Phân tích tỷ lệ Valencia vs Granada, 22h ngày 9/11

Nhận định 2025-02-24 21:42:41 44464
ântíchtỷlệValenciavsGranadahngàbarcelona đấu với man city   Dương Anh - 09/11/2019 10:29  Tây Ban Nha
本文地址:http://game.tour-time.com/html/171d399135.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Central Coast Mariners vs WS Wanderers, 13h00 ngày 22/2: Niềm tin cửa trên

Các chuẩn sạc xe điện hiện nay rất đa dạng. (Ảnh: Evse)

Nhiều người thường hỏi: “Mất bao lâu để sạc pin xe điện từ lúc cạn cho tới lúc đầy?”. Đó là bởi vì chúng ta đã quen với quan niệm của một chiếc xe chạy xăng/dầu, đi xe đến khi cạn bình và sau đó vào một trạm nhiên liệu để đổ đầy bình.

Trong khi với xe điện EV, “Trạm nhiên liệu” chính là ngôi nhà bạn đang ở. Bạn có thể lái xe vào mỗi buổi sáng với một chiếc xe đã được “sạc đầy 100%” nhưng đây không phải cách mà các nhà sản xuất xe điện khuyến khích chúng ta làm. Tại sao ư? Câu trả lời sẽ có ở phía dưới.

Trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu về sự khác biệt giữa sạc cấp độ 1, cấp độ 2 và sạc nhanh DC để xác định loại nào phù hợp với nhu cầu sạc pin cho xe điện của bạn. 

Sạc cấp độ 1

Sạc cấp độ 1 là một cách đề cập tới việc sử dụng nguồn điện dân dụng tiêu chuẩn mà hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay đang cắm. Tại nhiều quốc gia, điện áp sử dụng cho các gia đình thường là dạng xoay chiều AC 220V-240V. Một số ít quốc gia sử dụng điện áp xoay chiều AC 110V-120V. 

Sạc cấp độ tuy chậm nhưng bù lại là sự tiện lợi và dễ sạc tại nhà (Ảnh: Slashgear)

Khi mua xe điện, các hãng xe thường cung cấp sẵn cho người mua bộ cáp sạc di động 2,4 kW tương thích với ổ cắm điện gia dụng, nên người dùng cũng không cần tốn chi phí lắp đặt. 

Hệ thống sạc này còn được gọi là sạc nhỏ giọt hoặc sạc khẩn cấp vì nó mất khá nhiều thời gian. Ngay cả khi bạn để ô tô cắm điện qua đêm, chưa chắc xe có thể đầy pin vào buổi sáng hôm sau. 

Đó là bởi vì nó bị giới hạn ở dòng điện 10-12A nhằm mục đích không làm quá tải hệ thống điện của nhà bạn. Cầu dao sử dụng trong gia đình thường nằm ở dòng diện 15-20A. 

Thông thường các cầu dao này dùng chung với các thiết bị gia dụng khác, vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng một đường điện chuyên dụng để phục vụ cho việc sạc pin xe điện.

Mỗi chiếc xe có dung lượng pin khác nhau nhưng đối với hầu hết các mẫu xe điện, mỗi giờ sạc chỉ giúp xe đi được từ 3-8 km. Điều đó có nghĩa là sạc 12 giờ kể từ buổi tối cho đến sáng hôm sau, xe sẽ đi được từ 26-96 km. Đủ cho một phạm vi di chuyển trung bình 60 km/ngày nếu pin của xe bạn không bắt đầu từ con số 0.

Sạc cấp độ 2

Sạc cấp độ 2 sử dụng điện áp đầu vào AC 240V thông qua bộ sạc có dây cứng chuyên dụng, công suất ở mức từ 11-12 kW. Bộ sạc cấp 2 cũng là bộ sạc phổ biến nhất được tìm thấy tại các trạm sạc công cộng như các điểm dừng nghỉ, hầm chung cư, tòa nhà văn phòng. Tất cả các xe điện đều có khả năng sạc cấp độ 2.

