









Xem thêm những tin tức World Cup 2020 mới nhất tại đây
Xem thêm những tin tức World Cup 2020 mới nhất tại đây
Trưa 20/8, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh nhân 994 nhập viện vào tối 19/8, xét nghiệm lại bằng RT-PCR lần đầu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho kết quả âm tính.
Tuy nhiên bệnh nhân vẫn có nhiều yếu tố không thể loại trừ hoàn toàn Covid-19 nên bệnh viện vẫn tiếp tục cách ly, điều trị và tiếp tục làm lại xét nghiệm RT-PCR.
Hiện tại, người bệnh có tình trạng viêm phổi, nhưng chưa có dấu hiệu tăng nặng và vẫn được điều trị, theo dõi tích cực ở Khoa Cấp cứu.
Bệnh nhân 994 là nam, 87 tuổi, có địa chỉ tại xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ngày 11/8, người này khởi phát bệnh. Ngày 12/8, bệnh nhân đi khám tại Bệnh viện E, sau đó về nhà người thân tại Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Ngày 13/8, bệnh nhân nhập viện khoa Gan mật, Bệnh viện E; được chụp CT, phát hiện có viêm phổi và chuyển khoa Bệnh nhiệt đới.
Ngày 18/8, người bệnh được lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương xét nghiệm và có kết quả dương tính SARS-CoV-2 vào ngày 19/8; chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Liên quan đến trường hợp này, được biết, từ 20h tối 19/8, Bệnh viện E đã tạm dừng tiếp nhận khám chữa bệnh; áp dụng nội bất xuất, ngoại bất nhập; không cho bệnh nhân xuất viện; nhân viên y tế đang ở bệnh viện không được về nhà để thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
Bệnh viện E hiện đã đã lấy mẫu 87 trường hợp, bao gồm 68 y bác sĩ (F1, F2) và 19 bệnh nhân nguy cơ cao để xét nghiệm Realtime RT-PCR. Đến sáng nay, tất cả mẫu này đều âm tính lần 1 với SARS-CoV-2, tuy nhiên vẫn đang được cách ly tại khu riêng của bệnh viện.
Nguyễn Liên
Qua rà soát nhanh, Bệnh viện E đã cách ly 50 nhân viên y tế là F1, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc Covid-19.
" alt=""/>Bệnh nhân 994 mắc CovidTrưa 12/6, chị Uyên (Tân Phú) đặt mua hàng của Aeon Mall qua ứng dụng Grab nhưng chờ mãi vẫn không có tài xế nhận. Chị chuyển sang website của Bách hoá Xanh, tuy nhiên ở kênh online của chuỗi này đã hết sạch thịt cá, rau củ, chỉ còn lại khá ít ỏi đồ đông lạnh và đồ sơ chế đóng hộp. Riêng một số loại rau sạch dự kiến ngày 1/8 mới giao, phải đặt hàng trước.
Chị Uyên tiếp tục chọn kênh Zalo của BigC Trường Chinh nhưng các mục thịt, hải sản tươi không còn. Chị vẫn đặt hàng và nhận được thông báo siêu thị sẽ liên hệ sau, có thể trễ vài ngày do nhu cầu lên cao.
Trả lời ICTnews, phía Bách hoá Xanh khẳng định nhu cầu mua sắm của người dân TP.HCM tăng rất cao, dẫn đến thiếu hàng cục bộ, nhưng nguồn cung vẫn bảo đảm.
Cụ thể, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao đột biến ngay trước thời điểm giãn cách và trong những ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16. Các đơn hàng online đạt 15.000 - 20.000 đơn/ngày, gấp 3-4 lần bình thường.
Tại siêu thị, lượng mua sắm đạt hơn 1,1 triệu đơn vào ngày 8/7 (một ngày trước khi TP.HCM áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ). Trong khi các ngày liền kề trước đó mỗi ngày có khoảng 800 - 900 ngàn đơn.
Do nhu cầu lên cao cộng với tâm lý tich trữ của người dân, tại một số cửa hàng và khoảng thời gian nhất định, tình trạng khan hiếm có thể xảy ra.
