|
Sau 5 năm may gia công bao tay, chị Cúc chưa bao giờ nghĩ mình thất nghiệp cho đến khi dịch bệnh bùng phát. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Giảm thu nhập, thất nghiệp
Đồng hồ đã điểm 12h trưa, chị Trần Thị Cúc (40 tuổi, ngụ hẻm đường Lê Trọng Tấn, quận Tân Phú, TP.HCM) vẫn không cho chiếc máy may ngừng nghỉ. Chị cho biết, phải tranh thủ từng giờ để kịp giao hàng cho khách. Bởi bây giờ, hiếm lắm mới có người đặt may gia công bao tay.
Chị nói: “Tôi may bao tay đã 5 năm nay và chưa bao giờ thất nghiệp. Thế mà trong đợt dịch vừa qua, hàng tôi may ra không bỏ mối được. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, họ không thể xuất hàng, nhập nguyên liệu về được nên hàng ùn ứ. Tôi thất nghiệp mấy tháng trời, chỉ ngồi ở nhà, trông chờ vào những đồng lương của chồng làm nghề thợ hồ”.
Thế nhưng, chồng chị cũng không khá khẩm hơn. Dịch bệnh, không được tập trung đông người nên chẳng mấy ai sửa, xây nhà mới. Các công trình lớn cũng đóng cửa tạm nghỉ khiến anh bữa làm bữa nghỉ. Phải gồng gánh tiền phí thuê phòng trọ, đóng tiền học cho 2 con, mấy tháng nay, anh chị rơi vào cảnh thiếu trước hụt sau.
“Đầu tháng nay, dịch bệnh tạm lắng, tôi có người đặt hàng lại nhưng họ cũng dè dặt lắm. Thế nên, công việc của tôi cũng không khả quan hơn. Tôi xin đi làm công nhân nhưng bây giờ nhiều công ty phá sản, công nhân thất nghiệp quá chừng nên không ai nhận. Tôi đành cố bám lấy công việc này, có còn hơn không”, chị Cúc thở dài nói.
Cách nơi chị Cúc ở không xa là dãy phòng trọ tồi tàn, ẩm thấp khác. Các hộ gia đình ở đây chủ yếu lao động phổ thông, có thu nhập thấp.
Cố luồn qua những tấm bạt đã mục nát được người thuê căng ngang con hẻm để che mưa nắng, chúng tôi có mặt tại phòng trọ của bà Nguyễn Thị Rỉ (67 tuổi, quê Bến Tre).
|
Bán ế, bà Rỉ chỉ dám ăn đạm bạc. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Trong căn phòng tối tăm, không một vật dụng giá trị, bà ngồi ăn trưa một mình. Đặt hộp cơm trắng xuống nền nhà đã xỉn màu, bà cho biết mình vừa đi bán vé số về. Mệt và không bán được, bà chỉ dám mua hộp cơm trắng để lót dạ. Thương bà, một cậu hàng xóm đem đến cho bà 2 con cá khô để bà “bớt nhạt miệng”.
Tuy vậy, bà vẫn tươi cười rồi nói: “Tôi mới đi bán lại. Bán ế lắm nhưng vẫn đỡ hơn nhiều người. Ở khu trọ này, người ta thất nghiệp do dịch nhiều lắm. Tôi còn đi bán được là may lắm rồi”.
“Cháu ngoại của tôi đang làm công nhân may cho một công ty tư nhân. Thời điểm dịch bùng phát, công ty không có hàng, chủ công ty cho nó làm 3 ngày/tuần. Nói là đi làm chứ thực tế, nó chỉ lên công ty ngồi chờ. Có hàng thì làm, không thì thôi”, bà Rỉ nói thêm.
Nhọc nhằn tìm kế mưu sinh
|
Tủ bánh flan, rau câu từng nuôi lớn các con của bà Đương bây giờ gần như không nuôi nổi một miệng ăn. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Cũng theo bà Rỉ, dù chỉ là người bán vé số dạo, dịch bệnh cũng khiến bà điêu đứng. Trước thời điểm dịch bùng phát, mỗi ngày, bà nhận hơn 200 tờ vé số đi bán và chỉ bán nửa buổi đã hết veo. Thế mà bây giờ, bà chỉ nhận hơn 100 vé nhưng bán cả ngày không hết.
