Thế giới

Hậu trường định giá bán ô tô tại Việt Nam

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-03 23:48:58 我要评论(0)

Việc định giá ô tô trước khi ra mắt được xem là công đoạn quyết định sự thành bại của mẫu xe trên thgàgà、、

Việc định giá ô tô trước khi ra mắt được xem là công đoạn quyết định sự thành bại của mẫu xe trên thị trường. Ít ai biết,ậutrườngđịnhgiábánôtôtạiViệ để đưa ra một mức giá được nhiều khách hàng chấp nhận là cả một nghệ thuật trong việc phân tích thị trường và thị hiếu người tiêu dùng.

{ keywords}
Toyota Vios thế hệ mới dù có giá bán cao hơn bản cũ nhưng vẫn đang thành công về doanh số

Định giá quyết định sự thành bại của một mẫu xe

Tâm sự với PV, lãnh đạo một hãng ô tô lớn tại Việt Nam cho biết, việc định giá một mẫu ô tô mới trước khi ra mắt thị trường là yếu tố quyết định sự thành công của sản phẩm. Chính vì thế, các hãng xe đều có một ban định giá riêng và được đánh giá cao.

Yếu tố “giá” rất quan trọng nên sau khi được chốt, thông tin về mức giá được bảo mật nghiêm ngặt, ngay cả những nhân sự cấp cao của hãng cũng không biết cho đến khi chính thức được công bố. Chỉ khi đó các đại lý mới có căn cứ để chốt các hợp đồng với khách hàng.

Theo tìm hiểu, giá bán của một chiếc xe không đơn thuần dựa trên các loại chi phí sản xuất, bán hàng, thuế phí, lợi nhuận… mà còn phải phù hợp với chiến lược cũng như thị trường. Thực tế, không cứ là mẫu xe có giá bán thấp sẽ có doanh số tốt hay mẫu xe có giá bán cao sẽ bán chậm. Có nhiều trường hợp nhờ định giá đúng và trúng tâm lý của khách hàng nên dù giá tăng vài chục triệu đồng nhưng doanh số vẫn rất tốt.

Như trường hợp của mẫu xe Toyota Vios thế hệ mới được Toyota Việt Nam (TMV) giới thiệu hồi tháng 8 năm ngoái. Ở thế hệ mới, Toyota Vios cao hơn bản cũ từ 18 - 20 triệu đồng (từ 531 - 606 triệu đồng). Khi công bố giá, nhiều người đã vội vàng cho rằng, mẫu xe này sẽ khó giữ ngôi vương doanh số khi giá cao hơn các đối thủ như: Hyundai Accent (có giá bán từ 425 - 540 triệu đồng), Honda City (559 - 599 triệu đồng) hay Mitsubishi Attrage (375,5 - 475,5 triệu đồng)… Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại khi mẫu xe này luôn đứng ở vị trí bán chạy nhất thị trường.

Ngược lại, cũng có những mẫu xe do định giá thấp nhằm thu hút người mua đến nỗi cung không đủ cầu, khan hàng tại đại lý và khách hàng phải chờ đợi, thậm chí chấp nhận mua thêm phụ kiện để được nhận xe sớm khiến giá xe thực tế đến tay người tiêu dùng không hề rẻ. Thậm chí, khi đó khách hàng có tâm lý chờ xe giảm giá tiếp mới mua.

Trường hợp Honda CR-V nhập khẩu là một ví dụ, kể từ khi công bố giá bán sau khi thuế nhập khẩu đối với ô tô ASEAN về 0%, đến nay Honda Việt Nam đã có tới 3 lần điều chỉnh giá bán đối với mẫu xe này. Gần đây nhất, giá bán Honda CR-V đã tăng so với hồi đầu năm từ 10 - 25 triệu đồng tùy từng phiên bản. Tuy tăng giá liên tục nhưng Honda CR-V ngày càng bán chạy.

