MC Vân Hugo tìm thấy bình yên sau giông bão

Bóng đá 2025-02-24 23:43:43 49782
{ keywords}
 Hình ảnh mới rạng rỡ và tràn đầy sức sống của MC Vân Hugo.

Đứng trước máy quay tôi như trở thành con người khác

Suốt 5 năm qua Vân Hugo không đóng phim. Kể từ vai Mai trong "Zippo,ânHugotìmthấybìnhyênsaugiôngbãlịch thi dau bong da mù tạt và em", cô mất hút khỏi màn ảnh. Cho tới gần đây, Thanh Vân mới nhận lời đóng phim "Lựa chọn số phận" của đạo diễn Mai Hồng Phong. Bộ phim sắp lên sóng, Vân Hugo vào vai Kim Ngọc, một nhà báo dũng cảm, luôn nói ra sự thật dù luôn bị uy hiếp, thậm chí còn bị xã hội đen đe dọa. Cô chia sẻ đó là nhân vật rất thú vị và hoàn toàn khác những vai trước đây mình đã nhận. "Từ trước đến nay tôi toàn đóng những vai tiểu thư nhưng đây lần đầu tiên nhận vai gai góc và cá tính như vậy", cô chia sẻ.

Dù 5 năm không đóng phim và công nghệ làm phim đã thay đổi nhiều nhưng Vân không hề bị khớp khi nghỉ lâu như vậy. Với cô, vì yêu truyền hình, yêu điện ảnh nên cứ nhìn thấy máy quay như trở thành con người khác. "Đối với tôi, đó là đam mê nên không có chuyện lo lắng sợ hãi gì". Vân nói.

{ keywords}
Tạo hình của Thanh Vân trong phim 'Lựa chọn số phận'.

Nhưng với công việc MC, bà mẹ một con xinh đẹp chưa hẹn ngày trở lại. Còn nhớ thời điểm tháng 11/2016, cô gái sinh năm 1985 xuất hiện trong chương trình Ghế không tựa của VTV6 với tư cách khách mời. Trong chương trình đó, Vân đã khóc và chia sẻ về những bi kịch mình đang phải trải qua. Lần đầu tiên Vân kể mình đã bị hỏng một bên mắt và giọng nói ngày càng trở nên khàn và có nguy cơ bị câm.

"Cách đây 14 năm, tôi từng có thời gian không nói được, đi khám bác sĩ nói rằng mình có vấn đề về dây thanh quản. Thi thoảng nó sẽ nổi lên rất nhiều hạt nhỏ, bám vào dây thanh quản khiến mình không thể nói được. Nếu mổ đi nó sẽ liên tục mọc đi mọc lại, nhưng nếu giữ thì có khả năng... bị câm. Tất cả những gì khán giả nhìn thấy chỉ là bên ngoài thôi. Sự thật là tôi bị nhược thị, nhìn ngày càng mờ và một bên mắt đã hỏng hoàn toàn, không có cách nào chữa trị được. Tôi phải trang điểm mới được long lanh như mọi người thấy", Thanh Vân chia sẻ trong chương trình phát sóng cuối năm 2016.

{ keywords}
 

Cũng kể từ thời điểm đó khán giả không còn thấy Vân Hugo làm MC trong các chương trình của VTV dù trước đó cô xuất hiện với tần suất dày đặc. Ai cũng hiểu cô gái sinh năm 1985 đang phải nghỉ ngơi để giữ lại giọng nói và chăm sóc cho bản thân. Vân cho biết cô đã phải phẫu thuật một lần và phải hạn chế nói, tuân thủ cách ăn uống sinh hoạt theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của bác sĩ và mọi thứ giờ với cô đã ổn hơn.

Về tình hình sức khỏe hiện tại, Vân chia sẻ: "Bây giờ rất tốt rồi, tôi không bị nổi hạch và nói chuyện bình thường. Trước đây tôi bị mất giọng, mất nửa năm rất khàn tiếng. Và bác sĩ nói cách duy nhất là nói ít đi, phải có thời gian để nghỉ ngơi. Khi bắt đầu học thiền định và chăm sóc cho nội tâm của mình mọi thứ tốt lên rất nhiều. Bây giờ tôi rất khỏe mạnh".

