Nhận định

Cách khắc phục chứng mệt mỏi, chán ăn sau khỏi Covid

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-03 23:46:45 我要评论(0)

Dù biểu hiện lâm sàng nhẹ hay nặng thì đa phần bệnh nhân Covid-19 sẽ xuất hiện mệt mỏi,áchkhắcphlịch bóng đá vnlịch bóng đá vn、、

Dù biểu hiện lâm sàng nhẹ hay nặng thì đa phần bệnh nhân Covid-19 sẽ xuất hiện mệt mỏi,áchkhắcphụcchứngmệtmỏichánănsaukhỏlịch bóng đá vn chán ăn, thậm chí rất khó ăn khi bị sốt, nhiễm trùng, suy hô hấp. Vì vậy, sau thời gian điều trị, sức khỏe của bệnh nhân thường suy giảm; cơ quan hô hấp, tiêu hóa suy yếu, có nguy cơ bị suy dinh dưỡng ở các mức độ khác nhau.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sau điều trị Covid-19 bởi vậy rất quan trọng, giúp cải thiện các chức năng cơ thể.

Về bữa ăn và cách chế biến:

Người sau điều trị Covid-19 thường mệt mỏi, chán ăn, vì vậy cần ăn nhiều lần trong ngày, khoảng 5 bữa/ngày, tránh ăn quá no có thể gây khó thở. Chế biến thức ăn ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu. Nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay thế các món ăn chiên, rán, nướng sẽ khó tiêu. Thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để bữa ăn ngon hơn.

Ngoài ra, tăng cường bổ sung sữa (2 cốc/ngày) và các sản phẩm của sữa, vì sữa có đủ thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với người mới khỏi bệnh. Đặc biệt, sữa năng lượng cao có thể giúp cơ thể người bệnh mau chóng phục hồi.

Bình thường, khi đói, chúng ta sẽ muốn ăn và thèm ăn, nhưng với người đói (thiếu) vi chất dinh dưỡng và đường tiêu hóa yếu kém thì ngược lại. Họ thường mất cảm giác đói và thèm ăn.

Để hỗ trợ cho đường tiêu hóa, người bệnh nên bổ sung thêm probiotic mỗi ngày 2 lần, đồng thời bổ sung viên đa vitamin - khoáng chất cho người lớn hay các dạng siro/cốm đa vitamin - khoáng chất cho trẻ em sẽ giúp có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, cơ thể mau bình phục hơn.

{ keywords}
Sữa có đủ thành phần dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối, dễ tiêu hóa và hấp thu, phù hợp với người mới khỏi bệnh - Ảnh minh họa

Về chế độ dinh dưỡng:

Năng lượng trong khẩu phần nên được cung cấp bởi các thực phẩm từ 3 nhóm: nhóm thực phẩm giàu chất bột đường (như gạo, ngũ cốc, khoai, củ), nhóm thực phẩm giàu đạm (như các loại thịt động vật, thịt gia cầm, cá, thủy sản, đậu, đỗ các loại) và nhóm thực phẩm giàu chất béo (như mỡ động vật, bơ, dầu thực vật, các loại hạt nhiều dầu).

Chế độ ăn cần cung cấp đủ về số lượng và đảm bảo tỷ lệ hợp lý từ 3 chất sinh năng lượng là protein từ 13-20%, lipid từ 20-25% và glucid (hay chất bột đường) từ 55-65%. Ví dụ, một người cần có tổng năng lượng ăn vào là 2000 kcal/ngày với tỷ lệ protein:lipid:glucid là 15:20:55 thì sẽ cần được cung cấp 300 kcal từ 75g chất đạm, 400 kcal từ 45g chất béo và 1100 kcal từ 275g chất bột đường. 

Ăn đa dạng, phối hợp từ 15-20 loại thực phẩm và thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm trong ngày. Khẩu phần ăn nên có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản và đậu, đỗ...).

Người mới khỏi bệnh nên chọn protein có giá trị sinh học cao và cung cấp các acid amin thiết yếu. Amino acid có vai trò duy trì hoạt động chức năng của cơ thể, tham gia vào các hàng rào bảo vệ, sự dịch chuyển và hấp thu các chất dinh dưỡng. Không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như: nội tạng động vật, óc. Nên ăn ít nhất 3 bữa cá/1 tuần, 3 quả trứng/1 tuần và uống thêm sữa từ 1-2 cốc/ngày.