 Bộ sạc cấp độ 2 phải mất chi phí mua sạc và lắp đặt cùng yêu cầu nguồn điện chuyên dụng. (Ảnh: JD Power)

Để sử dụng trong gia đình, bạn sẽ cần phải bỏ chi phí để lắp đặt, giá bộ sạc cấp 2 dao động từ 10-30 triệu đồng tùy thuộc vào thương hiệu, xếp hạng công suất và yêu cầu lắp đặt. Yêu cầu cho việc lắp đặt bộ sạc cấp độ 2 là cần có một đường điện chuyên dụng, tối thiểu là dòng điện 50A.

Với bộ sạc cấp độ 2, mỗi giờ sạc sẽ giúp xe đi được từ 16-40 km. Như vậy nếu sạc pin tại nhà, chỉ cần từ 3-5 tiếng là đủ nhu cầu di chuyển hằng ngày. Nếu đi cùng một quãng đường với khoảng cách giống nhau, chi phí cho xe điện sẽ thấp hơn với xe dùng xăng/dầu. 

Sạc cấp độ 3 (Sạc nhanh DC)

Sạc nhanh DC là cấp độ sạc nhanh nhất hiện nay dành cho xe điện, thường được gọi là sạc cấp độ 3. Đây là kiểu sạc để bạn sử dụng khi đi đường dài, vào trạm sạc mỗi khi báo pin gần cạn.

Sạc nhanh DC giúp xe điện có thể sạc đầy pin trong vòng chưa đến 1 giờ. (Ảnh: JD Power)

Sạc nhanh DC sử dụng với điện áp đầu vào dạng xoay chiều AC 480V trở lên với dòng điện hơn 100A và được chuyển đổi điện năng thành điện áp một chiều (DC) trước khi truyền tới pin của xe. 

Bộ sạc nhanh DC được xếp hạng công suất từ 50-600 kW, điều đó cho phép sạc đầy 80% pin xe điện chỉ trong vòng từ 15-45 phút. 

Loại sạc này thường không lắp ở nhà. Nó phù hợp hơn với các khu vực như trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, khu mua sắm giải trí, nơi xe có thể dễ dàng được sạc đầy trong vòng chưa đầy một giờ. 

Lưu ý, một số nhà sản xuất ô tô khuyến cáo không sử dụng sạc nhanh DC hàng ngày vì điều này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm giảm tuổi thọ của pin. Hiện tại, trên thị trường ô tô điện có 3 loại chuẩn sạc nhanh: CHAdeMO, hệ thống sạc kết hợp (CCS) và siêu nạp Tesla.

Hai chuẩn sạc nhanh CHAdeMO và CCS được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia. (Ảnh JD Power)

Trong đó, chuẩn CHAdeMO chủ yếu sử dụng tại Nhật Bản, chuẩn CCS được ưa chuộng tại châu Âu, còn chuẩn siêu nạp Tesla vốn là độc quyền sử dụng tại thị trường Mỹ. Tại Việt Nam, hãng xe điện VinFast hiện đang dùng chuẩn CCS thế hệ thứ 2.

Tại sao các nhà sản xuất ô tô điện chỉ cung cấp số liệu cho một lần sạc đầy 80%?

Trong toàn ngành công nghiệp, thời gian sạc đến 80% dung lượng pin là một tiêu chuẩn. Hãy nghĩ đến việc sạc điện giống như cố gắng đổ đầy nước vào cốc. Khi nước gần đầy miệng cốc thì bạn phải giảm tốc độ đổ để tránh bị tràn.

Tương tự, tốc độ của bộ sạc nhanh DC cũng sẽ chậm lại đáng kể khi dung lượng pin của xe gần đầy, nhằm giảm nguy cơ sạc quá mức cho pin. Ngoài ra, con số 80% được coi là mốc chuẩn để tối ưu thời lượng pin một cách tốt nhất.

Sạc nhanh DC tiện lợi nhưng việc sạc liên tục hàng ngày có thể làm tuổi thọ pin xe điện bị sụt giảm. (Ảnh: AutoBlog)

Để sạc pin đạt 100% có thể làm hỏng pin theo thời gian. Phanh thu hồi năng lượng cũng sẽ không hiệu quả mạnh khi pin của bạn đầy. Vì vậy, ngay cả khi bạn đỗ xe đủ lâu để sạc 100% qua đêm, bạn cũng chỉ nên thiết lập mức sạc ở 80% thông qua phần mềm trên xe hoặc bộ sạc. 