{ keywords}
Toyota Vios thế hệ mới dù có giá bán cao hơn bản cũ nhưng vẫn đang thành công về doanh số

Định giá ô tô theo nguyên tắc nào?

Một chuyên gia về ô tô tại Việt Nam cho hay, việc cơ cấu giá xe hay đưa ra giá bán một mẫu ô tô mới cực kỳ phức tạp, phải tính đến các yếu tố như: Chi phí sản xuất, nhân công, khấu hao rồi vòng đời xe, đối tượng khách hàng, nhu cầu thị trường… Mỗi hãng xe sẽ lại có một phương pháp để tính giá xe khác nhau.

Lãnh đạo một hãng xe chia sẻ, trước đây có một hãng xe hạ giá rất đều đặn, cứ 2 tuần 1 tháng lại có kích cầu nhưng càng kích cầu càng khó bán bởi khách hàng nghĩ, cứ giảm liên tục như thế chắc về sau còn giảm tiếp nên cứ chờ. Nhưng khi giá quay trở lại mức cũ, không giảm giá nữa thì khách hàng đổ xô đi mua. Nên việc làm giá xe phải là người rất có kinh nghiệm thị trường, đọc được vị của khách hàng.

Vị này nói thêm:  “Định giá xe có rất nhiều nguyên tắc nhưng nguyên tắc số một là phải bán được với sản lượng bao nhiêu. Chẳng hạn nếu định bán 500 xe/tháng thì giá là 10 nhưng nếu bán 1.000 xe/tháng thì giá chỉ là 7 thôi chẳng hạn. Nhưng, tất nhiên ở mức không để bị lỗ.

Thực ra trong việc làm giá xe có nguyên tắc là co giãn cầu cung giá. Giả sử điều chỉnh 1% thì cầu sẽ thay đổi bao nhiêu %. Ban làm giá của hãng xe sẽ phải nghiên cứu rất kỹ, phân khúc khách hàng như thế nào. Ví dụ, với đối tượng khách hàng có tiền, nếu đắt thêm 10% thì họ vẫn mua, mức co giãn không đáng kể, giá tăng lên bao nhiêu vẫn mua từng ấy mà giá hạ đi vẫn mua từng ấy. Có khi giá tăng vọt hẳn lên, lãi dày nhưng khách hàng vẫn mua. Tuy nhiên, cũng có mẫu xe, phân khúc khách hàng chỉ cần chỉnh giá tăng lên chút là khách hàng đổ xô đi tìm mẫu xe khác…”.

“Có những đợt hãng làm giá không chuẩn, tưởng bán ít nhưng hoá ra lại bán nhiều. Tưởng giá cao nhưng người ta lại mua nhiều. Nguyên nhân được xác định là do “đọc sai” đối tượng khách hàng và độ nhạy về giá. Mua nhiều thì lại không có hàng cung cấp, ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu, khách lại tưởng găm hàng”, nhân viên kinh doanh của một hãng xe chia sẻ.

Để định giá một mẫu xe mới, Giám đốc một công ty chuyên về nhập khẩu các loại ô tô tại Việt Nam cho biết, nguyên tắc cơ bản của việc tính giá một chiếc ô tô là giá gốc (giá xuất xưởng và thuế nhập khẩu nếu có) cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt và lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng thì ra giá xe bán ra. Tuy nhiên, mỗi hãng xe sẽ đều có kế hoạch riêng.

“Ví dụ, một chiếc xe có giá trị xuất xưởng là 1 tỷ đồng, cộng tất cả các loại thuế phí khoảng 500 triệu đồng là 1,5 tỷ đồng. Đây vẫn là giá trị của xe nhưng để họ bán theo kế hoạch trong vòng 5 năm với tổng doanh số 100 nghìn chiếc xe thì còn phải tính chi phí quản lý của số xe này trong 5 năm. Sau đó cộng thêm chi phí quản lý này vào 1,5 tỷ đồng và lợi nhuận mới định giá xe bán ra thị trường. Nhưng nếu xác định 5 năm chỉ bán được khoảng 1 nghìn xe thì chi phí quản lý sẽ tương đối lớn. Hiểu nôm na là số xe xác định bán ra trong vòng đời mẫu xe này được hãng xác định sẽ bán tại Việt Nam càng nhiều, thì chi phí quản lý càng thấp và ngược lại. Một đời xe thông thường sẽ phải tính có thời gian bán ra từ ít nhất 3 - 5 năm”, vị giám đốc này chia sẻ.

