Chiều nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trực tiếp kiểm tra đơn nguyên sơ sinh, BV Sản nhi Bắc Ninh sau sự cố 4 trẻ sinh non tử vong tại đây.
“Đây là sự cố không ai mong muốn nhưng rõ ràng là sự cố bất thường khi có 4 trẻ sinh non cùng chết một ngày, tại cùng một khoa. Trong khi trước đó BV từng cứu sống những trẻ 700-800g”, Bộ trưởng đánh giá.
Nghĩ đến nguyên nhân nhiễm khuẩn BV
Theo Bộ trưởng, để khẳng định chính xác nguyên nhân phải chờ kết luận hội đồng chuyên môn cấp Bộ, hiện vẫn đang họp. Về mặt pháp lý, phải chờ kết luận cơ quan điều tra.
Bộ trưởng Y tế nghi ngờ nguyên nhân do nhiễm khuẩn BV. Ảnh: T.Hạnh |
“Tuy nhiên theo báo cáo bước đầu có thể nghĩ đến nguyên nhân do nhiễm khuẩn bệnh viện. Bắt nguồn từ việc rửa tay, hơi thở, các dụng cụ”, Bộ trưởng nói.
Nguyên nhân thứ 2, theo Bộ trưởng là quá tải, đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. BV có 320 giường nhưng có tới 92 giường sơ sinh, trong đó có 25 giường nặng, quá tải so với một BV mới thành lập.
“Do quá tải, nhân lực không đảm bảo, 92 giường nhưng chỉ có 7 BS, 9 điều dưỡng. Trong khi số này chỉ đủ phục vụ 25 giường nặng”, Bộ trưởng Tiến nói.
Nguyên nhân thứ 3, ngoài 1,2 triệu dân Bắc Ninh, BV Sản nhi Bắc Ninh phục vụ thêm gần 300.000 lao động nữ đến từ 17 tỉnh đang làm việc tại các khu công nghiệp của tỉnh. Điều kiện công nhân lao động khá vất vả, làm ca đứng nhiều.
Trước tình hình trên, Bộ trưởng đề nghị ngay trong chiều nay phải chuyển các cháu nặng, các bệnh nhi có cân nặng 1,4kg lên BV Nhi TƯ.
“Hiện tâm lý anh em rất lo lắng, trưởng khoa báo cáo cũng rất run nên phải động viên tinh thần anh em để chăm sóc các trẻ chưa nặng còn lại. Sức cán bộ có bằng đấy người, xao nhãng các ca nặng là tử vong ngay”, Bộ trưởng Tiến chỉ đạo.
Bà cũng yêu cầu BV rà soát lại toàn bộ quy trình, chống nhiễm khuẩn đặc biệt tại đơn nguyên sơ sinh, nội nhi.
Giải pháp xa hơn, Bộ trưởng yêu cầu dứt khoát phải sàng lọc bệnh nhân, không để đông như hiện nay, triển khai nhanh đề án lập khoa sơ sinh hoàn chỉnh cả nhân lực và thiết bị. Bộ và các BV trung ương sẽ giúp tập huấn, chuyển giao công nghệ.
Mỗi ngày VN có hơn 400 trẻ sơ sinh tử vong
Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em cũng đánh giá, việc có 4 trẻ sơ sinh tử vong chỉ trong một buổi sáng là sự cố bất thường.
Ông Vinh cho biết, trung bình mỗi ngày có trên 400 trẻ sơ sinh tử vong trên cả nước. Trong số các nguyên nhân tử vong, nguyên nhân do nhẹ cân non tháng chiếm 50-60%, sau đó là ngạt sơ sinh, thứ 3 là nhiễm khuẩn, thứ 4 là do dị tật.
Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em Nguyễn Đức Vinh |
Liên quan đến sự cố, ông Nguyễn Văn Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, Sở Y tế đã cùng BV cử 2 đoàn công tác về Nam Định và Sơn La để thăm hỏi, động viên gia đình 2 bệnh nhi tử vong.
Đầu giờ sáng nay, lãnh đạo tỉnh cùng giao ban khoa Nội nhi và đơn nguyên sơ sinh để nắm bắt tình hình bệnh nhân, tư tưởng cán bộ, yêu ầu tiếp tục phân loại để giảm tải, đảm bảo ổn định trật tự.
Sự cố xảy ra tại BV Sản nhi Bắc Ninh vào sáng qua, khi có 4 trẻ sinh non 32-35 tuần tuổi, cân nặng 1,6-2,3kg tử vong trong vòng 7,5 giờ.
"Con sinh được gần 1 tuần, hôm nay lần đầu tiên tôi được thấy mặt con, cũng là lần cuối cùng", bố của 1 trong 4 trẻ sơ sinh tử vong ở Bắc Ninh đau đớn.
" alt=""/>Mỗi ngày Việt Nam có hơn 400 trẻ sơ sinh tử vong“Khi bé đã hồi tỉnh, hết thuốc giảm đau, bé bắt đầu xoay trở, khóc nhiều, bứt rứt, vết thương căng ra. Cậu bé chỉ bằng 3 bàn tay người lớn mà vết thương bằng 1/3 cơ thể nên việc vỗ về cũng rất khó”, chị Vũ Thị Hà Phương, Điều dưỡng trưởng Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM kể.
Vết thương hở nghĩa là nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường, nhất là ở trẻ sơ sinh. Cứ 2 giờ/lần, các cô lại đến kiểm tra rồi đặt bé nằm nghiêng tuyệt đối. Việc thay tã cũng thường xuyên hơn vì nguy cơ nhiễm trùng. Bé được tắm khô bằng một dung dịch đặc biệt để đảm bảo vấn đề nhiễm khuẩn.