{ keywords}
Thanh Vân đang tận hưởng thời gian dành riêng cho bản thân. 

Giờ là lúc tôi dành thời gian cho bản thân

Vân nói việc cô gặp vấn đề nghiêm trọng về thanh quản trước đó là hậu quả của việc làm việc quá sức, bởi có ngày cô dẫn 10 chương trình khác nhau. Nghĩ lại thời điểm đó giờ cô vẫn thấy kinh khủng. "Khi đó tôi nghĩ nếu không kiếm sống bằng nghề MC không biết sống bằng cái gì. Lại một mình nuôi con, nên giai đoạn đó tôi rất hoảng loạn, giống như bị sốc tâm lý. Nhưng sau đó tôi đi học lớp phát triển bản thân, bắt đầu bình tĩnh lại và tôi hiểu rằng mình phải sống tích cực, có thể không nói được nhưng mình vẫn có thể kiếm sống bằng đôi tay của mình. Tôi bắt đầu thấy mọi thứ đơn giản hơn và phát hiện ra rằng dù trong hoàn cảnh nào cũng chấp nhận được hết và sống tốt", cô nói.

Chấp nhận bản thân và sống chung với những khiếm khuyết vốn có là cách Vân chọn để có cuộc sống tích cực hơn. "Mắt của tôi là bẩm sinh nên từ nhỏ đã quen với việc nhìn đời bằng một mắt. Khi sang Singapore chữa bệnh, bác sĩ nói một câu khiến tôi thay đổi hẳn suy nghĩ. Đó là những người nhược thị như tôi hoặc là sẽ bị lác, mắt nhìn bị dại hoặc sẽ rất xấu nhưng tôi nhìn vẫn bình thường. Ông Trời vẫn cho tôi vẻ ngoài để kiếm ăn. Bây giờ tôi thấy rất thoải mái với việc đó. Mình sống chung với nó bao nhiêu năm rồi và nếu không có cách chữa hãy vui vẻ với nó".

{ keywords}
 Trải qua nhiều biến cố, Thanh Vân sống lạc quan với nụ cười luôn nở trên môi. 

Lâu không xuất hiện ở vai trò MC, bạn có nhớ nghề?, hỏi Thanh Vân, cô tâm sự: "Sau khi tôi bị về họng bác sĩ khuyên nên nghỉ dẫn một thời gian. Tôi phải ưu tiên sức khỏe trước. Giờ tôi ưu tiên việc khác và chuyển sang làm bếp ăn online cũng rất ổn. Tôi thấy có nhiều cách để thỏa mãn đam mê của mình. Tôi có nhiều đam mê và nấu ăn cũng là một trong những đam mê của tôi. Truyền hình tôi cũng đã làm rất nhiều năm và đóng góp cả tuổi trẻ của mình nên giờ là lúc tôi dành thời gian cho bản thân".

Sẵn sàng cho trang mới cuộc đời

2 năm trở lại đây Vân tập trung vào bếp núc. Trong suốt cuộc nói chuyện tôi thấy cô cười rất nhiều và giọng nói ánh lên niềm hạnh phúc mãn nguyện. Vân nói cô phát hiện ra năng lượng tích cực là phải nuôi dưỡng hàng ngày, hàng giờ. Bây giờ chẳng có nỗi buồn nào làm cô mất thời gian quá lâu. Hỏi cô hay vì có tình yêu mới mà vui vẻ yêu đời hơn?, rất tươi cô nói: "Tôi nghĩ phụ nữ được yêu lúc nào cũng hạnh phúc mà không chỉ phụ nữ mà từ người già đến trẻ em, cứ có tình yêu vào là phơi phới hết".

{ keywords}
 Cô đã sẵn sàng cho dấu mốc mới của cuộc đời. 

Vân bảo cô mới được bạn trai cầu hôn. Nữ diễn viên cũng mới chuyển sang căn nhà mới, sẵn sàng cho tổ ấm mới. "Khi nào đủ duyên thì sẽ có đám cưới. Còn hiện tại chúng tôi vẫn đang xây dựng để có một cuộc sống hoàn hảo cho hai người, cho cả đại gia đình. Về bản thân tôi, tôi thấy mọi thứ đã ổn và sẵn sàng, chờ đến ngày đẹp, giờ đẹp nữa thôi", Vân hạnh phúc nói.

