôi. Chúng tôi làm việc tự nguyên và phải viết đơn lên tổ chức để được bố trí và xếp lịch đi nấu ăn do quá đông giáo viên xin tình nguyện. Có những hôm đóng bếp rồi, nhưng 19h thông tin báo về là có thêm mấy người dân mới từ máy bay xuống phải đi cách ly nhưng chưa kịp ăn bữa tối. Chúng tôi sẵn sàng ở lại làm thêm cơm để suất ăn nóng đến được ngay với họ sau 1 đường xa vất vả”.
|
Thức ăn nóng hổi, bắt mắt |
|
sạch sẽ chuyên nghiệp |
|
Đủ chất và đẹp cả khâu trang trí |
|
Giờ chia cơm trước khi chuyển đi |
|
Các tình nguyện viên của quận Lê Chân đến nhận cơm đưa đi |
|
Cơm đến khu cách ly còn nóng hổi |
Được biết, thành phố Hải Phòng hỗ trợ những người cách ly 65 nghìn đồng/người/ngày tiền ăn. Số tiền này được chuyển về các đơn vị như trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ để chế biến và chuyển vào khu cách ly.
Hoài Anh
Chàng trai kể cuộc sống chân thực trong khu cách ly qua tranh vẽ
- Chứng kiến nỗ lực làm việc vất vả và sự quan tâm chân thành đến từ các bác sĩ và nhân viên khu cách ly, Nguyễn Tăng Quang (du học sinh trở về từ Anh) đã vẽ những bức tranh tái hiện kỷ niệm đáng nhớ ở nơi này.
">