Khoa Sơ sinh đã phối hợp với bác sĩ của Khoa Bỏng - Phẫu thuật tạo hình hỗ trợ để tiến hành thay băng. Cậu bé được sử dụng những những loại gạc rất đặc biệt để chăm sóc vết thương hở. Vậy nhưng, vết thương vẫn tiết dịch khá nhiều vào những ngày đầu. Nỗi lo lắng của y bác sĩ cũng tăng lên.
“Chỉ sơ sẩy một chút, vết thương bị nhiễm trùng thì con lại phải chịu thêm đau đớn và hao phí công sức của ê-kíp phẫu thuật”, chị Phương tâm sự.
“Thách thức khi chăm sóc trẻ sơ sinh là nguy cơ nhiễm trùng. Ngày nào chúng tôi cũng thăm các cháu ít nhất 3 lần, trường hợp đặc biệt như cậu bé này sẽ càng nhiều hơn nữa”, bác sĩ Mậu nói.
Đến nay, vượt qua những ngày căng thẳng, vết thương của bé đã “đẹp” và lên mô hạt nhiều, tiến triển rất khả quan. Bác sĩ Mậu cho hay, trẻ đang được chăm sóc tại Khoa Sơ sinh. Nguy cơ tái phát bướu máu không cao do đã được bóc tách gần như triệt để. Tuy nhiên, bé sẽ được lên kế hoạch theo dõi, tái khám sau khi xuất viện.
Bé sơ sinh phải khâu 21 mũi trên đầu vì sai lầm nghiêm trọng của người nhàKhi chào đời tại nhà, thấy vùng đầu trẻ có khối bùng nhùng, một người thân trong gia đình đã dùng dao cắt bỏ màng dính khiến bé chảy nhiều máu, phải nhập viện cấp cứu." alt=""/>Bướu máu khổng lồ bằng 1/3 cơ thể bé sơ sinh
Sau khi có chủ trương, UBND tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần gia hạn Quyết định nêu trên.
Cụ thể, tháng 5/2013, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Thông báo số 3871/TB-UBND thông báo về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư KDC Phú Hữu.
Theo thông báo thu hồi đất, UBND tỉnh Đồng Nai cho phép Công ty Cổ phần đầu tư Phát triển nhà và xây dựng Tây Hồ thực hiện việc khảo sát, đo đạc, lập bản đồ khu đất, lập dự án đầu tư; phối hợp với Hội đồng bồi thường của dự án và UBND xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai kiểm kê đất và tài sản gắn liền với đất, lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Sau khi có thông báo thu hồi đất tổng thể, UBND huyện Nhơn Trạch chưa ban hành quyết định thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án này.
Sau khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, dự án KDC Phú Hữu phải thực hiện các thủ tục về đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Do đó, Công ty Tây Hồ đã thực hiện lại các thủ tục để xin phép lập dự án. Ngày 23/11/2017, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành quyết định chủ trương đầu tư dự án do Công ty Tây Hồ hợp tác với Công ty TNHH Phú Thịnh Land làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, sau đó Công ty Tây Hồ đề nghị không tiếp tục đầu tư dự án nên UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định chủ trương đầu tư cho Công ty Phú Thịnh Land.
Tiếp đó, đến tháng 12/2021, HĐND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND thông qua các danh mục Dự án thu hồi đất tiếp tục thực hiện trong năm 2022, trong đó có KDC Phú Hữu với diện tích 201,45ha.
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, từ năm 2005 đến nay, các thửa đất thuộc khu vực quy hoạch dự án KDC Phú Hữu mới chỉ có thông báo tổng thể về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư KDC Phú Hữu, chưa có quyết định thu hồi đất nào đối với từng cá nhân sử dụng đất nằm trong dự án.
Về nội dung gia đình Bí thư Huyện ủy gom đất dự án, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai cho hay, trong giai đoạn từ tháng 7/2016 đến tháng 2/2017, ông Dương Minh Dũng và bà Huỳnh Kim Yến (vợ ông Dũng) có đăng ký biến động quyền sử dụng đất 4 thửa đất với 4 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích hơn 10.000m2.
Từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2020, bà Huỳnh Kim Yến có đăng ký biến động quyền sử dụng đất 26 thửa với 26 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng diện tích 82.000m2. Trong đó có 17 thửa với diện tích 54.000m2 nằm trong ranh giới quy hoạch KDC Phú Hữu.
Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2020, ông Dương Minh Dũng và bà Huỳnh Kim Yến có đăng ký biến động quyền sử dụng đất đối với 30 thửa đất có tổng diện tích 92.765m2 thuộc xã Phú Hữu (huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai). Trong đó, có 17 thửa nói trên nằm trong ranh giới quy hoạch KDC Phú Hữu, phần còn lại là 38.000m2 không nằm giới quy hoạch KDC Phú Hữu.
Viện dẫn các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các thông báo, quyết định liên quan đến dự án này, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai khẳng định việc gia đình ông Dũng đăng ký biến động quyền sử dụng đất đối với diện tích đất nằm trong ranh giới quy hoạch KDC Phú Hữu là đúng quy định của pháp luật.
Hộ nghèo ở Đồng Nai được đặc cách khi tách thửa đấtNếu có nhu cầu tách thửa đất nhưng không đảm bảo điều kiện về diện tích tối thiểu tách thửa, các hộ nghèo ở tỉnh Đồng Nai vẫn được xem xét giải quyết." alt=""/>Đồng Nai thông tin về ‘lùm xùm’ gia đình Bí thư huyện gom gần chục ha đất dự án