Vân tiết lộ người đàn ông hiện tại nhân hậu và kín đáo, một người đủ để cô quyết định bắt đầu cho trang mới của cuộc đời. "Tôi sẽ có một cuộc sống mới và khác hẳn với 35 năm vừa rồi. Bây giờ cuộc sống sẽ sang một trang hoàn toàn mới và tôi cảm thấy mình đã đủ sẵn sàng. Cách đây 10 năm khi mình chưa đủ sẵn sàng vì mọi thứ còn non nớt và chưa biết làm chủ cuộc sống. Còn bây giờ tôi sẽ là một cô dâu hoàn chỉnh".

MC Thanh Vân tham gia chương trình Vua đầu bếp

 Mỹ Anh 

MC Vân Hugo khoe nhẫn kim cương, úp mở việc sắp kết hôn lần 2

MC Vân Hugo khoe nhẫn kim cương, úp mở việc sắp kết hôn lần 2

Đăng ảnh úp mở việc đã được cầu hôn và sắp lên xe hoa lần 2, nữ MC nhận được nhiều lời chúc mừng từ bạn bè, khán giả.

本文地址:http://game.tour-time.com/html/184e699280.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Valencia vs Atletico Madrid, 0h30 ngày 23/2: Bám đuổi

Anh Tuấn (ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu) và chị Hiền (35 tuổi) kết hôn năm 2008. Là con trai một trong gia đình, anh mong sớm có con, nhưng một năm sau vẫn không thấy tin vui.

Anh đi khám, bác sĩ chẩn đoán vô sinh do không có tinh trùng. "Tôi sốc, không ngờ mình vô sinh", anh Tuấn nói, cho biết thêm hai vợ chồng không muốn xin tinh trùng hay con nuôi.

Suốt nhiều năm, vợ chồng anh chạy chữa bằng đông y. Năm 2020, anh được bác sĩ phẫu thuật TESE trích mô tinh hoàn tìm tinh trùng để thụ tinh ống nghiệm (IVF) nhưng không thành công. Năm ngoái, chị Hiền động viên anh bỏ ý định tìm con. "Tôi nói nếu không có con, vợ chồng vẫn yêu thương nhau, nhưng anh không từ bỏ hy vọng", chị cho biết.

Tháng 2/2023, anh Tuấn cùng vợ đến Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám. Bác sĩ Ngô Đình Triệu Vỹ cho biết hai tinh hoàn teo rất nhỏ do bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh lâu năm.

Mỗi ml tinh dịch của nam giới bình thường chứa 40-300 triệu tế bào tinh trùng. Người chỉ có 10-20 triệu tinh binh/ml tinh dịch được xem là ít tinh trùng. Nếu lượng tinh trùng này khỏe mạnh, nam giới vẫn có thể thụ thai. Tuy nhiên, kết quả tinh dịch đồ của anh Tuấn không có tinh trùng.

Anh được xếp vào nhóm vô tinh không bế tắc. Đây là tình trạng nam giới xuất tinh nhưng không có tinh trùng trong tinh dịch, kể cả dùng phương pháp ly tâm, lắng cặn. Tinh hoàn suy giảm sinh tinh, biểu hiện hormone nội tiết FSH, LH tăng cao. Đây cũng là nguyên nhân gây vô sinh nam phổ biến và khó điều trị, bác sĩ Vỹ cho biết.

Anh Tuấn được chỉ định vi phẫu micro-TESE tìm tinh trùng. Theo bác sĩ Vỹ, đây là kỹ thuật hiện đại thay thế cho các phương pháp cổ điển như TESE, PESA (cắt ngẫu nhiên nhiều mô tinh hoàn để chuyển vào phòng lab tìm tinh trùng), tăng khả năng tìm thấy, giảm biến chứng.

Với sự trợ giúp của kính vi phẫu phóng đại gấp 30 lần, bác sĩ tìm được tinh trùng trong các ống sinh tinh siêu nhỏ. Sau đó, chuyên viên phòng lab lọc rửa mẫu, soi tìm dưới kính hiển vi đảo ngược có độ phóng đại hơn 200 lần, "vét" được 10 tinh binh đủ điều kiện và trữ đông.

