Hôm qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định chấm dứt việc thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM kể từ ngày 1/1/2024.
Trước đó, cuối tháng 3/2023, Thủ tướng đã quyết định kéo dài thời gian thí điểm hoạt động của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM từ ngày 1/4 đến khi Thủ tướng quyết định mô hình hoạt động chính thức của Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.
Ngày 24/6, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM. Trong đó, Nghị quyết cho phép HĐND TP thành lập Sở An toàn thực phẩm TP là cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP.
Sở An toàn thực phẩm sẽ là đầu mối thống nhất, tập trung tổng hợp tham mưu và chịu trách nhiệm trước UBND TP về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm. Trao đổi, hợp tác từ phía đối tác nước ngoài, tham mưu UBND TP giải pháp quản lý an toàn thực phẩm đem lại hiệu quả cao, đáp ứng thực tiễn và nhu cầu hội nhập của TP.
Đây cũng là đầu mối thanh tra, kiểm tra các cơ sở của người dân với tần suất theo quy định, tránh chồng chéo và tình trạng mỗi năm một cơ sở, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
Sở An toàn thực phẩm thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính, cấp phép tạo sự thuận lợi, nhất quán, đồng bộ từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép, quản lý, hậu kiểm, thanh tra... các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các cơ sở dịch vụ ăn uống cũng như giám sát mối nguy, quản lý chất lượng thực phẩm…
Bà Phạm Khánh Phong Lan (sinh năm 1970, quê TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà), tốt nghiệp Tiến sĩ Dược năm 1999. Bà từng là giảng viên Khoa Dược, Đại học Y dược TP.HCM, được phong hàm Phó Giáo sư năm 2006.
Bà Lan làm Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM (2007-2017), sau đó làm Trưởng ban Ban An toàn thực phẩm TP.HCM. Bà là Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV.
Mô hình quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nước ta hiện đa dạng. 60/63 địa phương có Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế. Một số tỉnh/thành như TP.HCM, Đà Nẵng, Bắc Ninh thí điểm mô hình Ban quản lý An toàn thực phẩm.
Theo kết quả giám sát, việc xử lý các dự án chậm tiến độ, chậm bàn giao còn nhiều hạn chế bất cập do quy trình thực hiện thủ tục hành chính; việc xác định chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư… chưa sát với thực tiễn; năng lực chủ đầu tư còn hạn chế. Ngoài ra, các dự án chậm bàn giao có yếu tố lịch sử để lại như chuyển chủ đầu tư, giải thể nhà thầu, hồ sơ bàn giao dự án không đầy đủ, thất lạc…
Đại biểu Lương Công Tuấn- Trưởng Ban Pháp chế- HĐND TP. Đà Nẵng cho rằng nhiều dự án của công ty trước đây là doanh nghiệp nhà nước, nay đã cổ phần hoá, nhà thầu giải thể. Do đó dự án không đủ thủ tục theo quy định để nghiệm thu.
Ông Tuấn đề xuất trường hợp nào không có hồ sơ thì có thể nghiệm thu thực địa, bổ sung hồ sơ để bàn giao dự án, nhanh đi vào vận hành. Bên cạnh đó, có biện pháp linh hoạt, tạo điều kiện cho nhà đầu tư nộp tiền duy tu từng năm thay vì đóng 3 năm.
Ông Lê Quang Nam, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, các dự án chậm triển khai đều xảy ra trước năm 2016, thậm chí có dự án từ năm 2002. Trong các năm qua, lãnh đạo TP đã tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Thành phố sẽ phân ra 5 nhóm dự án. Đối với nhóm án dự án thuộc thẩm quyền của UBND TP sẽ có các giải pháp như bổ sung hồ sơ; tính lại giá đất để khắc phục sai phạm. Thời gian tới thành phố sẽ tăng cường thanh tra, kiểm tra các dự án chậm triển khai.