Bà nói: “Bây giờ, đến khách quen cũng không ủng hộ tôi nữa. Họ nói dịch bệnh, làm ăn khó khăn quá, phải tiết kiệm và cắt luôn tiền "đầu tư” vé số. Lúc trước, tiền bán vé số dạo cũng đủ để tôi đóng tiền phòng trọ, thuốc thang. Nay, phải tính toán lắm, tôi mới kiếm đủ để đóng tiền phòng, cơm ăn 3 bữa”.
Cố thu mình vào dưới bóng chiếc ô cũ nát cắm trên chiếc xe đẩy đã han rỉ để tránh cái nắng gay gắt, bà Nguyễn Thị Đương (SN 1968, quê Quảng Ngãi) cho biết, bà bán rau câu, bánh flan ở góc con hẻm 153 đường Điện Biên Phủ (phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM) đã mấy chục năm. Thế nhưng, chưa bao giờ, tủ bánh của bà lại ế ẩm và phải nhờ đến sự giúp đỡ của cộng đồng như bây giờ.
Bà kể, tủ bánh nhỏ của bà đã nuôi bà cùng đàn con thơ từ lúc lọt lòng đến khi trở thành những ông bố, bà mẹ. Thế nhưng, bây giờ, tủ bánh ấy dường như không thể nuôi một mình bà. “Sau dịch, tôi bán ế quá, ế đến độ không còn tiền mua thuốc uống. Đóng xong tiền trọ, tôi phải vay mượn để mua nguyên liệu làm bánh, rau câu”, bà kể.
Cách đây ít hôm, trong một chiều buôn bán ế ẩm, bà gắng sức đẩy chiếc xe có chứa tủ bánh trong cơn mưa tầm tã trở về phòng trọ. Thương bà, một bạn nữ tốt bụng đã chụp lại hình ảnh người đàn bà nhọc nhằn, đẩy xe bánh đầy ngút trong mưa đăng lên mạng xã hội để kêu gọi cộng đồng ủng hộ.
Sau lời kêu gọi ấy, nhiều người đã tìm bà mua bánh, rau câu. Nhờ vậy, bà lại có đủ tiền đóng tiền phòng trọ, có vốn đi bán mưu sinh. Tuy vậy, việc ủng hộ cũng có hạn. Bây giờ, bà chỉ sống tạm nhờ việc bán bánh cho ít người khách quen.
Cách nơi bán bánh của bà Đương ít bước chân là dãy phòng trọ bé tẹo, sặc mùi ẩm mốc. Bên trong phòng, chị Lê Thị Hoa (40 tuổi, quê ở Thừa Thiên Huế) đang tỉ mẩn cuốn từng chiếc chả giò để chuẩn bị cho gánh hàng rong của mình vào sáng mai.
Chị cho biết, công việc tuy không đem lại thu nhập cao nhưng vốn tính cần kiệm, chị cũng đủ trang trải và dành dụm được chút ít lo cho con ở quê. Thế nhưng, kế hoạch thắt lưng buộc bụng của chị bỗng chốc tan biến theo đợt dịch bệnh vừa qua. Bệnh tật, giãn cách xã hội, chị không thể buôn bán.
Không có thu nhập nhưng vẫn phải ăn, phải đóng tiền phòng, chị cắn răng xé nhỏ những đồng tiền dành dụm trước đó để tồn tại. Đại dịch tạm lắng, chị đi bán lại. Nhưng dẫu gánh rã cả 2 vai, mời khách đến rát họng chị vẫn không tài nào bán hết số giò chả đã chiên. Để vượt qua khó khăn, chị phải gánh đi xa hơn, bán lâu hơn, thậm chí ăn ít đi một bữa.
|
Chị Hoa cuốn chả giò, chuẩn bị cho gánh hàng rong mưu sinh sau đỉnh dịch. (Ảnh: Nguyễn Sơn). |
Rời những xóm trọ nghèo, chúng tôi tìm đến khu trọ ở quận Bình Tân, TP.HCM. Những người thuê trọ tại đây cho biết, tháng 6 vừa qua, công ty đã cho nghỉ gần 3000 lao động. Các công nhân được cho nghỉ, ở trọ tại những dãy trọ này đa số đã tìm được công việc mới, số khác sau khi lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp cũng rời thành phố về quê.