Bác sĩ Triệu Vỹ (trái) và bác sĩ Đăng Khoa thực hiện kỹ thuật micro-TESE giúp bệnh nhân có cơ hội có con. Ảnh: Phương Trinh">

Bác sĩ tìm bắt tinh trùng cho người đàn ông vô sinh

Một thực tế không thể chối cãi là chương trình giáo dục phổ thông của ta hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết. Chuyện phân loại học lực rất cần thiết để hướng nghiệp. Nhưng điều quan trọng là học sinh Việt sau khi ra trường đang thiếu kỹ năng:

- Kỹ năng giải quyết vấn đề (tư duy...): giải Toán là dạng rèn tư duy. Mục đích là như vậy, nhưng nếu để lệch sang chỉ cần qua môn thì sẽ sai mục đích.

- Kỹ năng mềm (giao tiếp, thể chất...): cái này rất thiếu và yếu, bạo lực học đường rồi những vấn nạn ngày một nhiều là do thiếu hẳn kỹ năng này.

Tôi cho rằng, học sinh biết giải Toán cũng được, sửa bóng đèn cũng được, cái nào cũng có giá trị riêng. Người có tư duy sẽ làm tốt vì họ nắm được cái cốt lõi: không chỉ sửa được một loại đèn mà họ có sửa nhiều thứ khác nếu nắm được nguyên tắc hoạt động, hoặc chí ít biết cách lên mạng tìm tòi để sửa. Còn lại là do họ muốn làm hay không?

Vậy, chung quy lại, chúng nên dạy học sinh cách tư duy, thúc đẩy tố chất của người học. Còn dạy xong mà "chữ thầy trả thầy" là lãng phí. Nếu học sinh không giải Toán được, sửa bóng đèn cũng dở, thì chúng sẽ chuyển sang làm kế toán, làm bánh, làm ca sĩ... Như vậy sẽ đỡ lãng phí hơn.

Tại sao lại bắt tất cả các em học sinh phổ thông (không có dự định trở thành kỹ sư, làm nghề liên quan), phải học nhiều tích phân, đạo hàm, để rồi lại không áp dụng được gì sau khi học, gây nên một sự lãng phí khủng khiếp? Đào tạo chung quy là tạo ra sản phẩm con người theo nhu cầu thị trường. Không thể đưa cho khách thịt bò khi khách hỏi mua cá được. Do đó, cái chính là đào tạo theo thực tế.

>> 'Người Việt học tích phân, đạo hàm như những Toán học gia'

Học sinh phổ thông ở ta học rất nhiều, rất rộng, hầu như tất cả vấn đề, nhưng chỉ dừng ở lý thuyết. Trong khi đầu ra sau đại học, bằng phát minh, sáng chế... lại rất khiêm tốn. Nền khoa học kỹ thuật còn non yếu thì việc học là đương nhiên, nhưng học thế nào, ra sao mới quan trọng. Nhiều nhân tài của ta nhưng lại chỉ phát huy được ở xứ người thì tự mỗi người cũng biết câu trả lời ở đâu.

Chúng ta đang tạo ra "các siêu nhân phiên bản lý thuyết" trong khi thực tế còn rất nhiều cái thiếu. Tôi thấy các kỹ năng cần thiết như sống (giao tiếp, ứng xử...), kỹ năng giải quyết vấn đề (tự học, biện luận...) thì rất yếu và thiếu thực tiễn. Đến lúc hướng nghiệp, nhiều em sẽ hỏi "không biết mình thích gì, giỏi cái gì". Tất cả là do hạn chế của giáo dục. Gần đây, ngành Giáo dục đã có thử nghiệm nhiều phương pháp mới, nhưng hy vọng chúng sẽ đi đúng hướng để người ta không phải lăn tăn chuyện học tích phân để làm gì nữa.

Tôi dám chắc rằng, nếu giáo viên bắt đầu môn học bằng một câu chuyện gây tò mò kiểu "Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được phát hiện ra nhờ một quả táo rơi trúng đầu" thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều những trang sách toàn công thức và con số. Toán đạo hàm, tích phân đều có ứng dụng trong thực tế, vậy hãy hướng học sinh đến những bài toán thực tế. Để học sinh chí ít hiểu được chúng dùng để làm gì, có thể giải quyết vấn đề gì? Đó mới là trọng tâm ở mức phổ thông. Còn đi sâu vào chi tiết hơn, hãy để dành cho các nghiên cứu sinh nhà nghề sau này.

