8 phút sau, tận dụng sai lầm của hậu vệ áo xanh, Đặng Thị Duyên tăng tốc rất nhanh và đánh bại thủ thành của Thái Nguyên T&T nâng tỉ số lên 2-0. Hiệp 1 trôi qua với lợi thế dành cho đội bóng Thủ đô. Bước sang hiệp 2, nỗ lực không biết mệt mỏi của Thái Nguyên T&T được đền đáp.
Phút 87, Ngọc Ánh có pha làm tường hay, Thúy Nga băng vào và tung cú sút đẹp mắt rút ngắn tỉ số xuống còn 1-2 cho Thái Nguyên T&T. Những phút còn lại, các học trò của HLV Phương Nam không thể ghi thêm bàn thắng và chấp nhận thất bại với cách biệt tối thiểu.
Ở trận đấu còn lại, Sơn La chơi ấn tượng và giành được một điểm quý giá trước TPHCM. HLV Lường Văn Chuyên áp dụng chiến thuật hợp lý và giúp các học trò có màn trình diễn hiệu quả. Trận đấu kết thúc với tỉ số hòa 0-0.
Sau 7 vòng đấu giải U19 nữ Quốc gia - Cúp Acecook 2024, Phong Phú Hà Nam dẫn đầu với 17 điểm, còn Hà Nội xếp thứ hai với 13 điểm. Giải đấu hứa hẹn sẽ hấp dẫn ở 3 vòng đấu cuối cùng.
" alt=""/>Cuộc đua vô địch giải U19 nữ Quốc gia 2024 hấp dẫn ở 3 vòng cuốiĐoàn Thị Kim Chi là HLV nữ thành công nhất cho đến thời điểm hiện tại (Ảnh: VFF).
Cô có 4 lần vô địch bóng đá nữ quốc gia trong màu áo CLB TPHCM (2002, 2004, 2005 và 2010), 4 lần giành huy chương vàng (HCV) SEA Games (2001, 2003, 2005 và 2009), một lần vô địch Đông Nam Á (2006), 4 lần giành Quả bóng vàng (QBV) Việt Nam (2004, 2005, 2007 và 2009).
Nhưng những vinh quang của Đoàn Thị Kim Chi chưa dừng lại tại đó. Sau khi trở thành HLV, cô cũng vươn lên đẳng cấp của một trong những HLV thành công nhất lịch sử bóng đá nữ nước nhà.
Đoàn Thị Kim Chi có 9 lần giành ngôi vô địch bóng đá nữ Việt Nam với CLB TPHCM (2015, 2016, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và 2024). Đoàn Thị Kim Chi cũng là một trong những người được HLV Mai Đức Chung kỳ vọng sẽ kế tục vị trí của ông này, trong trường hợp ông Chung giải nghệ trong thời gian tới.
Một cầu thủ từng thi đấu chung với Đoàn Thị Kim Chi ở đội tuyển bóng đá nữ quốc gia là Văn Thị Thanh. Sau sự nghiệp cầu thủ huy hoàng (giành QBV nữ Việt Nam năm 2003, Quả bóng bạc năm 2005, HCV SEA Games năm 2003), Văn Thị Thanh trở thành HLV đội bóng nữ Phong Phú Hà Nam.
Phong Phú Hà Nam cũng là đội bóng quê nhà của cô gái này, nơi cô từng có 72 trận đấu và 38 bàn thắng, từ năm 2001-2011. Văn Thị Thanh sau đó cũng có 58 trận khoác áo đội tuyển quốc gia, ghi được 23 bàn thắng.
Sau khi rời đội nữ Phong Phú Hà Nam, Văn Thị Thanh vừa nhận lời làm HLV đội bóng đá nữ Thái Nguyên T&T, mang theo tham vọng thành công cùng đội bóng trẻ này.
Cùng thời với Đoàn Thị Kim Chi và Văn Thị Thanh có thêm Đào Thị Miện, trung vệ thòng hàng đầu một thời của bóng đá nữ Việt Nam.
Cô gái này 4 lần giành HCV SEA Games (2001, 2003, 2005 và 2009), giành QBV nữ năm 2006, hai lần giành Quả bóng bạc (2007, 2008), hai lần giành Quả bóng đồng (2005, 2009). Hiện, Đào Thị Miện là trợ lý HLV của đội nữ Hà Nội.
