发布时间:2025-01-24 05:37:44 来源:NEWS 作者:Giải trí
“Lớp mình đâu hết cả rồi?ữngtiếthọcđặcbiệttrongkhucáchlyThuậnThàcác trận đấu của cristiano ronaldo Ở “đầu cầu” bên, Linh Nhi cho cô và các bạn biết tình hình hiện tại bên đó ra sao?”, cô Nguyễn Thị Huệ “khởi động” tiết học môn Hóa của lớp 11A7 bằng cách hỏi thăm các học sinh diện F1.
Cô Huệ úp ngược chiếc thau để làm bàn dạy học
Thuộc diện F1, được đưa đi cách ly tập trung tại Trường Mầm non Trí Quả từ đêm 11/5, ngay khi vừa ổn định, cô Huệ đã lập tức chuẩn bị cho tiết dạy trực tuyến đầu tiên.
“Thời khóa biểu đã được mình lên từ trước và gửi tới từng lớp 11 và 12, vì thế các em đều rất chủ động tham gia. Mình cũng lập riêng một nhóm có 5 học sinh F1 do mình chủ nhiệm để kịp thời trao đổi, chia sẻ và động viên các em trong thời gian cách ly”.
Việc dạy học trực tuyến tại khu cách ly, theo cô Huệ, cũng không mấy khó khăn do đã có sự chuẩn bị từ trước.
Một số học sinh trong khu cách ly tập trung
Lo lắng mạng sẽ chập chờn, vì thế, trước khi đi, cô giáo sinh năm 1986 đã cài sẵn 4G trong điện thoại. Tại khu cách ly không có chỗ ngồi làm việc, cô Huệ bèn nghĩ ra cách… úp ngược chiếc chậu để làm bàn.
Những học sinh khối 11 dường như cũng cảm nhận được giai đoạn khó khăn của cả cô và trò nên đều tích cực tham gia vào bài giảng. Từ khu cách ly, một số học sinh còn tích cực phát biểu, xây dựng bài.
“Biết thích nghi với hoàn cảnh như vậy là rất tốt đấy”, cô Huệ động viên lại học trò.
Tuy rằng còn những khó khăn nhất định, nhưng theo cô Huệ, đây sẽ là những tiết dạy đáng nhớ nhất trong cuộc đời mình.
Cô giáo Nguyễn Thị Hương đang chữa đề cho học trò qua Zoom
Đi cách ly khi chỉ kịp mang theo điện thoại và máy tính xách tay, hai ngày đầu tiên, cô giáo Nguyễn Thị Hương vừa chờ kết quả xét nghiệm, vừa soạn đề.
“Sau khi soạn xong, mình gửi ra hàng in rồi nhờ người nhà gửi vào khu cách ly giúp. Khi đã có tài liệu, cô trò cùng nhau chữa đề qua Zoom. Học trò sẽ thay phiên nhau giải thích, cô là người chốt đáp án cuối cùng”.
Là giáo viên dạy Vật lý phụ trách khối 12, cô Hương cho rằng, đây là khoảng thời gian quan trọng nhất của học trò vì kỳ thi tốt nghiệp THPT đã cận kề.
“Mình biết học trò rất hẫng hụt khi nghe tin thầy cô phải đi cách ly. Các em cũng sắp thi tốt nghiệp nên rất cần thầy cô ở bên trong giai đoạn này. Do đó, cả cô và trò đều phải tranh thủ từng phút, không cho mình có nhiều thời gian ngơi nghỉ”.
Cô·Bích Hạnh, giáo viên tiếng Anh của Trường THPT Thuận Thành số 1 đang cách ly tại Trường Mầm non Thị trấn Hồ. Xác định sẽ dạy online, cô Hạnh đã mang theo sách vở, tài liệu, máy tính, điện thoại có sẵn 4G vào khu cách ly.
Ở khu cách ly, cô giáo trẻ dậy từ 6 giờ. Sau khi vệ sinh cá nhân, ăn sáng sẽ tiếp tục soạn bài để chuẩn bị dạy trực tuyến vào buổi chiều. Không giống như những giờ lên lớp trực tiếp, cô Hương ăn vận đơn giản, đôi lúc khiến học trò thích thú vì “trông cô thật khác mọi ngày”.
Để hoàn thành việc chữa một đề bài kéo dài 1,5 tiếng, thậm chí là 2 tiếng, cô Hương chủ động đề xuất với đồng nghiệp cùng trường cho “xin tiết dạy” nếu môn học đó đã kết thúc chương trình.
“Tất nhiên, mình cũng phải báo trước giờ giấc để học trò còn chuẩn bị. Mặc dù tiết học kéo dài hơn thông thường, nhưng các em đều rất ủng hộ và tích cực cho việc ôn luyện”.
Thi thoảng, sợ học trò mệt vì chữa đề liên tục, cô Hương lại tạo ra “khoảng nghỉ” bằng cách trò chuyện, kể cho các em nghe về việc sinh hoạt hay những bữa ăn trong khu cách ly.
“Nhờ thế, cô trò đều cảm thấy gần gũi hơn rất nhiều mặc dù không được gặp nhau trực tiếp” - cô Hương nói.
Thầy Nguyễn Hữu Sơn, giáo viên môn Toán, đang giúp học sinh ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kỳ II.
相关文章
随便看看