Doctor X

>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

">

Những 'siêu nhân lý thuyết' tích phân, đạo hàm

Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSIS Semarang, 15h30 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà

Cách đây 20 năm, khi biết tin mình mang bầu lúc còn đang là sinh viên năm thứ 2 một trường cao đẳng ở TP. Vinh (Nghệ An), chị Hoa không bao giờ nghĩ rằng một ngày nào đó mình sẽ là chủ một xưởng may đang phát triển ổn định với doanh thu khoảng 600 triệu đồng/năm.

Thậm chí, khi ấy, những lúc tuyệt vọng quá, chị đã nghĩ rằng “hay là đưa đứa trẻ này tới trung tâm bảo trợ xã hội?”.

Nhưng rồi, từng ngày một, chị nỗ lực vượt qua mọi khó khăn của một bà mẹ đơn thân 20 tuổi, bị khuyết tật vận động nặng một bên chân phải để nuôi dạy con thành người và xây dựng cho mình một cơ ngơi đáng nể.

“Sau khi biết mình có bầu, tôi xin bảo lưu việc học để sinh con. Sinh con xong, tôi cũng đi xin việc ở nhiều nơi, cũng thử cả buôn bán nhưng đều gặp khó khăn. Rồi thấy mình phù hợp với nghề may, tôi vừa học vừa làm”, chị Như Hoa chia sẻ.

Sau một thời gian dài rèn luyện tay nghề, chị thấy nghề may phù hợp với thể trạng của mình nên quyết định mở tiệm may nhỏ.

Ban đầu, chị chỉ có 1 máy may, sau dần gây dựng được uy tín, chị mua thêm 2-3 máy, tuyển thêm người để đáp ứng nhu cầu của khách.

{keywords}
Chị Như Hoa làm việc ở xưởng may. Ảnh: NVCC

4 năm gần đây, được Trung tâm Hỗ trợ người khuyết tật của tỉnh tạo điều kiện, chị thuê được mảnh đất trong vòng 30 năm để dựng xưởng và xây một phòng ở nhỏ cho mình và con trai.

Nhớ lại những ngày tháng gian khổ nhất, chị Hoa kể: “Biết con gái đang đi học lại có bầu, bố mẹ tôi phải mất một thời gian dài để chấp nhận. Riêng bố vẫn giận, có một thời gian không nhìn mặt con gái. Mẹ thì thương nên vẫn chăm sóc lúc tôi sinh bé”.

Khi con được 6 tháng, hai mẹ con chị chuyển ra ngoài thuê phòng trọ ở. “Giá thuê phòng trọ lúc ấy chỉ có 200-300 nghìn đồng/tháng, nhưng cứ đến cuối tháng là tôi rất sợ vì đến kỳ đóng tiền nhà. Cũng may mắn là chủ nhà hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh của mình, cho nợ 2-3 tháng mới trả một lần, thậm chí có tháng còn không lấy tiền nhà hay tiền điện nước”.

Tủi thân nhất vẫn là những lúc con ốm, không có ai ở bên, một mình đi lại vất vả, chị phải chạy đôn chạy đáo đưa con đi viện, chăm sóc con. “Nhiều khi cảm thấy mình khó có thể vượt qua được. Những chông chênh, vất vả, tủi thân thì hầu như thường trực mỗi ngày. Sau này, khi mình có tuổi rồi, tâm lý và cảm xúc cũng vững vàng hơn mới bớt đi những cảm xúc đó”.

Chị nói, khó khăn là không thể kể hết, nhưng sau cùng khi nhìn lại, chị vẫn cảm thấy biết ơn quyết định giữ lại con ngày ấy. “Nếu cho chọn lại, tôi cũng vẫn sẽ làm như thế”. Bây giờ, cậu con trai của chị đã là sinh viên năm thứ 2 một trường đại học ở TP. Vinh.

