|
Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. Ảnh: danviet.vn |
Giữa tuần này một hội nghị sơ kết về chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được Chính phủ tổ chức. Theo tổng cục Dạy nghề (bộ Lao động – thương binh và xã hội), tổng kinh phí đã sử dụng trong ba năm là hơn 4.778 tỉ đồng, trong đó hơn 1.641 tỉ đồng hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gần 252 tỉ đồng kinh phí đào tạo bồi dưỡng cho lao động cấp xã. Còn lại gần 2.931 tỉ đồng đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho dạy nghề. Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%.
Với số kinh phí chi cho đầu tư cơ sở vật chất lớn như vậy, các trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện vốn đang thoi thóp vì xuống cấp, không có người học bỗng dưng được hồi sinh. Trung bình mỗi trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện được đầu tư từ 40 – 50 tỉ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị. Đã có những địa phương bị phát hiện mua sắm lãng phí như Dăk Nông, Lâm Đồng, năm trung tâm bị phát hiện mua sắm thiết bị không phù hợp, tám trung tâm mua thiết bị về nhưng chưa sử dụng…
Có vẻ như số kinh phí đầu tư như vậy vẫn chưa thể làm thoả mãn các địa phương. Vẫn có nhiều địa phương đề xuất tăng định mức đầu tư. Cụ thể như huyện Phố Yên, Thái Nguyên muốn được bố trí nhanh kinh phí để xây dựng trường trung cấp nghề Nam Thái Nguyên, tỉnh Bắc Giang muốn được hỗ trợ kinh phí để xây dựng các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở những huyện chưa có, tỉnh Sóc Trăng muốn kinh phí trung ương bố trí cho mỗi năm 20 tỉ đồng để mua sắm trang thiết bị…
Chỉ sau ba năm triển khai chương trình, số kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất đã đạt 75% tổng kinh phí đầu tư trong 11 năm, còn kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao động chỉ đạt 8,08%. |
Trong khi “phong trào” mua sắm đầu tư trở thành một điều kiện để chương trình đào tạo lao động nông thôn thành công thì vẫn có những mô hình đào tạo không cần nhiều chi phí đầu tư cơ sở vật chất như vậy. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang kể, công ty ông là doanh nghiệp có tham gia vào chương trình đào tạo này nhưng cách mà công ty triển khai là tổ chức nông dân theo từng nhóm với nhóm trưởng là nông dân giỏi. Nông dân được học các kỹ thuật canh tác và các kỹ năng ngay trên cánh đồng. Việc đào tạo được tổ chức theo hình thức kèm cặp khoá trước kèm khoá sau. Theo định kỳ, nông dân được tham gia các buổi nói chuyện về cách làm hay, kiến thức kinh doanh… khiến họ rất hào hứng.
Hay như ông Phạm Vũ Khiêm, hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Long Biên (Hà Nội) cho biết, trường đã đào tạo được 3.669 lao động nông thôn, số lao động này đã có việc làm với mức thu nhập từ 2,3 – 4,5 triệu đồng/tháng. Nhà trường đã tự liên hệ với các doanh nghiệp để tìm việc làm cho lao động nông thôn sau đào tạo sau đó mới tuyển sinh. Những lao động này được đào tạo theo kinh phí hỗ trợ của chương trình, ngoài ra ngân sách nhà nước không phải đầu tư thêm cho cơ sở vật chất của nhà trường vì đã có sẵn.
Như vậy, nhìn vào ba năm triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với mức chi lớn nhưng lại chủ yếu chi cho đầu tư cơ sở vật chất của các trường, vấn đề đặt ra là việc đầu tư các trường dạy nghề cấp huyện nhiều với mức kinh phí lớn có thực sự cần thiết? Mỗi huyện có một trường dạy nghề, sau chương trình này các trường nghề sẽ tiếp tục hoạt động khi không còn được hỗ trợ? Mục tiêu cuối cùng là lao động nông thôn có nghề, có việc làm và có thu nhập, họ là người được hưởng lợi từ chương trình mà không phải là các trường đào tạo, nhưng xem ra các trường nghề mới đang là đối tượng hưởng lợi chính từ chương trình này.