Theo Báo Giao Thông

Dân Hưng Yên chơi Renault Dauphine đời 1956 định giá 400 triệu

Dân Hưng Yên chơi Renault Dauphine đời 1956 định giá 400 triệu

Chiếc Renault Dauphine giá rẻ từng một thời lăn bánh ngang dọc Sài Gòn xưa nay tưởng như chỉ còn dĩ vãng, vẫn được người giới chơi xe săn tìm với giá đắt hơn cả chiếc Kia Morning đời mới.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
anh 1.jpeg
Evo200 là một trong những mẫu xe ăn khách của VinFast hiện tại

Cũng như chị Huyền Anh, nhiều khách hàng khác đã quyết định chuyển sang dùng xe điện bởi mức giá và chính sách thuê pin đi kèm của VinFast thời điểm này quá hấp dẫn.

Lướt qua bảng giá các dòng xe máy điện so với các mẫu xe xăng theo từng phân khúc có thể thấy, mức giá xe VinFast “mềm” hơn hẳn, đặc biệt nếu chọn phương án thuê pin.

Ví dụ như mẫu xe máy điện quốc dân Evo200 và Evo200 Lite hiện có giá chỉ 18 triệu đồng, rẻ hơn từ 1 - 3 triệu đồng so với các mẫu xe số phổ thông sử dụng xăng như Honda Blade, Honda Wave RSX FI hay Yamaha SIRIUS DK. Mẫu xe cao cấp nhất của hãng xe Việt là Theon S cũng có giá rẻ hơn từ 10 - 17 triệu đồng so với các mẫu xe máy tay ga cỡ lớn.

Chi phí nuôi xe máy điện chỉ bằng một nửa xe xăng

Không chỉ hấp dẫn ở chi phí mua xe ban đầu, lý do khiến nhiều người đang đổ xô sang sử dụng xe điện còn là bởi chi phí nuôi xe “rẻ như cho” nhờ chính sách thuê pin mới của VinFast, nâng giới hạn quãng đường mà người dùng có thể di chuyển hàng tháng lên 2.000 km đối với gói 350.000 đồng/tháng (tương đương chỉ 175 đồng/km). Cộng thêm tiền sạc điện, chi phí năng lượng cho mỗi km di chuyển bằng xe máy điện VinFast hiện chỉ hơn 200 đồng/km, rẻ hơn so với tiền xăng hiện đang dao động từ 250 đến hơn 500 đồng/km của các dòng xe máy xăng ở các phân khúc khác nhau.

Đây có thể coi là lý do chính thuyết phục những tài xế xe ôm công nghệ như anh Văn Thành (Thường Tín, Hà Nội) quyết định chuyển sang xe điện để chia tay với chiếc xe máy cũ kỹ mà anh vẫn dùng để mưu sinh lâu nay. 

Anh Thành chia sẻ: “Trung bình mỗi ngày tôi chạy khoảng 200 km, dùng gói thuê pin không giới hạn quãng đường của VinFast chỉ tốn 990.000 đồng/tháng, tiết kiệm tới cả triệu đồng so với chi phí đổ xăng trước đây. Vừa tiết kiệm hơn, giúp thu nhập của tôi tăng lên, mà chuyển sang dùng xe điện còn giúp tôi khỏe hơn hẳn so với trước đây chạy xe xăng”.

anh 2.jpg
 Chi phí “nuôi xe” rẻ, sản phẩm chất lượng là những điểm mạnh của xe máy điện VinFast

Ngoài chi phí mua xe và vận hành hàng tháng, chi phí bảo hành, bảo dưỡng cũng là một ưu điểm của xe máy điện. Thực tế, quá trình bảo dưỡng xe điện cũng không phải thay dầu, thay lọc gió làm mát thường xuyên, giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Chưa kể, do ít hỏng hóc cơ học nên xe máy điện thường có độ bền cao hơn.