{keywords}
Xưởng may của chị sản xuất hàng thời trang may kỹ và cao cấp. Ảnh: NVCC

Xưởng may của chị hiện có 10 nhân công là người khuyết tật, thu nhập mỗi người từ 3,5 đến 8,5 triệu đồng/tháng. Hiện tại, xưởng của chị đang cung cấp các sản phẩm thời trang cho 5 cửa hàng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, mỗi tháng sản xuất 420-450 sản phẩm.

Mới đây, để tận dụng nguồn vải vụn của xưởng may, chị có ý tưởng sản xuất các sản phẩm túi xách, đồ trang trí nhỏ xinh để tăng thu nhập cho người lao động cũng như hạn chế rác thải ra môi trường.

Do đang dồn hết vốn cho xưởng may nên ý tưởng này của chị mới đang ở giai đoạn ban đầu, chưa có điều kiện mở rộng thị trường. Tuy nhiên, mới đây ý tưởng đã giành nhiều hạng mục giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp do Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức.

“Đơn vị tài trợ đã cam kết sẽ đầu tư gần 100 triệu đồng để mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn trong thời gian tới”, chị Hoa cho biết.

Không chỉ tất bật với công việc ở xưởng may, chị Hoa còn đảm nhận vị trí Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An.

Có cơ hội tiếp xúc với nhiều chị em khuyết tật, chị Hoa rất thấu hiểu những tâm tư, trở ngại của họ trong việc hoà nhập với cộng đồng. Chị chia sẻ: “Một trong những vấn đề lớn nhất chính là từ bản thân người khuyết tật, họ vẫn còn tự ti, mặc cảm về bản thân. Điều đó khiến họ không nhận ra năng lực của mình. Nhưng nguyên nhân của chuyện này cũng là do tác động kép của những thành kiến – thành kiến về việc không coi trọng phụ nữ, và phụ nữ khuyết tật còn bị coi thường hơn, nhất là ở những khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa”.

Một lý do khác là sự thiếu tin tưởng của chính những người thân dành cho thành viên khuyết tật trong gia đình. “Có em chia sẻ với tôi rằng bố mẹ sợ em ra đường nguy hiểm nên cố giữ ở trong nhà, khiến em không được tiếp xúc với ai. Hay có em lại tâm sự, gia đình có đám cưới nhưng không cho em đi rước dâu vì sợ không may mắn, đội hình không đẹp. Em phải ở nhà, buồn rồi khóc. Những lúc ấy, tôi lại phải động viên các em, cũng như nói chuyện với bố mẹ các em. Chuyện thay đổi thành kiến cần rất nhiều thời gian nhưng mình cứ cố gắng làm rồi cũng sẽ có kết quả”.

Tham gia câu lạc bộ và nhận dạy nghề miễn phí cho phụ nữ khuyết tật ngay tại xưởng may, chị Hoa tâm sự, đôi khi chị không chỉ là thầy mà còn là chị, là mẹ với các em, các cháu nhỏ tuổi.

Ước mơ của chị trong thời gian tới là mở được một lớp dạy nghề miễn phí có quy mô lớn hơn cho phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật để các em có một công việc ổn định, độc lập được trong cuộc sống sau này.

{keywords}
Sản phẩm sản xuất từ vải vụn của xưởng. Ảnh: NVCC
{keywords}
Ý tưởng mở cửa hàng giới thiệu và bán các sản phẩm may mặc từ vải vụn của chị đã được đầu tư gần 100 triệu đồng. Ảnh: NVCC
{keywords}
Chị Như Hoa (thứ 3 từ trái sang) nhận giải thưởng trong cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp năm 2020. Ảnh: NVCC
{keywords}
Chị Hoa hiện là Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ và bé gái khuyết tật tỉnh Nghệ An. Ảnh: NVCC
Cậu bé một tay năm xưa giờ thành nhà thiết kế thời trang có tiếng

Cậu bé một tay năm xưa giờ thành nhà thiết kế thời trang có tiếng

 Khuyết cánh tay trái nhưng Nguyễn Minh Thái chọn một nghề mà ít người khuyết tật dám chọn và có thể làm được: Nhà thiết kế thời trang.  

">

Người phụ nữ vượt biến cố cuộc đời, khởi nghiệp với hai bàn tay trắng

z5911215565412_b1c14019d364fa707a5145946104e48d.jpg
Báo VietNamNet trao món quà của độc giả tới gia đình anh Hậu.