Về chất béo, nên ăn cả dầu thực vật và mỡ động vật, tỷ lệ chất béo động vật/chất béo tổng số dưới 60%. Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, dầu thực vật, hạn chế các chất béo từ các thịt gia cầm (gà, vịt...), thịt động vật như lợn, bò...

Tăng cường rau quả:

F0 sau khỏi bệnh nên ăn nhiều rau quả - nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Vitamin A, C , D, E và chất khoáng như sắt, kẽm,… có vai trò trong chống viêm, chống nhiễm trùng, rất cần thiết cho bệnh nhân Covid-19 sau khỏi bệnh. Vitamin và chất khoáng cũng rất có ích trong việc nâng cao sức đề kháng, miễn dịch. Lưu ý, các loại rau màu xanh sẫm và hoa quả màu đỏ hoặc vàng sẽ có chứa nhiều vitamin A, C, E.

Ngoài ra, rau quả còn giúp cho tiêu hóa tốt hơn, hạn chế hấp thu cholesterol, hạn chế táo bón. Lượng rau xanh và hoa quả nên ăn cho 1 người trong 1 ngày là từ 400 - 600g.

{ keywords}
F0 sau khỏi bệnh nên ăn nhiều rau quả - Ảnh minh họa

Bổ sung nước:

Bệnh nhân Covid-19 thường bị mất nước và một số chất điện giải như natri, kali do sốt, viêm phổi và nhiễm trùng. Vì thế, bổ sung nước để bù lại lượng nước đã mất sẽ giúp cơ thể mau phục hồi.

Bên cạnh đó, nên tăng cường uống các loại nước từ hoa quả (như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép, nước xoài, rau má,…). Nước hoa quả ngoài cung cấp nước còn cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm cần hạn chế:

Không ăn mặn và các loại thực phẩm có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, đồ hộp, đồ biển, đồ khô, các thực phẩm muối chua… Ăn hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ, đồ ăn chiên, rán, nướng vì sẽ gây khó tiêu. Hạn chế các loại đồ ngọt, nước ngọt, nước có gas. Không nên uống nước trước hoặc trong bữa ăn.

ThS.BS Nguyễn Văn Tiến

(Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia)

Khi nào có thể coi bạn đã “an toàn" sau mắc Covid-19?

Khi nào có thể coi bạn đã “an toàn" sau mắc Covid-19?

Nhiều bệnh nhân Covid-19 chỉ sau 4-5 ngày, thậm chí 2-3 ngày đã hết các triệu chứng, xét nghiệm âm tính. Họ cho rằng bản thân đã khỏi bệnh, có thể an tâm quay trở lại sinh hoạt, làm việc bình thường.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
14.jpg
Máy tính bảng được dự báo sẽ là thị trường cạnh tranh ác liệt trong năm tới. Ảnh Techcrunch.

Bài liên quan:

>> Tablet - Ngôi sao mới của làng máy tính

Máy tính bảng gần đây đột nhiên trở thành đề tài nóng trong giới công nghệ mặc dù thực tế là chưa có sản phẩm thực sự nào ra mắt thị trường. Apple, Microsoft, và CrunchPad đang thể hiện sẽ ra mắt những thiết bị mới nhưng chưa biết khi nào sẽ ra mắt. Có điều lạ là những người viết về những sản phẩm này và cả những người đang sản xuất ra chúng cũng đều gọi đó là “tablet” không phải là cái tên máy tính bảng (tablet PC). Tại sao vậy? Tại sao mọi người lại ngại gọi chúng là máy tính bảng hay máy tính tablet (tablet computer). Để hiểu vấn đề này có lẽ nên nhìn lại lịch sử của máy tính bảng.

Máy tính bảng nổi lên khoảng 8 năm trước sau khi làn sóng đầu tiên là máy tính bút (pen computer) phá sản vào giữa những năm 90. Máy tính bút là những sản phẩm từ các công ty như Go và NEC, có màn hình LCD đen trắng có thể nhận diện nét bút và thậm chí là chữ viết tay. Các sản phẩm này sử dụng những hệ điều hành độc quyền, màn hình khó coi và bị công chúng phớt lờ.

15.jpg
Chiếc máy tính bút thời kỳ đầu của Toshiba.

