![]() |
Hà Nội trong ký ức nhiều người là những nếp nhà cổ kính |
1. Từng đề cập đến câu chuyện “Nhà mặt phố” trong các tác phẩm của mình, họa sỹ Nguyễn Thế Sơn ví von, nếu xưa người ta coi căn nhà chính là diện mạo của mình thì giờ “mặt tiền” đã trở thành “tiền mặt”. Chủ nhà để mặc cho các biển quảng cáo tấn công mặt tiền ngôi nhà của chính mình, không gian riêng tư bỗng hóa thành không gian công cộng. “Nếu trước năm 1986, ở Hà Nội hiếm ai được xây nhà 2, 3 tầng vì sẽ bị hỏi “xi măng ở đâu ra?”.
Nhưng sau một thời bao cấp bị dồn nén ở trong những căn nhà chật chội, những khu tập thể cũ, ngày càng có nhiều căn nhà cao tầng mọc lên” - họa sỹ Nguyễn Thế Sơn cho biết. Là người có nhiều tác phẩm cả về hội họa và thể nghiệm về Hà Nội, anh tự làm một công việc lạ lùng là cứ tối đến lại ra đường chụp ảnh những cây cột điện. Với Nguyễn Thế Sơn, đó giống như một “hệ thống siêu truyền dẫn”. Bởi trên mỗi cây cột điện đếm ra có… 10 loại dây. “Cây” nhân tạo thi nhau vươn lên, chằng chịt, giăng mắc khắp phố phường.
![]() |
“Nhà mặt phố” qua bàn tay của họa sỹ Nguyễn Thế Sơn |
2. Tình yêu Hà Nội trong ký ức của nhà thơ Vi Thùy Linh gắn liền với một thành phố trong ký ức. Đó là những con đường bàn cờ, những sông, những cầu, những công trình kiến trúc có dấu ấn của người Pháp. Chị cho biết, ngày ấy, bưu điện Bờ Hồ được coi là kilomet số 0, bởi từ đây được coi là một điểm mốc để người Hà Nội đi bất cứ đâu.
Xung quanh hồ Hoàn Kiếm là những gánh hàng hoa, hàng rong… Dẫn vào khu phố cổ là những đình, chùa, những rạp hát. Nay những dấu xưa ấy gần như biến mất, chỉ còn lại trong tiềm thức. Những gánh hàng rong, những chuyến xích lô dần thưa thớt, ngoài rạp Chuông Vàng vẫn còn hoạt động thì những rạp hát xưa dần nhường chỗ cho những quán cà phê, những điểm ăn uống nhộn nhịp. Còn đâu dấu ấn của một Hà Nội xưa cũ…
Trong xu thế của sự phát triển, chúng ta không thể so sánh Hà Nội ngày hôm nay với Hà Nội của đầu thế kỷ 20, hay xa hơn nữa. Bởi sự thay đổi ấy là một phần quy luật tất yếu. Nhưng nói như kiến trúc sư Phó Đức Tùng thì Hà Nội có như thế nào thì dù đi đâu xa, khi trở về với Thủ đô Hà Nội đều cảm thấy thích, thấy yêu. Để bàn về việc Hà Nội khác xưa như thế nào thì có lẽ câu chuyện còn rất dài và không thể nói hết được. Hà Nội thay đổi thật đấy, nhưng phải chăng chính chúng ta mới đang thay đổi, để làm nên diện mạo thành phố ngày hôm nay?
TheoAn ninh thủ đô
Hà Nội: Khắc phục ùn tắc giờ cao điểm trên đường Nguyễn Trãi" alt=""/>Hà Nội thay đổi hay chúng ta thay đổi?![]() |
Nhóm thanh niên chém gục đối thủ tại dãy trọ |
Sự việc xảy ra vào chiều qua tại một dãy trọ thuộc phường Tân Hiệp, thị xã Tân Uyên khiến cả dãy trọ náo loạn, nhiều người hoảng loạn phải bỏ chạy. Toàn bộ sự việc được camera an ninh của dãy trọ ghi lại.
Theo nội dung đoạn clip, khoảng 16h40 ngày 4/8, trong lúc một thanh niên đang ngồi trước hành lang dãy trọ tại khu phố Tân Long thì bị một nhóm người mang theo dao, mã tấu, gậy gộc lao vào hành hung. Khi nạn nhân chống cự thì bị nhóm này chém nhiều nhát vào người, dùng gậy đánh vào đầu khiến nạn nhân gục xuống đất, bất tỉnh.