Trao đổi với PV, anh Nguyễn Văn Quang (SN 1993, ngụ huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) cho biết, trước đây, anh là tài xế chở hàng. Thời gian dịch bệnh, ít hàng, người chủ quản yêu cầu anh tạm về nhà nghỉ không lương, chờ khi có hàng lại đến làm việc.
Nhận thấy không còn tương lai trong công việc, anh xin nghỉ hẳn rồi rút toàn bộ số tiền chắt bóp được, mua một chiếc xe máy mới để chạy xe ôm công nghệ. “Mình còn trẻ, có thể tìm việc khác được, chỉ tội cho những người đã có tuổi. Sau khi bị cho nghỉ, họ rất khó xin việc làm khác. Thôi thì khó khăn chung, đành phải cố hết sức thôi”, anh Quang nói rồi từ biệt PV để kịp đón khách vừa đặt cuốc xe.
Người nước ngoài mua nhu yếu phẩm tiếp sức Đà Nẵng chống dịch
Những người nước ngoài đang sống và làm việc ở Đà Nẵng góp tiền mua nhu yếu phẩm, chung sức cùng người dân TP vượt qua khó khăn thời điểm dịch Covid-19.
" alt=""/>Xóm trọ Sài Gòn quay quắt mưu sinh sau đỉnh dịch Covid
Giáo sư Dương Thị Thoa hay còn gọi là Lê Thi (SN 1926), nguyên Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam (Ủy ban Khoa học xã hội - Nhân văn Quốc gia).Ít ai biết, bà là người kéo lá cờ đỏ sao vàng tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trong ngày 2/9/1945.
Ông Dương Tự Minh - em trai Giáo sư Dương Thị Thoa thông tin, bà vừa qua đời tại nhà riêng 62 Ngô Quyền (Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào ngày 28/8, hưởng thọ 95 tuổi.
Anh Lê Minh Quốc - con trai cả Giáo sư Thoa đã thay mặt gia đình thông báo tin buồn này đến bạn bè, người thân và các cơ quan đoàn thể.
Đám tang Giáo sư Dương Thị Thoa được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) từ 9h30 đến 10h45 thứ Ba ngày 1/9/2020. Sau đó thi hài bà được điện táng tại Đài hóa thân Hoàn Vũ (Văn Điển, Hà Nội) và đưa về an táng tại nghĩa trang xã Phú Minh (Sóc Sơn, Hà Nội).
|
Giáo sư Dương Thị Thoa thời trẻ. |
Giáo sư Dương Thị Thoa sinh ra trong gia đình trí thức. Cha của bà là Liệt sĩ/Giáo sư Dương Quảng Hàm - một trí thức nổi tiếng, thầy dạy Văn học và Lịch sử ở trường Bưởi.
Thời trẻ, bà theo học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Trưng Vương).
Năm 1942, bà cùng một số người bạn cùng chí hướng cầm trong tay tờ báo “Cứu quốc”. Từ đây, lý tưởng cách mạng được nhen nhóm trong bà - khi ấy mới là cô gái đôi mươi.
|
Đại gia đình Giáo sư Dương Quảng Hàm. |
Vợ chồng Giáo sư Dương Quảng Hàm từng mong muốn con theo nghề giáo, nối nghiệp gia đình. Tuy nhiên, bà trốn nhà, tham gia hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa. Hơn một tháng sau, Giáo sư Dương Thị Thoa mới về nhà báo cáo cha mẹ việc mình tham gia hoạt động cách mạng.
Năm 1945, bà hoạt động bí mật trong Hội Phụ nữ Cứu quốc với bí danh Lê Thi.