Dù đang mang bầu tháng thứ 7 nhưng chị Nguyễn Thị Ninh (30 tuổi, vợ anh Hậu) vẫn phải gửi lại 4 con nhỏ ở quê nhà để một mình ra Hà Nội chăm chồng. Anh Nguyễn Đức Hậu (30 tuổi) bất tỉnh sau tai nạn điện giật, đang điều trị tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia.

Chị Ninh nghẹn ngào cho biết, gia đình chị vốn thuộc diện hộ nghèo ở địa phương. Cuộc sống khó khăn, túng thiếu đủ bề, lại liên tiếp vỡ kế hoạch, anh Hậu phải ra sức làm lụng mới có thể gồng gánh nuôi các con thơ. Chẳng ngờ, tai hoạ lại xảy đến. Ngày 21/8 vừa qua, anh Hậu bị điện giật ngã xuống đất bất tỉnh, được người thân đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng bỏng nặng hai tai, tay, ngực và vùng bụng.

Cả 4 đứa con của vợ chồng chị Ninh còn quá nhỏ, đứa lớn nhất học lớp 7, nhỏ nhất chưa đầy 2 tuổi. Mẹ ra Hà Nội chăm bố, Bảo Trâm (12 tuổi) phải tạm thời nghỉ học để thay mẹ chăm sóc các em Lê Na (10 tuổi), Kim Ngân (6 tuổi) và Kim Khánh (gần 2 tuổi).

Được biết, cách đây 3 năm, bé Lê Na mắc bệnh hở van tim, phải đi bệnh viện điều trị tốn kém nhiều tiền của. Anh Hậu cũng vì thế mà cố gắng làm thuê làm mướn, ai thuê phụ gì cũng chẳng nề hà. Người đàn ông bất hạnh chưa kịp có một ngày nghỉ ngơi thì nay lại gặp nạn, trở thành tàn phế.

Sau khi Báo VietNamNet đăng tải bài viết, anh Hậu được độc giả ủng hộ 135.096.208 đồng. Món quà này đã được đại diện Báo VietNamNet trao tận tay gia đình anh Hậu.

Chị Nguyễn Thị Ninh cho biết: "Sau tai nạn, anh Hậu đã phải cắt bỏ cánh tay phải do hoại tử, hiện anh phải phẫu thuật để cấy ghép da lần thứ 2. Tháng 10 là đến ngày tôi dự sinh nhưng hiện chưa có ai chăm chồng. Tôi xin cảm ơn bạn đọc, Báo VietNamNet đã giúp đỡ để gia đình có thêm kinh phí chạy chữa cho anh Hậu".

">

Trao hơn 135 triệu đồng tới anh Nguyễn Đức Hậu bị điện giật ở Hà Tĩnh

Tại khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) sáng 5/12 diễn ra sự kiện đánh dấu mốc hoàn thành mục tiêu của chương trình “Một triệu cây xanh cho Việt Nam”. Buổi lễ có sự tham dự của bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận T.Ư; ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) cùng các đại biểu và nhân dân tỉnh Tuyên Quang.

{keywords}
Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bộ trưởng Trần Hồng Hà; Bí thư Tỉnh uỷ Chẩu Văn Lâm; bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Hành chính – Nhân sự - Đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trồng cây Khu di tích Lán Hang Thia

9 năm hành trình “triệu cây vươn cao cho Việt Nam xanh”

Chương trình “Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam” do Vinamilk phối hợp với Bộ TN&MT triển khai từ năm 2012.

Tính đến cuối năm 2019, chương trình đã trồng được 851 nghìn cây các loại. Với việc trao tặng 270 nghìn cây xanh cho hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam và Vinamilk đã chính thức cán đích với 1.121.000 cây được trồng trong hành trình phủ xanh Việt Nam suốt gần một thập kỷ.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà nhấn mạnh: “Đến nay, chúng ta rất vui mừng khi thấy chương trình quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam do Bộ cùng vởi Công ty Vinamilk khởi xướng, đồng hành đã tạo sức lan tỏa lớn và phảt triển mạnh mẽ trong đời sống xã hội, được đông đảo người dân ủng hộ tham gia”.