Chứng kiến sự việc, một số người trong dãy trọ chạy ra can ngăn thì bị nhóm này đuổi chém phải bỏ chạy vào bên trong.
Qua xác minh, công an thị xã xác định, do có mâu thuẫn trong gia đình nên đối tượng Huỳnh Thanh Tùng (SN 1998, quê Sóc Trăng, tạm trú TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) cùng một số đối tượng khác (chưa rõ nhân thân lai lịch) dùng dao tự chế, gậy gộc lao vào phòng trọ của anh Lê Văn Lành (SN 1993, quê Kiên Giang, là anh em họ hàng với Tùng, tạm trú phường Tân Hiệp) để giải quyết.
Khi vào đây, nhóm này xông vào chém, đánh tới tấp anh Lành. Nạn nhân chống cự lại thì bị nhóm này tiếp tục chém gục xuống đất.
Sau khi gây án, các đối tượng rời khỏi hiện trường. Riêng nạn nhân Lành được đưa cấp cứu sau đó trong tình trạng chấn thương nặng, hiện đang cấp cứu tại BV Chợ Rẫy TP.HCM.
Lực lượng chức năng sau đó khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng. Hiện các đối tượng đã bỏ trốn về địa phương, cơ quan công an đang vận động ra đầu thú để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Hơn 40 người lao vào hỗn chiến bằng hung khí. Người dân xung quanh nghe tiếng súng nổ, 1 người bị thương gục tại chỗ.
" alt=""/>Dẫn đồng bọn vác gậy gộc, mã tấu xông vào dãy trọ chém gục em họBệnh viện Chợ Rẫy hiện duy trì khoa điều trị Covid-19 và thực hiện khám chữa bệnh như ban đầu
Ông Tuấn Anh được cho thuốc uống trong 2 tuần và nằm bất động, chờ dịch giảm để phẫu thuật. Trước tình hình trên, gia đình ông đã thuê xe cấp cứu của 1 bệnh viện tư nhân tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai), đón ông về phẫu thuật thay khớp háng. Ông được xét nghiệm nCoV âm tính để đảm bảo an toàn phòng dịch.
“Biết khi nào dịch mới giảm, mà cơn đau rất kinh khủng. Nếu không kịp thay khớp háng lúc đó, chắc chắn tôi không chịu đựng nổi”, ông Tuấn Anh chia sẻ.
Không may mắn như ông Tuấn Anh, nhiều bệnh nhân phải ôm cơn đau trong mùa dịch. Đến nay, khi các bệnh viện dần trở lại công năng ban đầu, người dân cũng đồng loạt tìm đến chữa trị.
Bệnh viện quận 7 là một trong những cơ sở y tế đầu tiên tại TP.HCM được trả lại công năng khám chữa bệnh thông thường, nhờ địa phương đã được công nhận kiểm soát dịch. Những ngày đầu có khoảng 200 lượt bệnh nhân đến khám, sau 1 tuần, lượng bệnh ngoại trú tăng từ 500 - 600 lượt/ngày.
Ông Nguyễn Hồng Hải, ngụ tại huyện Nhà Bè, sau thời gian dài trì hoãn, nay phấn khởi đi khám trở lại ở Bệnh viện quận 7. “Tôi cũng lớn tuổi, 3 tháng rồi chưa đi khám được nên cũng lo. Đến bệnh viện bây giờ, tuân thủ quy định 5K là trách nhiệm”, ông Hải chia sẻ.
TS.BS Nguyễn Thế Vũ, Phó giám đốc điều hành Bệnh viện quận 7 cho biết, người mắc các bệnh mạn tính như huyết áp, tiểu đường, hô hấp sẽ đến đầu tiên. Ngoài ra, còn có sản phụ và bệnh nhân cấp cứu.
Bên cạnh đó, bệnh viện hiện không yêu cầu xét nghiệm nhanh với một số trường hợp như: người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin và mũi 2 đã đủ 14 ngày, bệnh nhân F0 khỏi bệnh và bệnh nhân có kết quả xét nghiệm ở các cơ sở khác trong vòng 72 giờ. Nhờ vậy, người dân bớt áp lực chi phí khi đi thăm khám.
Ghi nhận tại bệnh viện Da liễu (TP.HCM), ngày đầu nới lỏng giãn cách, bệnh ngoại trú tăng lên 1.200 lượt (so với khi giãn cách là 200 lượt/ngày). Thế nhưng sau đó giảm dần. Đến nay, còn khoảng trên 700 lượt khám/ngày.