Sinh thời, Giáo sư Dương Thị Thoa từng giải thích, bà thích họ Lê của vua Lê Lợi nên tự lấy họ Lê đặt cho mình, còn Thi là tên người bạn thân của bà.
Ông Dương Tự Minh - em trai Giáo sư Dương Thị Thoa kể về chuyện chị gái vinh dự được kéo lá cờ đỏ sao vàng trong ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945.
Theo lời ông, năm đó, Giáo sư Dương Thị Thoa trong đoàn Phụ nữ Cứu quốc hòa vào hàng vạn người dân, kéo về quảng trường Ba Đình dự lễ mít tinh khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khi Bác Hồ chuẩn bị bước lên lễ đài, một đồng chí cán bộ tìm đến Đoàn Phụ nữ Cứu quốc và đề nghị Đoàn cử 1 người lên kéo cờ. Mọi người bất ngờ đồng thanh hô to “Lê Thi lên đi, Lê Thi lên đi”.
Giáo sư Dương Thị Thoa đĩnh đạc tiến về phía lá cờ, lúc đó có một cô gái Tày đứng đợi sẵn. Mặc dù hơi run nhưng bà cũng kịp phân công công việc: "Chị nâng cờ, để em kéo cờ nhé".
Mấy chục năm sau, Giáo sư Dương Thị Thoa mới biết, người cùng kéo cờ với mình là bà Đàm Thị Loan - vợ đại tướng Hoàng Văn Thái.
|
Giáo sư Dương Thị Thoa (ảnh do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Tấn Vinh chụp cách đây 4 năm). |
Hai người phụ nữ trong tà áo dài, đôi mắt tràn đầy hạnh phúc từ từ kéo lá cờ trong tiếng nhạc Tiến quân ca ngân vang.
Tiếng nhạc kết thúc cũng là lúc Bác Hồ bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập và lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong ánh nắng rực rỡ.
Cũng trong năm 1945, Giáo sư Dương thị Thoa cùng Đoàn Phụ nữ Cứu quốc đi khắp nơi quyên góp gạo và nhu yếu phẩm phân phát cho người nghèo, dạy chữ quốc ngữ cho công nhân.
Khi cuộc kháng chiến toàn quốc nổ ra vào năm 1946, bà tham gia vào đội cảm tử quân thuộc Trung đoàn Thủ đô, chiến đấu 60 ngày đêm bảo vệ Hà Nội.
Sau đó bà rút khỏi nội thành, lên chiến khu Việt Bắc làm cán bộ phụ nữ. Mặc dù là con gái Hà Nội, được cha mẹ cưng chiều từ nhỏ nhưng Giáo sư Dương Thị Thoa vẫn chịu đựng được đói khổ, mặc bộ quần áo nâu trèo đèo, lội suối làm công tác dân vận.
Năm 1950, bà về Hà Nội hoạt động bí mật. Năm 1957 bà đi học lớp chính trị cao cấp đầu tiên tại Trường Nguyễn Ái Quốc rồi được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy và nghiên cứu. Bà làm Viện trưởng Viện Triết học nhiều năm trước khi về hưu.
Bà Dương Thị Thoa còn bảo vệ thành công nhiều đề tài khoa học về bình đẳng giới. Tổ chức các chương trình thu hút được đông đảo phụ nữ tham gia. Bà vinh dự được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba.
Về cuộc sống riêng, chồng bà là ông Lê Hồng Hà. Hai người từng có duyên chạm mặt trong ngày 2/9/1945. Khi đó, ông Hà là người vác súng, đứng bảo vệ dưới chân cột cờ. Thế nhưng, mãi sau này họ mới gặp gỡ, nảy sinh tình cảm và xây dựng mái ấm riêng.
Cuộc hôn nhân của bà chủ buôn vải và hiệu trưởng trường Bưởi
Đến với nhau nhờ mai mối nhưng vợ chồng giáo sư Dương Quảng Hàm đã có cuộc hôn nhân đầy hạnh phúc.
" alt=""/>Người phụ nữ kéo cờ trong ngày Quốc khánh 2/9/1945 qua đời