Ngày 7/3, ông Đặng Phú Hành, Phó chủ tịch UBND huyện Hòa Vang đã bác thông tin cho rằng TP sắp tách 4 xã của huyện gồm để lập quận mới. Ông khẳng định đây chỉ là tin bịa đặt nhằm thổi giá đất một số xã của huyện do các cò đất bày ra.Thông tin bịa đặt được đăng lúc 23h22 hôm qua trên trang facebook “Hội mua bán nhà và đất tại Đà Nẵng” nội dung:
“Tin nóng: TP Đà Nẵng chuẩn bị có quận mới được thành lập mang tên Hiếu Đức thành lập cuối năm nay, gồm 4 xã Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Phong, Hòa Tiến. Chúng tôi có hơn 100 lô đất ở nông thôn thuộc khu vực này sổ đỏ chính chủ, giá từ 1,3 tỷ đến 1,8 tỷ với các trục đường 5m5 đến 10m5; vị trí cực đẹp, diện tích lớn. Cơ hội đầu tư có một không hai để khách hàng có thông tin và đi khảo sát”.
|
Thông tin bịa đặt đăng trên mạng xã hội |
Ông Hành cho biết trong ngày hôm nay, địa phương sẽ gửi văn bản đến Sở TT&TT để phối hợp điều tra, xử lý.
Trong thời gian qua, giá đất ở nông thôn thuộc xã Hòa Tiến và một số vùng lân cận đột nhiên tăng khủng khiếp, gấp 5,6 lần so với trước Tết Nguyên đán. Cò đất xuất hiện rầm rộ ở vùng quê này để tìm mua đất khiến người dân đứng ngồi không yên.
UBND huyện Hòa Vang sau đó phải có công văn khẩn gửi chính quyền các xã yêu cầu cảnh báo người dân tỉnh táo với các chiêu bài thổi giá của cò đất, hiện tượng đất tăng giá ở địa bàn chỉ là sốt ảo.
“Sau khi huyện ra văn bản cảnh báo đến người dân thì nay cò đất lại lại bịa đặt thông tin nêu trên để thổi giá”, ông Đặng Phú Hành nói.
Trước đó cò đất cũng từng giả mạo chữ ký của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ để thổi giá đất khu vực nam Hòa Xuân.
Các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân có nhu cầu thực về đất ở nên giao dịch với các công ty, đơn vị môi giới uy tín, phải tìm hiểu rõ ràng về tính pháp lý, tiến độ dự án… kẻo sập bẫy cò đất.
Ngay trong chiều nay, GĐ Sở Nội vụ Đà Nẵng Võ Ngọc Đồng đã ký văn bản gửi Sở TT&TT liên quan thông tin Đà Nẵng tách huyện Hòa Vang lập quận mới chia sẻ trên mạng. Sở Nội vụ Đà Nẵng cho biết, căn cứ theo các quy định hiện hành, huyện Hòa Vang chưa đảm bảo các điều kiện, tiêu chí để chia tách thành 2 đơn vị hành chính. Vì vậy những thông tin lan truyền trên mạng xã hội gần đây về việc TP Đà Nẵng có quận mới được thành lập từ huyện Hòa Vang là không chính xác. |
Cao Thái
Giá đất Đà Nẵng nóng bỏng tay, Chủ tịch huyện ra công văn khẩn ‘dẹp loạn'
- UBND huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) vừa có công văn khẩn yêu cầu các cấp phát đi rộng rãi cho người dân cảnh giác với tình hình giá đất hiện nay.
" alt="Cò đất tung tin Đà Nẵng chia tách huyện Hòa Vang để thổi giá"/>
Cò đất tung tin Đà Nẵng chia tách huyện Hòa Vang để thổi giá
Nguyên nhân số ca tử vong vẫn caoTrong Quyết định Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký, Bộ Y tế đánh giá về dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021 của nước ta.
So với thời kỳ tháng 8, 9/2021, số tử vong đã giảm song vẫn ở mức cao (trên 200 ca/ngày). Cũng theo Bộ Y tế, trung bình số tử vong 7 ngày qua là 159 ca/ngày. Các trường hợp tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền, trong đó phần lớn chưa được tiêm đủ vắc xin (tại TP.HCM, An Giang... có 85% trường hợp tử vong là chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin).
Số ca nhiễm trong giai đoạn vừa qua tăng rất nhanh do biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đột ngột dẫn đến số ca mắc tăng cao và tăng số ca bệnh nặng và tử vong, gây quá tải hệ thống y tế của một số địa phương.
|
Các nhân viên y tế trong bệnh viện điều trị Covid-19 ở Hà Nội. |
Theo Bộ Y tế đánh giá, nguyên nhân do một số hạn chế, bật cập trong thu dung điều trị tại cơ sở. Năng lực thu dung, điều trị tại một số nơi còn bất cập nhất là khi số ca bệnh nặng tăng cao. Một số địa phương chưa chủ động trong thực hiện phương châm “4 tại chỗ” còn hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, vật tư, thuốc. Tại một số địa phương phía Nam gặp khó khăn về nhân lực điều trị bệnh nhân chuyển nặng, bệnh nhân nặng do dựa nhiều vào lực lượng hỗ trợ của Trung ương.