Điều đó vẫn sẽ cung cấp đủ cho bạn một phạm vi di chuyển hàng ngày và bạn hoàn toàn có thể thiết lập mức sạc 100% trước một ngày khi có kế hoạch cho một chuyến đi đường dài.

Gia Khánh(Theo AutoBlog)

Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

">

Sạc cấp độ 1, cấp độ 2 và sạc nhanh DC (cấp độ 3) cho xe điện có ý nghĩa gì?

{keywords}Malaysia xem xét lại các ưu đãi cho xe điện để trở lại đường đua.

Thời gian gần đây, các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia liên tục phát triển xe điện. Phạm vi và tần suất của các khoản đầu tư dự kiến vào những quốc gia đó ngày càng gia tăng cho thấy Malaysia đang tụt hậu ở lĩnh vực này, tờ Paultan đánh giá.

Tuy nhiên, Malaysia tin rằng vẫn còn thời gian để bắt kịp. Một báo cáo trước đó cho thấy chính phủ đã nhận thức được tình trạng ngày càng gia tăng trong lĩnh vực xe điện và sẵn sàng giải quyết vấn đề bằng cách xây dựng chính sách cụ thể cho xe điện, như một phần của kế hoạch sửa đổi Chính sách ô tô quốc gia NAP 2020.

Trước đó, nhóm nghiên cứu của Maybank Investment Bank Research cho biết, lộ trình cho tương lai của ngành công nghiệp ô tô Malaysia (nêu trong Chính sách ô tô quốc gia NAP 2020) thiếu rõ ràng. Kế hoạch đã không cung cấp những chi tiết cụ thể về bất kỳ ưu đãi nào cho các doanh nghiệp trong ngành và những dự án ô tô mới.

Các ý kiến cũng cho rằng Malaysia dường như đang tụt hậu trong việc phát triển xe điện so với một số quốc gia trong khu vực, mặc dù từng dẫn đầu trong cuộc đua xe xanh từ năm 2010.

Theo Madani Sahari, Giám đốc điều hành Viện công nghiệp ô tô, Robotics và IoT Malaysia (MARii), Chính phủ Malaysia hiểu tầm quan trọng của điện khí hóa và sẽ điều chỉnh chính sách, đặc biệt đối với phân khúc xe điện nhằm thu hút đầu tư. Vị này cho biết thành phố Putrajaya đã lên kế hoạch đưa ra chính sách cụ thể về xe điện trong quý đầu tiên của năm.

Chủ tịch Hiệp hội ô tô Malaysia (MAA) Datuk Aishah Ahmad cũng nói rằng Chính phủ đang cân nhắc việc thực hiện các hình thức khuyến khích để tăng tốc độ tăng trưởng của xe điện ở Malaysia. "Họ đang xem xét, nhưng vấn đề vẫn chưa được hoàn thiện". Bà cũng cho biết cuộc thảo luận không tính đến các chính sách mà còn cả khía cạnh cơ sở hạ tầng.

Một số nhà đầu tư từng nhận xét chính sách của Chính phủ Malaysia trong lĩnh vực xe điện còn cứng nhắc. Do đó, việc sửa đổi sắp tới được cho là sẽ linh hoạt hơn. Một số ý kiến cho rằng có khả năng thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu với ô tô điện sẽ được bãi bỏ. Nhưng câu hỏi đặt ra là chính phủ sẽ bù đắp khoản thuế thiếu hụt như thế nào?

Madani cho biết chính sách mới sẽ giải quyết nhiều vấn đề và trên phạm vi rộng, nhằm đảm bảo những mục tiêu quan trọng của quá trình điện khí hóa. “Nếu chúng ta không tham gia vào lĩnh vực xe điện sẽ có nhiều khía cạnh của công nghệ không được triển khai. Vì vậy, đó là một tổn thất cho Malaysia”, Madani nói.

Hoàng Nam (Theo Paultan)

">

Malaysia xem xét lại các ưu đãi, sẽ trở lại đường đua xe điện

Nhận định, soi kèo Auckland FC vs Wellington Phoenix, 11h00 ngày 22/2: Tin vào cửa trên

Có sự hiểu nhầm?

Giải ngân cho khách hàng vay gói 30.000 tỷ tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở tuy nhiên phải chăng đã có sự hiểu lầm?