Ngôi sao sáng khác cùng thời với 3 ngôi sao kể trên là thủ môn Đặng Thị Kiều Trinh, đây là một trong những thủ thành xuất sắc nhất lịch sử bóng đá nữ Việt Nam. Khi còn là cầu thủ, Kiều Trinh có 5 lần vô địch bóng đá nữ quốc gia (2004, 2005, 2010, 2015, 2016, 2017), 3 lần giành HCV SEA Games (2005, 2009, 2017), 2 lần vô địch AFF Cup (2006, 2012).
Về mặt cá nhân, Đặng Thị Kiều Trinh 3 lần giành QBV nữ Việt Nam (2011, 2012, 2017), cô được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất Đông Nam Á năm 2012. Đặng Thị Kiều Trinh là HLV đội trẻ thuộc CLB bóng đá nữ TPHCM.
Cũng ở TPHCM, một cựu thủ môn nổi tiếng khác đang là HLV thủ môn của đội bóng này, đó là Nguyễn Thị Kim Hồng. Kim Hồng là cầu thủ nữ trước thế hệ của Kim Chi, Kiều Trinh, cùng thời với Lưu Ngọc Mai, Trương Ngọc Mai, Bùi Thị Hiền Lương (hiện là trưởng bộ môn bóng đá thuộc Cục TDTT).
Nguyễn Thị Kim Hồng hiện cũng là trợ lý HLV thủ môn ở đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam, là một trong những trợ lý cho HLV Mai Đức Chung.
Không có quá nhiều cựu cầu thủ nữ tiếp tục theo nghiệp HLV, vì đặc thù của bóng đá nữ ở Việt Nam không có nhiều đội bóng, để các HLV có thể "vùng vẫy". Tuy nhiên, vẫn có người theo đuổi nghiệp HLV và vẫn có thành công.
" alt=""/>Những ngôi sao bóng đá nữ Việt Nam theo nghiệp huấn luyện viênHuyền thoại Bùi Lương qua đời ở tuổi 86 (Ảnh: Minh Nhật).
Trong suốt sự nghiệp, ông đã giành nhiều danh hiệu, nổi bật là 9 lần vô địch giải Việt dã toàn quốc, trong đó bao gồm 8 lần vô địch liên tiếp từ năm 1967 đến năm 1974 (cùng với một lần khác vào năm 1961).
Ông đã xác lập kỷ lục quốc gia marathon với thành tích 2 giờ 32 phút vào năm 1968. Phải tới năm 2003, học trò của ông là Nguyễn Chí Đông mới phá được kỷ lục này.
Ông Bùi Lương cũng phá hai kỷ lục quốc gia ở nội dung chạy 5.000m với thành tích 15 phút 45 giây 05 và chạy 10.000m với 32 phút 44 giây 08 tại Đại hội Điền kinh năm 1967.
Năm 1977, ông Bùi Lương đã giải nghệ. Sau đó, ông theo học ở Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh rồi chuyển sang công tác huấn luyện.
HLV Bùi Lương từng tham dự kỳ Olympic Barcelona (Tây Ban Nha) vào năm 1992 trong vai trò chỉ đạo chuyên môn cho các VĐV Lưu Văn Hùng, Đặng Thị Tèo thi đấu. Ông từng tham gia ban huấn luyện đội tuyển điền kinh Việt Nam và góp mặt tại SEA Games năm 2003 cho tới SEA Games năm 2009.
Năm 2010, HLV Bùi Lương không tham gia đội tuyển quốc gia và ông chuyển sang huấn luyện cho một số đơn vị như Biên Phòng, Bình Phước. Tới năm 2020, ông chính thức rời công tác huấn luyện.
Nhiều VĐV điền kinh tài năng từng là học trò của HLV Bùi Lương như Đặng Thị Tèo, Lê Văn Hùng, Đoàn Nữ Trúc Vân, Nguyễn Chí Đông, Nguyễn Thị Hòa, Phạm Thị Hiên, Bùi Thị Hiền, Bùi Thế Anh, Trần Văn Lợi, Hoàng Nguyên Thanh, Lâm Thị Thúy, Hoàng Thị Ngọc Hoa…
Năm 2016, HLV Bùi Lương đã được Ban tổ chức giải thưởng Cúp chiến thắng của thể thao Việt Nam đã vinh danh và trao phần thưởng Thành tựu trọn đời. Ông là người đầu tiên có vinh dự nhận giải thưởng trên.
" alt=""/>Huyền thoại làng điền kinh Bùi Lương qua đời ở tuổi 86