Qua hai năm chống dịch, nhiều cán bộ nhân viên y tế đã rất mệt mỏi do phải liên tục làm việc trong môi trường có áp lực cao và trong thời gian dài, trực tiếp đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao bị sang chấn tâm lý, quá tải công việc...Ngành y tế đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp xin nghỉ việc, thôi việc dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu nhân lực y tế.
Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu thu dung điều trị người bệnh Covid-19 nặng, nguy kịch.
Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa triển khai sát với hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2, dẫn đến người có nguy cơ cao, rất cao điều trị tại nhà; quản lý F0 tại nhà chưa tốt. Một số trường hợp F0 tự phát hiện không báo cơ sở y tế, một số trường hợp F0 báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời.
Bộ Y tế cũng chỉ ra tình trạng: “Người bệnh nặng đến các cơ sở tầng 3 ở giai đoạn muộn do tự điều trị tại nhà hoặc chuyển tuyến dưới chậm. Điều phối chuyển viện, chuyển tầng chưa hợp lý, một số tỉnh chưa triển khai quản lý tại nhà các trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, gây quá tải hệ thống bệnh viện”.
Lý do nữa là do việc sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. F0 dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm và nhiều địa phương chưa đầu tư tăng cường năng lực hồi sức tích cực.
4 đợt dịch và giải pháp giảm tử vong
Tại Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 4 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan qua mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn. Trong giai đoạn 2 (đợt dịch thứ 4 đến nay), chúng ta đã chuyển hướng chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch”.
Trước tình hình dịch bệnh trên thế giới diễn biến phức tạp, ngành y tế đã triển khai các hoạt động nhằm đáp ứng với các tình huống về dịch bệnh. Trong đó, Bộ Y tế có nêu về Công tác điều trị và thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19.
Với mục tiêu giảm ca chuyển nặng, giảm tử vong, người dân được tiếp cận với dịch vụ y tế sớm, Bộ Y tế đã chỉ đạo các phương án điều trị, trong đó tăng cường năng lực (về nhân lực, trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm...).
Các giải pháp điều trị đã được triển khai như thiết lập các Trung tâm hồi sức tích cực, bệnh viện dã chiến (11 trung tâm hồi sức tích cực, trong đó có 5 Trung tâm với 4.600 giường bệnh hồi sức tích cực tại TP.HCM).
Nhân viên y tế phường ở Hà Nội đến nhà tiêm vắc xin cho người dân
Tổ chức việc phân tầng điều trị (mô hình tháp 3 tầng) với sự hỗ trợ chuyên môn giữa các tầng thông qua hình thức hội chẩn trực tuyến, trực tiếp…
Trang bị hệ thống oxy y tế, nhất là hệ thống oxy lỏng cho các bệnh viện, oxy bình cho các Trạm Y tế để thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ hô hấp. Ngành y tế huy động sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cơ sở y tế công lập và tư nhân, tuyến trên và tuyến dưới để tăng cường tối đa khả năng thu dung, điều trị bệnh nhân. Huy động nguồn nhân lực y tế từ các chuyên ngành, từ các bệnh viện trung ương, tuyến tỉnh để tăng cường cho các địa bàn trọng điểm...
Đặc biệt, việc thành lập các trạm y tế lưu động ngay tại xã, phường, thị trấn là giải pháp đột phá, giúp người dân tiếp cận y tế ngay tại xã, phường, góp phần giảm bệnh nặng, giảm tử vong. Triển khai các mô hình chăm sóc, điều trị người nhiễm tại nhà, huy động sự tham gia của cộng đồng ở các địa phương có nhiều người nhiễm.
Những giải pháp này giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế từ sớm, ngay tại xã, phường, thị trấn, góp phần giảm bệnh nặng và tử vong. Số tử vong đã giảm từ khoảng 300-350 ca/ngày (thời kỳ đỉnh dịch) xuống còn trên 200 ca/ngày. Số ca bệnh nặng giảm sâu (giảm đến 2/3) so với thời kỳ đỉnh dịch (tháng 8, 9/2021).
Về thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19, Bộ Y tế đánh giá, đến nay, cơ bản đã đảm bảo kịp thời nhu cầu đối với các loại thuốc hỗ trợ điều trị Covid-19. Chính phủ, Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, ban hành các cơ chế, chính sách tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu, cấp phép và nghiên cứu, sản xuất thuốc trong nước.
Đối với mặt hàng oxy y tế, Chính phủ đã chỉ đạo các ngành chức năng điều chuyển mục đích sử dụng oxy dùng cho công nghiệp sang cho y tế, giảm thiểu tình trạng thiếu oxy cho điều trị, đồng thời triển khai một số giải pháp nhằm xử lý tình trạng thiếu hụt oxy cục bộ tại một số địa phương phía Nam. Tuy nhiên, oxy cho y tế còn gặp nhiều khó khăn do nhu cầu oxy dùng trong sản xuất thép và một số ngành công nghiệp đang tăng cao do sản xuất phục hồi.
Ngọc Trang
Cả nước thêm 15.707 ca Covid-19, gần 11.000 ca cộng đồng
Bộ Y tế ngày 22/1 công bố 15.707 ca Covid-19 tại 61 tỉnh, thành phố. Trong đó, có 15.658 trường hợp do lây nhiễm trong nước, giảm 243 ca so với ngày hôm qua.
" alt="159 người tử vong/ngày do Covid"/>
159 người tử vong/ngày do Covid