Trước đó, Việt Nam đã cấp phép khẩn cấp với 3 loại vắc xin phòng Covid-19 là AstraZeneca (Anh), Sputnik V (Nga) và Sinopharm (Trung Quốc).
Bộ Y tế đang đàm phán với nhiều nguồn, hướng tới mục tiêu mua đủ 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 trong năm 2021 để tiêm chủng cho 75% dân số Việt Nam.
Ngoài 31 triệu liều vắc xin của Pfizer/BioNTech đã ký kết, 38,9 triệu liều vắc xin Astrazeneca qua nguồn COVAX đang dần được chuyển về Việt Nam. Bộ Y tế cũng đăng ký với COVAX để mua thêm vắc xin theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.
Tháng 11/2020, nước ta cũng đàm phán và ký kết với Astrazeneca thêm khoảng 30 triệu liều.
Chiều 2/6, phía Nga đồng ý cung ứng cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin Sputnik V trong năm 2021. Ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long làm việc trực tuyến với công ty Johnson & Johnson, đề nghị hãng này có kế hoạch cung ứng vắc xin Covid-19 cho Việt Nam.
Nguyễn Liên
Hàng trăm triệu liều vắc xin của Nga đã được xuất khẩu sang các nước hoặc sản xuất để cung cấp tại chỗ ở Trung Quốc, Ấn Độ.
" alt=""/>Đề nghị phê duyệt khẩn cấp vắc xin CovidCông nhân tại Bắc Giang tiêm chích ngừa vắc xin AstraZeneca. Ảnh: Bộ Y tế
Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành chỉ đạo CDC các tỉnh tiếp nhận, bảo quản và tổ chức triển khai tiêm chủng số vắc xin nói trên theo đúng đối tượng ưu tiên trong Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và triển khai tiêm cho các đối tượng nguy cơ là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Các đơn vị được phân bổ cần xem xét triển khai tiêm mũi 2 sau 8 -12 tuần cho các đối tượng đã được tiêm mũi 1 hoặc triển khai tiêm mũi 1 cho các đối tượng chưa được tiêm để tăng độ bao phủ tiêm chủng.
Tính từ 8/3 đến nay, Việt Nam đã tiêm hơn 1,1 triệu liều vắc xin AstraZeneca cho các đối tượng ưu tiên và công nhân khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh.
Thúy Hạnh
Công ty Vabiotech sẽ thực hiện gia công, đóng ống vắc xin Sputnik V của Nga với công suất 5 triệu liều/tháng.
" alt=""/>Bộ Y tế phân bổ thêm 245.000 liều vắc xin Covid