Thông tư quy định về cho vay hỗ trợ nhà ở (TT11/2013) do Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến ký, nêu rõ Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn để hỗ trợ cho các ngân hàng cho vay hỗ trợ nhà ở theo quy định tại thông tư này.

Việc giải ngân cho vay hỗ trợ nhà ở của ngân hàng đối với khách hàng từ nguồn tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước kết thúc khi NHNN giải ngân hết số tiền tái cấp vốn, nhưng tối đa là 36 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (từ ngày 1/6/2013).

Riêng về thời hạn giải ngân 36 tháng, thì lãnh đạo bộ Xây dựng, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM và nhiều doanh nghiệp bất động sản, chủ đầu tư... đã từng có các ý kiến đề xuất kiến nghị nới thời hạn giải ngân để hỗ trợ cho vay người lao động có nhu cầu nhà ở.

{keywords}
Nhiều khách hàng mua nhà ở xã hội đang sốt xình xịch trước thông tin gói 30.000 tỷ giải ngân sau 1/6/2016 sẽ áp lãi suất thương mại

Về trường hợp một số khách hàng vay gói 30.000 tỷ "suýt ngất" khi nhận được thông tin, vốn giải ngân sau ngày 30/6/2016 không được tính theo lãi suất ưu đãi 5% mà áp dụng lãi suất thương mại, điều này được cụ thể trong hợp đồng của khách hàng với ngân hàng. Nhiều khách hàng ký hợp đồng mà không xem kỹ các điều khoản về lãi suất, thời gian thực hiện nên sau đó mới "ngã ngửa".

Tuy vậy, thông tin từ tháng 6/2016 sẽ dừng triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng đã xôn xao từ năm 2015.

Trả lời trên Báo Infonetvề thông tin từ tháng 6/2016 sẽ dừng triển khai gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Mạnh Hà, khi còn là Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) khẳng định là không có chuyện dừng triển khai gói này sau ngày 30/6/2016.

Ông Hà cho biết, theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước thì gói tín dụng 30.000 tỷ sẽ được triển khai đến ngày 30/6/2016. Nhưng sau thời gian đó, theo quy định của Luật Nhà ở hiện nay, các chính sách nhà ở xã hội sẽ tiếp tục thực hiện và được triển khai tại Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có quy định các ngân hàng thương mại dành ra một tỷ lệ tín dụng phù hợp để cho vay đối với nhà ở xã hội, chứ không phải dừng gói 30.000 tỷ.

Gói 30.000 tỷ bị trục lợi, rủi ro khách hàng gánh?

Vào tháng 7/2015, trên thị trường bất động sản xôn xao việc hàng tỷ đồng từ gói vay ưu đãi 30.000 tỷ đồng bị trục lợi.

Thời điểm đó, khi dư luận dấy lên câu hỏi về “trách nhiệm” của ngân hàng - một trong những mắc xích quan trọng nhanh chóng phủ nhận. Theo các tổ chức tín dụng, việc xét duyệt và thẩm định gói vay 30.000 tỷ đồng tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, không đặt nặng mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, khi thời hạn giải ngân gói ưu đãi trên sắp hết, nhiều ngân hàng bắt tay chủ đầu tư “lách luật” để chạy đua dư nợ. Nhưng điều cần bàn là Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng đã ở đâu trước sự việc này?

Việc bắt tay “ngầm” giữa một số ngân hàng và chủ đầu tư dự án để "lách luật" trong thực hiện ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng khi lén lút, lúc công khai như một sự thách thức đối với các cơ quan chức năng. Khâu thẩm định của ngân hàng rõ ràng chỉ chú trọng đến khả năng tài chính của người mua nhà hơn là dòng tiền từ gói 30.000 tỷ đồng có chảy đúng chỗ không. Tình trạng này không chỉ là giả thuyết như các phương tiện truyền thông đã đăng tải. Thực tế, nó đã và đang diễn ra trên quy mô lớn tại Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Văn Đực – Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh, nếu ngân hàng giải ngân gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng sau ngày 1/6 thì rất có thể phải giải ngân theo lãi suất thương mại hiện tại của thị trường. Lúc này chắc chắn nhiều khách hàng không chấp nhận giải ngân. Trong khi đó ngân hàng đang rất cần dư nợ nên sẽ cố gắng giải ngân càng nhiều càng tốt trước hạn định. Để tránh rủi ro cho mình nếu có thanh tra, chủ đầu tư và ngân hàng tư vấn cho khách hàng làm đơn đề xuất để có lịch đi tiền một lần trước ngày 1/6 nhằm hợp thức hóa và được chiết khấu giá.