Chính sách hậu mãi của VinFast cũng giúp người dùng luôn yên tâm trong suốt quá trình sử dụng. Hiện VinFast cung cấp dịch vụ sửa chữa lưu động (Mobile Service), cùng hệ thống xưởng dịch vụ và đại lý phủ khắp 63 tỉnh thành giúp đáp ứng mọi nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng của người dùng. Đặc biệt, chính sách bảo hành 3 năm không giới hạn km, cùng cam kết đổi pin mới miễn phí khi chất lượng pin giảm còn 70% cũng là những chính sách ưu việt hàng đầu thị trường hiện nay.

Với nỗ lực và các chính sách mạnh mẽ từ nhà sản xuất, xe máy điện hiện đã không chỉ còn là lựa chọn của những người yêu môi trường, chuộng lối sống xanh, mà còn thuyết phục ngay cả những người đề cao hiệu suất sử dụng và tính kinh tế như giới tài xế xe ôm công nghệ. Không những vậy, xe máy điện cũng giúp thay đổi nhận thức của những người tưởng chừng như không quan tâm quá nhiều đến bảo vệ môi trường như anh Thành, biến anh thành một “đại sứ xanh” tự nguyện lan tỏa lối sống xanh đến đông đảo cộng đồng, xã hội.

Thế Định

" alt="Xe máy điện VinFast ‘gây sốt’ nhờ tiết kiệm chi phí sử dụng" width="90" height="59"/>

Xe máy điện VinFast ‘gây sốt’ nhờ tiết kiệm chi phí sử dụng

W-ho boi.jpg
Khu đất quy hoạch công viên nhưng lại được xây hồ bơi để phục vụ cư dân chung cư. Ảnh: Hoàng Anh

Cụ thể, khu đất dự kiến dành cho công viên cây xanh rộng gần 500m2 đã bị Công ty TNHH Berjaya D2D tự ý xây dựng hồ bơi từ năm 2017 để phục vụ riêng cho cư dân toà nhà chung cư Amber Court. Hành vi này vi phạm quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt và luật Xây dựng về cấm "Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng".

Kết luận thanh tra đã chỉ rõ trách nhiệm liên quan đến việc xây dựng công trình sai quy hoạch tại khu đất được quy hoạch làm công viên cây xanh thuộc về Công ty Berjaya D2D. Công ty D2D vi phạm trong việc quản lý và sử dụng khu đất không đúng mục đích. Theo quy định, khu đất này được UBND tỉnh giao cho Công ty D2D để xây dựng công viên cây xanh, nhưng doanh nghiệp này lại cho Công ty Berjaya D2D mượn để xây hồ bơi.

Do đó, trách nhiệm quản lý Nhà nước thuộc về UBND TP Biên Hoà, Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hoà, UBND phường Thống Nhất và các tổ chức cá nhân có liên quan do thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra việc xây dựng công trình vi phạm trên.

Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị UBND TP Biên Hòa và UBND phường Thống Nhất xử lý các vi phạm liên quan đến việc xây dựng hồ bơi sai quy hoạch tại chung cư Amber Court; chỉ đạo xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Berjaya D2D, bao gồm việc xây dựng hồ bơi không đúng quy hoạch này.

" alt="'Biến' đất công viên cây xanh thành hồ bơi riêng ở Đồng Nai" width="90" height="59"/>

'Biến' đất công viên cây xanh thành hồ bơi riêng ở Đồng Nai