Cụ thể, trong 9 năm qua, chương trình đã trồng và bàn giao hơn 1 triệu cây xanh các loại tại 56 địa điểm của 20 tỉnh, thành phố trên cả nước tập trung hướng đến các khu vực mà cây xanh đem lại lợi ích thiết thực như: phủ xanh đất trống, đồi núi trọc; tăng cường không gian xanh khu vực công cộng; góp phần giảm thiểu, ứng phó với các hiện tượng do biến đổi khí đang diễn ra tại nhiều địa phương. Đồng thời góp phần tôn tạo cảnh quan các khu tưởng niệm, di tích lịch sử có giá trị tinh thần với người dân cả nước.

{keywords}
 Bộ trưởng Trần Hồng Hà trao tặng Bằng khen của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho Tập thể và các cá nhân đã có thành tích trong hoạt động bảo vệ môi trường, xây dựng và phát triển Chương trình Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam giai đoạn 2012-2020

Ngoài ra, mô hình giao cây và hỗ trợ người dân làm kinh tế rừng, như thực hiện tại Tuyên Quang, Thái Nguyên đã được Vinamilk và Quỹ 1 triệu cây xanh thực hiện từ những ngày đầu. Hình thức đã bước đầu cho thấy tác dụng tích cực, góp phần tối đa hóa hiệu quả mang lại cho cộng đồng. Đến nay, gần 590.000 cây giống có giá trị kinh tế đã được trao tặng cho người dân tại Điện Biên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bình Định, Thái Nguyên, Tuyên Quang.

Với những đóng góp thiết thực cho cộng đồng và môi trường, Vinamilk và Quỹ 1 triệu cây xanh cho Việt Nam đã được trao tặng giải thưởng cho Hoạt động Vì Môi trường Xuất sắc nhất (Giải đồng) trong khuôn khổ của Giải thưởng CSR toàn cầu 2020 và nhận được bằng khen từ Bộ Tài nguyên và Môi trường.

{keywords}
Bộ trưởng Trần Hồng Hà và bà Bùi Thị Hương, Giám đốc Điều hành Hành chính – Nhân sự - Đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam trao biểu trưng tặng cây cho hai tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững

“Trồng thêm 1 cây xanh là thêm một hành động bảo vệ môi trường. Trên tinh thần đó, chương trình quỹ một triệu cây xanh cho Việt Nam là một điển hình cho sự nỗ lực và hành động vì môi trường, vì cuộc sống và vì tương lai của chúng ta. Kết quả này cũng đã cho thấy chúng ta hoàn toàn có thể làm tốt hơn nữa mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ thiên nhiên và phát triển bền vững”, ông Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Lãnh đạo Bộ TN&MT cho biết, Bộ đã và đang tích cực huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng dân cư, các đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội trong và ngoài nước cùng góp sức, chung tay tham gia.

Theo ông, quá trình thực hiện chương trình đã tổng kết được nhiều bài học kinh nghiệm, cụ thể: Một là, cần có nghiên cứu đánh giá đầy đủ căn cứ khoa học và thực tiễn về điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương, từng vùng để lựa chọn các giống, loài cây phù hợp, nhất là những cây trồng bản địa đã gắn bó hàng bao đời với hệ sinh thải tự nhiên, với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người dân địa phương.

Hai là, cần ưu tiên trồng những giống, loài cây có khả năng phục hồi, tải tạo hệ sinh thải rừng tự nhiên, có khả năng hấp thụ khí các-bon, để góp phần giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường, gìn giữ đất đai.

Việc trồng trồng rừng cần theo theo cấu trúc rừng tự nhiên, nhiều loài, nhiều tầng lớp và không phát quang thảm thực vật; không khai thảo, sản xuất ở những khu vực xung yếu để bảo vệ, tạo lập những cảnh rừng đại ngàn ở khu vực xung yếu cho cảc thế hệ mai sau.

Bên cạnh đó, cần quan tâm quy hoạch quỹ đất trồng các loài cây để tôn tạo cảnh quan, quy hoạch không gian xanh trong quá trình phảt triển đô thị.

Hà An

">

Vinamilk chính thức cán mốc một triệu cây xanh cho Việt Nam

友情链接