Đối với mặt hàng thịt cá, rau bị thiếu hụt ở kênh online như nói trên, Bách hoá Xanh cho biết vẫn bán ở cửa hàng và sẽ điều tiết để có đủ cho kênh online.
“Không có tình trạng khan hiếm hàng. Chỉ có việc hết hàng cục bộ tại một số nơi. Việc này sẽ được giải quyết nếu người dân duy trì thói quen mua sắm ổn định, không tích trữ hàng và không mua sắm quá nhiều trong một thời điểm”, phía Bách hoá Xanh thông tin.
Người Sài Gòn đi chợ ra sao?
Trước thực tế một số nơi thiếu hàng cục bộ, nhiều người chấp nhận chờ được giao hàng trong vài ngày. Một số khác có thêm kênh mua hàng riêng.
Chẳng hạn, chị Bích Thuỷ (Gò Vấp) đặt hàng ở cửa hàng Vinmart Quang Trung qua Zalo. Chị gửi danh sách hàng cần mua, phía siêu thị kiểm tra hàng rồi báo lại. Chị có thể chuyển khoản hoặc thanh toán khi nhận hàng.
“Trưa em đặt, chiều có luôn. Đủ được 80% đồ, một số loại rau không có hàng, có lẽ do em đặt hàng trễ”, chị Thuỷ nói.
Để bổ sung một số loại rau, thịt còn thiếu, chị Thuỷ mua hàng của người bán trên Facebook. Người này cũng giao trong ngày.
Chị Thanh Nga (Quận 12) mua hàng của Bách hoá Xanh qua ứng dụng Now nên có hàng ngay trong ngày. Nếu đặt trực tiếp với Co.op Mart thì qua một ngày sẽ nhận hàng. Ngoài ra, chị cũng mua ở các mối trên Facebook, nhưng cũng chờ để người bán gom đơn hàng giao một lần, không có hàng ngay.
Một vài người khác sẽ mua để dành trong 3-4 ngày, khi gần hết mới đặt hàng tiếp nên không có áp lực phải nhận hàng trong ngày. Chẳng hạn, chị Ngọc Thiện (Bình Thạnh) thường đặt hàng ở các mối quen, sau đó nhận hàng trong 3-4 ngày. Chị thậm chí đủ hàng để nhượng lại cho bạn bè thân thiết trong những ngày khan hiếm.
Một số người khác vốn quen với đi chợ truyền thống cũng chuyển lên online. Như anh Tài (Nhà Bè) mới đặt hàng trên ứng dụng của Co.op Mart, song đơn hàng vẫn đang được chờ xử lý sau một ngày đặt mua.
“Mình vẫn thường mua trực tiếp ở CitiMart. Các siêu thị này hàng hoá vẫn khá đủ, lại không tập trung đông người”, anh Tài chia sẻ.
Từ ngày 9/7, TP.HCM áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn nhằm đối phó với dịch Covid-19 bùng phát. Các dịch vụ giao đồ ăn bị tạm ngưng, người dân chỉ được ra ngoài khi cần thiết, nhiều khu vực bị phong toả. Điều này dẫn đến việc khan hiếm hàng hoá nhất thời do vận chuyển khó khăn, người dân mua tích trữ và nhiều người buộc phải làm việc nội trợ vốn trước nay chưa từng làm.
Như vậy, ngoài các kênh siêu thị vẫn mở cửa, người dân TP.HCM còn có các kênh mua bán online, mua trên mạng xã hội. Một số người độc thân, nhu cầu ít, có thể nhờ hỗ trợ hàng hoá từ bạn bè.
![]() | ||
75 website mua hàng cho người dân TP.HCM Trong văn bản do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong ký về các biện pháp tăng cường phòng dịch Covid-19, có nội dung yêu cầu Sở Công Thương bảo đảm nguồn hàng cung cấp cho người dân. Một trong những hoạt động Sở vừa thực hiện là lập danh sách 75 website mua hàng qua mạng cho người dân thành phố tại địa chỉ https://nongsan.congthuong.hochiminhcity.gov.vn Đây là các trang web cho phép người dân mua hàng trực tiếp, không đơn thuần chỉ là trang giới thiệu sản phẩm.
|
Hải Đăng
Sài Gòn giãn cách, người dân đổ xô mua hàng online đã giúp nhiều nhân viên văn phòng kiếm thêm mùa dịch.