Nguyên nhân được cho là lượng bệnh nhân chủ yếu đến từ các tỉnh. Hiện tại, việc đi lại liên tỉnh liên vùng còn hạn chế, nên chưa thể phục hồi về công suất ban đầu.
Trước khi dịch bùng phát, bệnh viện Da liễu tiếp nhận khoảng 2.000 đến 2.500/lượt khám/ngày. Đáng chú ý, bệnh viện cũng ghi nhận một số trường hợp vì trì hoãn khám trong dịch mà diễn tiến nặng, khó phục hồi.
Tương tự, Bệnh viện Lê Văn Thịnh sau 1 tuần thành phố nới lỏng giãn cách, mới chỉ phục vụ khoảng 50% công suất. Lực lượng nhân viên y tế hiện vẫn phải phục vụ cho 2 bệnh viện dã chiến thu dung Covid-19.
Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đóc Bệnh viện Lê Văn Thịnh nhận định, nếu dịch tiếp tục giảm, thì từ 1 đến 2 tháng tới, bệnh viện có thể rút quân để phục vụ việc chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân như ban đầu. Tuy nhiên, diễn biến dịch vẫn không thể chủ quan. Bên cạnh đó, việc đi lại còn hạn chế, người dân vẫn còn e ngại nên lượng bệnh nhân chưa đông.
Nới lỏng khám bệnh nhưng siết chặt 5K
Trong khi đó, tại bệnh viện tuyến trên như Bệnh viện Nhân dân Gia Định, một luồng xanh được thiết lập cho người bệnh ngoại trú. Người có triệu chứng đường hô hấp được sắp xếp luồng riêng, thực hiện test nhanh để đảm bảo an toàn cho bệnh viện và các bệnh nhân. Đây cũng là yêu cầu bắt buộc của các cơ sở y tế khi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 luôn tồn tại và bệnh viện vẫn là nơi cần bảo vệ tuyệt đối.
Ngay cả với bệnh viện “vùng xanh” như tại quận 7, người dân vẫn ý thức rất cao quy tắc 5K. Đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, khai báo y tế trở thành phản xạ của người dân thành phố sau hơn 4 tháng gồng mình chống dịch.
Bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM khai báo y tế.
Còn Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện hạng đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM, lên kế hoạch thực hiện mô hình 2 trong 1, vừa điều trị bệnh như trước đây, vừa điều trị ca nhiễm Covid-19. Công tác sàng lọc vẫn được chú trọng như trong mùa dịch. Tại khoa Cấp cứu, một vùng đệm được bố trí, phân luồng ở phía ngoài, 100% bệnh nhân đến khoa được test nhanh nCoV. Hiện khoa tiếp nhận khoảng 100 ca mỗi ngày, trong đó từ 5-10 trường hợp dương tính với nCov.
TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhận định, khi TP.HCM nới lỏng giãn cách, bệnh viện vẫn duy trì điều trị bệnh nhân Covid-19. “Với các bệnh nhân nhiễm Covid-19 kèm theo bệnh nền quá nặng sẽ được điều trị ở khu vực chuyên sâu, đảm bảo điều trị một cách tích cực, hiệu quả nhất. Mục tiêu là đảm bảo người bệnh không tử vong do bệnh nền”, TS.BS Nguyễn Tri Thức chia sẻ.
Trong quá trình chuyển đổi công năng ban đầu cho các bệnh viện trên địa bàn, việc điều trị Covid-19 vẫn được chú trọng. Hiện nay tổng số ca Covid-19 đang điều trị tại bệnh viện tầng 2-3 là 19.542 người. Các cơ sở y tế cũng thành lập khoa tiếp nhận Covid-19 tại chỗ.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết TP đã có lộ trình để chuyển đổi từ tháng 9, để trả lại công năng ban đầu sớm nhất cho các bệnh viện, nhằm đảm bảo mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho người dân. “Chỉ khi thật chắc chắn và có phương án an toàn cho người bệnh chúng ta mới chuyển đổi chính thức”, bà Huỳnh Mai khẳng định.
Linh Giao
“Các đồng nghiệp đến từ khắp mọi miền đất nước đã cùng với ngành Y tế thành phố vượt khó, dấn thân hết mình vì sức khỏe của người dân".
" alt=""/>Bệnh viện TP.HCM chuẩn bị 'đón' người dân đổ xô đi khám bệnh