Nếu như vậy, ngân hàng “khỏe tay” vì hoàn thành chỉ tiêu, còn DN BĐS được nhận tiền giải ngân sớm. Tiến độ mới xây xong tới B mà đã có tiền C, D, E rồi. Có ai dám đảm bảo chủ đầu tư không dùng số tiền giải ngân này để đầu tư sang hạng mục khác? Cái thiệt là người mua nhà phải chịu gánh nặng trả lãi cho khoản giải ngân một lần (67%) thay vì trả lãi ít hơn nếu giải ngân theo tiến độ. Thực tế, dự án tại huyện Hoài Đức trên chỉ đang bắt đầu lên tầng 1 mà ngân hàng giải ngân một lần lên đến tầng 34 thì đặt ra câu hỏi: “Trường hợp DN bị trục trặc, ai gánh?”. Lúc này khách hàng vừa là con nợ, vừa không biết khi nào nhận được nhà.

Luật sư Bùi Sinh Quyền – Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng: “Mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định đến thời hạn 1/6, sẽ chỉ căn cứ vào số giải ngân chứ không căn cứ vào số đăng ký. Tức là khi gói vay hết hạn, vẫn tiến hành giải ngân đối với các hợp đồng tín dụng đã ký từ trước tháng 6/2016, nhưng theo lãi suất hiện tại của thị trường. Trong thời điểm rối ren, những người đã ký hợp đồng vay từ gói 30.000 tỷ đồng trước gần một năm còn “đang ngồi trên đống lửa” thì những lời cam kết “giải ngân một lần 67%” là vô cùng rủi ro”.

Hoàng Anh(tổng hợp)

  • Khách vay gói 30.000 tỷ hoảng loạn khi biết tin dữ
  • Gói 30.000 tỷ tắc, dân thiệt
  • Gói 30.000 tỷ đã ‘tiêu’ được bao nhiêu?
  • Thời hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng có thể kéo dài
">

Gói 30.000 tỷ có thời hạn giải ngân đến bao giờ?

Truyền thông Anh nhận định, trận MU đón tiếp Brighton, vòng 30 Ngoại hạng Anh là câu trả lời của Solskjaer về việc ai là thủ môn số 1 của đội ở thời điểm hiện tại.

{keywords}
Dean Henderson tiếp tục được Solskjaer tin dùng dù De Gea đã trở lại

Trước đó, De Gea được HLV người Na Uy cho phép về quê nhà Tây Ban Nha để cùng bạn gái đón con đầu lòng.

Trong thời gian này, Dean Henderson được ra sân liên tiếp 6 trận và thể hiện khá tốt, trong đó có derby thành Manchester, Man đỏ đánh bại Man xanh 2-0 ngay tại Etihad.

Trước trận đấu, có thông tin De Gea sẽ trở lại đội hình chính. Tuy nhiên, thực tế HLV Solskjaer tiếp tục để Dean Henderson giữ gôn và ông hài lòng với những gì thủ thành 23 tuổi thể hiện ở trận thắng 2-1 của MU trước Brighton.

Trước sự quan tâm từ truyền thông, HLV Solskjaer đã làm rõ hơn về tương lai của De Gea ở Old Trafford, sau trận đấu: “Tôi có 2 thủ môn tuyệt vời, 2 số 1.

{keywords}
Thủ môn 23 tuổi là tương lai MU, trong khi De Gea 30 tuổi, dường như qua thời đỉnh cao sau gần 1 thập kỷ là số 1 ở Old Trafford

De Gea đã về quê nhà một số ngày và sau đó cậu ấy làm nhiệm vụ cùng tuyển Tây Ban Nha nên đã không thi đấu khoảng 1 tháng. De Gea chắc chắn sẽ ra sân, tiếp tục chơi bóng cho MU”.

Rio Ferdinand không đồng ý với cách nói nước đôi của Solskjaer và dự đoán, De Gea có thể rời MU vào cuối mùa.

Tôi không nghĩ MU có 2 số 1 được. Bạn cần phải cho thủ môn số 2 hiểu được, cậu ấy sẽ người dự bị. De Gea không phải người như vậy.