" alt=""/>Những kênh đi chợ online cho người dân TP.HCM mùa dịchDo diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, số ca F1 tăng nhanh, tạo gánh nặng lên hệ thống cách ly tập trung và ngành y tế nên TP.HCM là địa phương đầu tiên thử nghiệm cách ly các trường hợp F1 (thoả mãn điều kiện) tại nhà.
Để hỗ trợ công tác giám sát cách ly y tế tại nhà từ ngày 17/7/2021 đến ngày 31/7/2021, Thành phố sẽ triển khai thí điểm giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát cách ly tại nhà bằng phần mềm VHD (VietNam Health Declaration). Đây là phần mềm được Sở TT&TT và Sở Y tế TP.HCM phối hợp thực hiện, cùng sự hỗ trợ của Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT và Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel.
Trong hai ngày 15 và 16/7, Sở TT&TT đã tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống giám sát cách ly tại nhà cho các đơn vị tham gia thí điểm.
Theo đó, những trường hợp được cách ly tại nhà phải khai báo số điện thoại, chụp ảnh nhận diện gương mặt, đồng thời kích hoạt vị trí hiện tại trên smartphone. Việc này nhằm bảo đảm các trường hợp cách ly tuân thủ quy định không tiếp xúc, giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.
Hàng ngày, các ca cách ly này phải khai báo y tế 3 lần, đồng thời báo ngay cho lực lượng y tế khi có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ như ho, sốt, khó thở,… Qua đó, nhân viên trực theo dõi sẽ có hỗ trợ kịp thời.
BS. CKI. Nguyễn Ngọc Thùy Dương - Trưởng phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố cho biết, công tác giám sát người cách ly tại nhà sẽ được phân công cho 3 lực lượng chính, gồm công an, dân quân, lực lượng y tế và Tổ Covid cộng đồng. Trong đó, Tổ Covid cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng, là cầu nối giữa người đang thực hiện cách ly y tế tại nhà với các lực lượng chức năng.
Trong giai đoạn cấp bách phải triển khai các phương án thí điểm, ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP.HCM dự báo sẽ có những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng phần mềm, đòi hỏi sự chung sức của tất cả các lực lượng chức năng và người cách ly y tế tại nhà. Những thắc mắc, hướng dẫn cài đặt, sử dụng phần mềm VHD sẽ được tiếp nhận và trả lời trên cổng thông tin 1022.
Trước đó, Bộ Y tế đã chấp thuận chủ trương thí điểm cách ly tại nhà đối với những đối tượng là F0 và F1 tại TP.HCM. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có các đối tượng F1 thoả điều kiện được thí điểm cách ly tại nhà.
Bên cạnh việc thí điểm dùng ứng dụng VHD nói trên, Sở TT&TT trước đó cũng trình UBND TP tăng cường thêm hai phần mềm quản lý, giám sát cách ly khác. Các phần mềm này bao gồm STAYHOME và HCMCovidSafe nhằm nâng cao hiệu quả giám sát cách ly ở những địa phương phù hợp.
STAYHOME do Hội Tin học TP.HCM đề xuất. Sản phẩm do TMA Solutions cung cấp và Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung hỗ trợ hạ tầng. Thiết bị sử dụng gồm điện thoại di động và vòng đeo tay. Vòng đeo tay sẽ có chức năng tăng cường giám sát và đo nhiệt độ. Hội Tin học Thành phố đề nghị hỗ trợ miễn phí 1.000 vòng đeo tay (tương đương 25.000 USD) khi áp dụng giải pháp này.
Giải pháp thứ 3 là HCMCovidSafe do nhóm Tech4Covid (Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM, Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM...) đề xuất. Thiết bị sử dụng là vòng đeo tay có tích hợp SIM điện thoại.
Hải Đăng
TP.HCM sẽ triển khai thử nghiệm ứng dụng Vietnam Health Declaration (VHD) để quản lý, giám sát cách ly tại nhà các ca nghi nhiễm Covid-19 trên địa bàn.
" alt=""/>Hôm nay TP.HCM chính thức thí điểm giám sát cách ly F1 tại nhà bằng công nghệ