Vào năm 2001, máy tính bút lại nổi lên dưới cái tên mới là máy tính bảng (tablet PC) với sự giới thiệu của Bill Gates, ông chủ của Microsoft. Bill Gates khi đó đã trình diễn bản mẫu sản phẩm này tại triển lãm Comdex năm 2001. Không như những máy tính bút trước đó, máy tính bảng có ruột của một laptop, sử dụng hệ điều hành quen thuộc với người dùng, Windows XP và công nghệ số của hãng Wacom. Khi đó, Bill Gates đã tin rằng máy tính bảng sẽ có tương lai sáng lạn.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ tuần báo công nghệ InformationWeek, Bill Gates nói nhiều dùng laptop sẽ chuyển sang máy tính bảng. “Vào cuối năm 2003, bạn có thể sẽ thấy khoảng 1/3 đến một nửa thị trường máy tính siêu di động, loại laptop nhỏ nhẹ, sẽ chuyển sang máy tính bảng."

Microsft đã làm nhiều việc để có thể kích động công chúng và các nhà phát triển về cơ hội và những lợi ích của máy tính bảng. Hãng này còn ra mắt bộ phát triển phần mềm (SDK) và mở các cuộc thi phát triển ứng dụng. Một số đối tác lớn của Microsoft còn xây dựng những máy tính bảng không bàn phím và các bộ chuyển đổi. Thế nhưng, cuối cùng máy tính bảng vẫn không làm nên trò trống gì, chỉ phổ biến ở một vài phân khúc thị trường hẹp như y tế và giáo dục.

Dựa trên lịch sử đó, có thể bạn cho rằng làn sóng máy tính bảng thứ ba sẽ chịu chung số phận. Thế nhưng có thể bạn sai bởi mọi thứ hiện nay đã khác. Có một số tiến bộ công nghệ và thay đổi trong lĩnh vực điện toán có thể tạo nên thành công cho máy tính mảng thế hệ mới. Đây là một số yếu tố:

Thời gian pin

Vào năm 2002, Bill Gates nói rằng chúng ta sẽ có những thiết bị di động có thể làm cả ngày chỉ cần một lần sạc. Nhưng thực tế điều đó đã không xảy ra với máy tính bảng. Các máy tính bảng trước đây rất dễ nóng và hao pin nhanh hơn cả laptop. Ngày nay, chúng ta có netbook và những laptop siêu tiết kiệm pin (CULV - consumer ultra-low voltage) có thời gian pin từ 8-10 tiếng một lần sạc. Các máy tính bảng sắp tới có thể sẽ chạy được cả ngày làm việc với một lần sạc.

Công nghệ hiển thị tốt hơn

Các máy tính bảng đời đầu có hai lựa chọn màn hình: màn hình LCD đen trắng hoặc màu sử dụng công nghệ chiếu sáng nền (backlighting) huỳnh quang, có màn hình khá mỏng. Những chiếc máy tính bút thời kỳ đầu dày khoảng 2,5 cm, còn máy tính bảng cũng chỉ dày như chiếc laptop nhưng như vậy vẫn chưa thực sự thoải mái khi cầm.

Các nhà sản xuất máy tính bảng ngày nay có thể chọn những công nghệ LCD mỏng hơn: dùng công nghệ LED, thậm chí là màn hình OLED mỏng hơn hoặc công nghệ mực điện tử. Công nghệ LED cho phép màn hình rất sáng và mỏng trong khi tiêu tốn ít năng lượng hơn công nghệ huỳnh quang. Công nghệ OLED thậm chí còn mỏng hơn và tốn ít điện hơn nhưng có xu hướng đắt và thường áp dụng cho màn hình kích cỡ lớn.

Mực điện tử, đang được ứng dụng phổ biến trong các đầu đọc sách điện tử vừa ra mắt, khác LCD ở một điểm: nó là công nghệ phản chiếu, không cần chiếu sáng nền, một khi hình ảnh được tạo ra, nó cần ít điện hơn để duy trì hình ảnh trên màn hình. Tuy vậy, mực điện tử vẫn không thực tế với nhu cầu màn hình máy tính di động có hình ảnh thay đổi nhiều lần mỗi giây.

Chip tiết kiệm điện, hiệu năng cao

" alt="10 lý do máy tính bảng sẽ thành công" width="90" height="59"/>

10 lý do máy tính bảng sẽ thành công