Nếu Dean Henderson kết thúc mùa giải với tư cách là số 1, De Gea sẽ tìm mọi cách để rời MU”.

L.H

">

Chọn Dean Henderson, Solskjaer lên tiếng ‘chốt’ số phận De Gea

Việc tồn tại khá nhiều những bất cập cả trong chính sách cũng như quá trình thực thi, khiến gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng từ khi ra đời đến lúc về đích luôn trong tình trạng “rối như tơ vò”.

Gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng là gói vay hỗ trợ mua nhà dành cho người nghèo, người thu nhập thấp, được bắt đầu triển khai từ ngày 1/6/2013. Nhìn lại về gói hỗ trợ này trong 3 năm triển khai thực hiện, phóng viên đã ghi lại một số ý kiến chuyên gia đánh giá về gói hỗ trợ này.

{keywords}

Ông Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Nhiều “nút thắt”

Gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng khi ra đời (tháng 6/2013) được xem như “một mũi tên trúng hai đích” khi vừa là liều thuốc “cấp cứu” cho thị trường bất động sản đang bị đóng băng, vừa hỗ trợ người thu nhập thấp có điều kiện sở hữu nhà. Chủ trương, mục đích rất đúng, rất hợp lòng dân, nhưng qua thực tế triển khai thực hiện thì bộc lộ khá nhiều “nút thắt”.

Cụ thể, người đi vay, đặc biệt là người dân vay mua nhà hoặc vay xây, sửa chữa nhà bị “hành” rất nhiều về mặt thủ tục. Để “chạm” được tới gói 30.000 tỷ, có thể nói người dân phải đi qua nhiều “cửa ải” xin xác nhận đủ loại giấy tờ, thủ tục hành chính…

Bên cạnh những khó khăn, rắc rối về mặt thủ tục, thì “nút thắt” lớn nhất là các ngân hàng đang dùng cơ chế cho người nghèo vay tiền cũng giống như cho người giàu vay tiền, tức cũng bắt họ chứng minh thu nhập, chứng minh khả năng trả nợ, phải có tài sản thế chấp… rồi chờ đợi họ đến “phòng máy lạnh” hỏi vay tiền, trong khi ở nhiều nước khác tín dụng cho người nghèo là cán bộ tín dụng phải xuống tận địa bàn có người nghèo để tìm hiểu và cho vay.

Câu chuyện giải quyết an sinh xã hội khác câu chuyện thị trường. Bởi vậy, việc trao cho các doanh nghiệp thị trường đi làm doanh nghiệp xã hội dường như “lệch pha” về lý tưởng, dẫn đến các ngân hàng không “mặn mà”, hờ hững trong việc giúp người nghèo vay tiền. Thậm chí, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần đăng ký tham gia giải ngân gói 30.000 tỷ là để “PR”, “làm hàng” chứ thực chất không mặn mà cho vay, vì lợi nhuận thu về từ gói tín dụng này thấp hơn nhiều so với các gói vay thương mại (biên độ lợi nhuận chỉ vào khoảng 2%).

Về chủ trương của gói tín dụng 30.000 tỷ là rất tốt, tuy nhiên, những bất cập trong việc triển khai chính sách vào thực tế, đã khiến một chính sách tốt chưa đạt được trọn vẹn những mục tiêu lý tưởng của nó.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành: Nhức nhối những hiện tượng trục lợi

Ngay từ khi gói 30.000 tỷ ra đời, tôi đã không lạc quan về tính khả thi của gói hỗ trợ này, thậm chí, nếu nói xét theo mục đích của gói tín dụng là hướng đến người nghèo, người thu nhập thấp để hỗ trợ họ có điều kiện sở hữu, mua được nhà thì gói 30.000 tỷ đã thất bại.

Bởi lẽ, chiếu theo những điều kiện phía ngân hàng đưa ra để được vay ưu đãi từ gói tín dụng 30.000 tỷ, thì đối tượng thụ hưởng chính là người nghèo, người thu nhập thấprất ít tiếp cận được, mà chủ yếu là những người thu nhập trung bình khá mới vay mua được nhà.