(TheoTây Giang/Sài Gòn Tiếp Thị)" alt="Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?"/>
Ai hưởng lợi từ gần 5.000 tỉ đồng dạy nghề?
- Sau khi clip chia sẻ của "thần đồng" 12 tuổi Đỗ Nhật Nam được đăng tải trên cáctrang báo và mạng xã hội, cư dân mạng đã có những tranh luận trái chiều.Các tin liên quan |
Clip 'Thần đồng Việt' phát biểu gây sốc |
|
Thần đồng Đỗ Nhật Nam
|
Đỗ Nhật Nam là một gương mặt không mấy xa lạ trên truyền hình. Em từng là MC cácchương trình "Chúc bé ngủ ngon"nổi tiếng với các em nhỏ trên VTV3, "Quảchuông nhỏ", "Trò chuyện cùng bé"… Năm 7 tuổi, Đỗ Nhật Nam được công nhậnlà dịch giả nhỏ tuổi nhất Việt Nam. Năm 11 tuổi, cậu giành thêm một kỷ lục mới ‘Ngườiviết tự truyện nhỏ nhất Việt Nam’. Cậu bé có khả năng tiếng Anh hiếm có này cũng vừacho ra mắt cuốn sách ‘Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?’.
Cùng với một số cuốn sách đã được xuất bản, tần suất xuất hiện trên truyền hìnhtương đối dày, Nhật Nam còn sở hữu rất nhiều chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế như:Starters, Movers của ĐH Cambridge, TOEIC 940/990, IELTS 6.5/9.0.
Không ai có thể phủ nhận được tài năng của cậu bé 12 tuổi, tuy nhiên mới đây mộtclip phỏng vấn Nhật Nam do báo Tuổi Trẻ TP.HCMthực hiện đã khiến nhiều ngườikhông mấy hài lòng về cách trả lời phỏng vấn, những suy nghĩ già dặn quá mức, đặcbiệt là tuyên bố ‘truyện tranh là con sâu đục khoét tâm hồn’ của em.
Ngay từ đầu cuộc phỏng vấn, Nhật Nam đã tỏ ra hết sức tự tin, dạn dĩ trước nhữngcâu hỏi của phóng viên, thể hiện rất rõ "phong thái" người lớn qua những cái gật đầu,lắc đầu, nụ cười, ngôn ngữ cơ thể.
Chỉ trong cuộc trò chuyện khoảng 10 phút, có thể nói cậu bé đã khiến người xemkinh ngạc trước cách trả lời khôn khéo, cách dùng từ chuyên nghiệp, mạnh mẽ, dứtkhoát – cách nói chuyện chưa từng thấy ở một cậu bé 12 tuổi cùng lứa. Nhật Nam khôngchia sẻ về sở thích cá nhân như những đứa trẻ khác, mà cậu nói về ngôn ngữ, quốc gia,dân tộc, về việc đọc sách bằng những câu từ được cho là khá "đao to búa lớn" và cóthể khiến những đứa trẻ khác bằng tuổi em nghe mà không thể hiểu.
Chia sẻ về mơ ước, dự định trong tương lai, cậu bé 12 tuổi cho biết ‘muốn học ĐHStanford, làm giáo sư ở bên đó, sau đó quay trở về Việt Nam. Có thể em sẽ giảng dạyhoặc làm việc cho Viện Mật mã… Em sẽ cố gắng học Tin học để sau này trở thành Giáo sưTin học đầu tiên”.
Vì sao "thần đồng" bị "ném đá"?
Đặc biệt, trong số những chia sẻ của mình, Nhật Nam đã khiến nhiều người bất ngờkhi nói rằng: "Em không đọc truyện tranh vì mẹ em nói truyện tranh là con sâu đụckhoét tâm hồn".