Đặc biệt, còn xuất hiện nhiều hiện tượng trục lợi từ gói hỗ trợ này. Đơn cử như tình trạng “cò” chạy thủ tục vay gói 30.000 tỷ, hay hiện tượng “đặt cọc” để được mua nhà ở xã hội, hay “xé nhỏ” hợp đồng mua nhà (vượt tiêu chuẩn quy định trong gói 30.000 tỷ) thành nhiều gói nhỏ để đủ tiêu chuẩn được vay ưu đãi… Trong khi đó, đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này, cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn các hiện tượng trục lợi, khiến người dân phải chịu thiệt hại.

Bên cạnh đó, tôi cho rằng, mấu chốt của việc gói 30.000 tỷ chưa có sức lan tỏa lớn là bởi thị trường thiếu nguồn cung sản phẩm – những căn hộ nhỏ giá tầm 300-500 triệu đồng để hỗ trợ người nghèo có nhà. Muốn giúp người nghèo các địa phương nên học tập Bình Dương. Bình Dương đã táo bạo nhìn nhận sự thực dân nghèo phải có căn hộ nhỏ.

Trước đây, Bình Dương đầu tư một lúc 5.000 căn hộ 30m2 bán với giá 200-300 triệu đồng, giờ họ tiếp tục làm 30.000 căn hộ diện tích khoảng 40-50m2 bán giá 8-9 triệu đồng/m2, tức tổng số tiền khoảng 400-500 triệu đồng trở lại. Với những căn hộ nhỏ, giá tiền vừa phải thì người thu nhập thấp mới có khả năng tích lũy trang trải để trả nợ. Còn hiện thị trường chủ yếu là những căn hộ giá trên 1 tỷ đồng thì người thu nhập thấp rất khó “chạm” được ước mơ có nhà.

Ngoài ra, Nhà nước cũng cần hướng đến là xây nhà xã hội để cho đối tượng người có thu nhập thấp thuê, bởi nhà cho thuê cũng là sản phẩm phục vụ một cách hiệu quả cho những người nghèo.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội: Cần chính sách hỗ trợ nhà ở lâu dài

Đến nay, sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ và Thông tư số 11, các ngân hàng thương mại tính tới nay đã cam kết cho vay tới 29.500 tỷ đồng, tương đương với 98% tổng số giá trị của gói tín dụng, và giải ngân được khoảng 20.300 tỷ đồng, tương đương với 70% tổng giá trị của gói.

Trước khi gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ “về đích”, dư luận được một phen “rúng động” khi biết quy định cá nhân, hộ gia đình vay vốn từ gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng sẽ phải trả lãi suất vay thương mại đối với phần vốn giải ngân sau ngày kết thúc chương trình.

Rất may, sau khi nghe ý kiến phản ánh nguyện vọng của người dân, ý kiến của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản..., Ngân hàng Nhà nước đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét gia hạn giải ngân đến hết số tiền 30.000 tỷ đồng, trong trường hợp từ nay đến 1/6, gói hỗ trợ này chưa giải ngân hết. Nếu không có kiến nghị gia hạn giải ngân gói 30.000 tỷ đồng, thì sẽ chẳng khác nào một chính sách nhân văn nhưng kết thúc “không có hậu”.

Gói 30.000 tỷ đồng đã xác định có thời hạn và cũng sắp khép lại. Tuy nhiên, chính sách tín dụng để phát triển nhà ở xã hội cũng như chính sách tín dụng hỗ trợ cho người nghèo, người thu nhập thấp, không nên là chính sách có tính “thời vụ” mà cần xây dựng chính sách này có tính chiến lược, lâu dài trong suốt quá trình phát triển của nền kinh tế, nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng về nhà ở của nhân dân theo đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

Tuy nhiên, rút kinh nghiệm từ khá nhiều những bất cập còn tồn tại qua quá trình thực tế triển khai gói 30.000 tỷ, những chính sách, gói tín dụng hỗ trợ tiếp theo cần tạo ra những quy định thông thoáng hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho người vay để dễ dàng tiếp cận được các chính sách hỗ trợ, góp phần hiện thực hóa ước mơ có nhà của những người thu nhập thấp.

Theo thoibaotaichinhvietnam.vn

Gói 30.000 tỷ chờ ‘phán quyết’, nhiều dự án hủy kế hoạch mở bán">

Gói 30.000 tỷ: Một chính sách nhân văn nhưng kết thúc 'không có hậu'

友情链接