Tâm sự này của cậu bé đã khiến rất nhiều người, đặc biệt là những người trẻ -những người đã có những kỷ niệm tuổi thơ đẹp nhờ truyện tranh – tỏ ra khó chịu, khôngđồng tình. Thành viên Misuzu nhận xét: “Giọng của em ấy… làm mình khó chịu. Vàkhi em ấy nói truyện tranh là "con sâu đục phá tâm hồn" thì mình thấy rất khó chịu.Công nhận em ấy giỏi thật, nhưng cách em ấy trả lời thì... không được tí nào!” Bìnhluận này đã nhận được khá nhiều ‘like’ của các thành viên khác.
Nhiều bạn đọc tỏ ra ‘thương cảm’, ‘tội nghiệp’ khi cho rằng cậu bé đã đánh mất đisự hồn nhiên, ngây thơ cũng như những sở thích của một đứa trẻ bình thường. “Một ôngcụ non, hỏng tuổi thơ của bé”, “Trẻ con mà không biết Doreamon là gì, nghĩ cũngbuồn!”, “già trước tuổi”… là ý kiến chung của nhiều người khi xem xong clip phỏng vấnNhật Nam.
Thậm chí, một facebooker xưng là sinh viên báo chí đã gửi cả một bức thư dài choNhật Nam để bày tỏ bức xúc. “Một người bạn của tôi từng nói với tôi một câu như thếnày: '"to be old and wise, you must be young and stupid". Điều đó có nghĩa là,với một người giỏi như em thì chắc tôi không cần dịch, nhưng tôi vẫn muốn sử dụng cáivốn tiếng Anh hạn hẹp của mình để biên nó ra thành thứ tiếng mẹ đẻ mà tôi vẫn luôndùng: "Để trưởng thành và khôn ngoan, đầu tiên phải thơ dại và ngốc nghếch".
Tương lai, có thể em sẽ trở thành một nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, một nhà khoahọc vĩ đại của thế giới. Nhưng điều đầu tiên là em hãy tập cách khiêm tốn và bước lạinhững bước đầu tiên của hành trình đời người đi. Đừng tập nhảy trước khi tập chạy,đừng tập chạy trước khi tập đi, và đừng tập đi trước khi tập đứng. Em càng vội, khivấp ngã em sẽ càng đau".
Tuy nhiên, trước những bình luận ‘ném đá’ dành cho cậu bé 12 tuổi, vẫn có nhiềungười cho rằng Nhật Nam ‘chẳng có tội tình gì khi già dặn, chín chắn hơn tuổi’. Độcgiả Puka Chan nói: "Vì sao mọi người thích cố định, ở cái tuổi ấy phải đọc Doreamon, chơi thả diều, đồ hàng để giữ hồn nhiên trong sáng". Một số thành viên lêntiếng phản đối việc bao nhiêu người trưởng thành chỉ trích một thằng bé 12 tuổi chỉqua một vài phút video mà chưa hề tiếp xúc với Nhật Nam ngoài đời.
"Bật" lại bức tâm thư của sinh viên báo chí gửi cho Nhật Nam, một bạn đọc khác cónick name Castor đã viết một bức thư khác gửi cho sinh viên báo chí này, trongđó đưa ra những lý lẽ bảo vệ cậu bé. Castor cho rằng ‘một thần đồng thì nên có bắtđầu không giống người thường’ và những chỉ trích nặng lời của sinh viên này chỉ là ýkiến chủ quan.
“Không thể áp đặt cuộc đời mình với người khác - chúng ta đâu thể đi đôi giày củangười khác hay ngược lại. Lên facebook toàn thấy nói về em ấy như điều gì đáng sợ lắmvậy. Rồi lại bảo em hão huyền với ước mơ du hành vũ trụ . Đừng nghe những người khôngdám nghĩ ấy nhé. Chị chỉ thấy buồn cho đại đa số con người lớn sớm mà lại chọn nhữnglời như vậy để nói với trẻ con”- Castor viết.
" alt="Tranh cãi về 'sự già' quá mức của 'thần đồng' 12 tuổi"/>
Tranh cãi về 'sự già' quá mức của 'thần đồng' 12 tuổi