Gần đây báo chí nhắc nhiều đến Làng Văn hóa - Du lịch như một điểm nóng về sự chậm trễ của tiến độ, sự bất lực của quá trình thu hút đầu tư, sự yếu kém về quản lý, dẫn đến cảnh hoang tàn, nhếch nhác của một khu du lịch. Từ đó dư luận đưa ra cảnh báo nguy cơ “chết yểu” của một dự án đầu tư hoành tráng, coi đó là một sự lãng phí ghê gớm của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Theo phê duyệt của Thủ Tướng Chính phủ, Làng văn hóa có 7 Khu chức năng. Đó là Khu các Làng dân tộc, khu trung tâm văn hóa và vui chơi giải trí, khu di sản văn hóa thế giới, khu dịch vụ du lịch tổng hợp, khu công viên bến thuyền, khu cây xanh mặt nước hồ Đồng mô và khu điều hành quản lý văn phòng. Trong đó Khu các làng dân tộc và khu điều hành quản lý văn phòng được đầu tư bằng ngân sách nhà nước. Các Khu còn lại kêu gọi đầu tư, xã hội hóa.
Việc khai trương, đưa vào hoạt động Dự án Làng Văn hóa khi chỉ mới đầu tư xây dựng chưa hoàn chỉnh một trong bảy khu chức năng ( Khu các Làng Dân tôc), các khu khác chưa triển khai gì, dù được giải trình thế nào, từ trước đến nay dư luận vẫn coi đấy là một sự “đẻ non” vội vã. Hậu quả của cuộc khai trương vội vã ấy để lại cho Bộ Văn hóa thể thao và du Lịch và Làng Văn hóa những mất mát to lớn mà dư luận đã và sẽ còn chất vấn đến cùng những người có trách nhiệm của ngành Văn hóa thể thao và du lịch.
Tháp Chăm hiện hữu tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam khẳng định giá trị văn hóa các dân tộc luôn được bảo tồn và phát huy.
Câu chuyện của một ông bảo vệ đứng tuổi (xin được giấu tên) của Làng Văn hóa về việc quy hoạch lại Làng Văn hóa chắc chắn sẽ gợi lên nhiều điều:
Nhân sự ở Làng Văn hóa không hiểu sao thay đổi liên tục Lúc đầu nghe nói dự án ngàn tỷ, họ đổ xô về. Sau thấy đi làm xa, vất vả, lương ba cọc ba đồng, họ lại lặng lẽ xin đi. Đến khi xin Chính phủ thêm được hệ số lương 0,8 trong hai năm, họ lại kéo về và trong hai năm ấy làng hoạt động náo nhiệt lắm. Đầu năm nay,không biết vì sao mất cái 0,8, lương trở về ba cọc ba đồng. Cánh kỹ sư, quản lý giỏi lại lặn mất, để lại cho Làng những người không chạy đi đâu được mấy cô em mặt hoa da phấn, suốt ngày buôn dưa lê, lướt mạng. Nếu không thay đổi cách quản lý, bổ sung nhân lực, nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần cho dân làng thì lấy đâu ra nội lực, lấy đâu ra khả năng hoàn thành nhiệm vụ.
Việc thứ hai, phải đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư, tạo nên những sản phẩm du lịch, hoàn thiện các khu chức năng còn lại của dự án mà không sử dụng quá nhiều ngân sách nhà nước.Nghe nói, làng Văn hóa là một trong rất ít các Dự án có môi trường đầu tư hấp dẫn nhất trong cả nước. Người ta bảo: Dự án này nằm trong lòng Thủ đô, cách cột cờ Hà nội chưa đầy 40 cây số, đã giải phóng xong toàn bộ mặt bằng, có hạ tầng, điện, nước hoàn chỉnh. Chính phủ cho phép Trưởng Làng văn hóa có chức năng quyền hạn tương đương Chủ tịch UBND Tỉnh, quyết định được từ A đến Z việc cấp phép đầu tư trong phạm vi Làng văn hóa.
Thế nhưng, mấy năm nay, năm nào cũng lên kế hoạch tổ chức hội nghị thu hút đầu tư, năm nào cũng rập rình chuẩn bị các đoàn đi công tác mời gọi đầu tư trong và ngoài nước nhưng toàn bị hoãn vì” chưa chuẩn bị chu đáo”.
Nếu được làm Bộ Trưởng, tôi nhất quyết phối hợp với Bộ Kế hoạch đầu tư,UBND Thành phố Hà Nội tổ chức một hội nghị xúc tiến đầu tư hoành tráng “tầm cỡ quốc tế” tại Làng văn hóa. Tất nhiên, ai cũng biết vấn đề quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là phải chỉ ra được cho họ những lợi nhuận to lớn về kinh tế và chính trị mà họ sẽ có được khi đầu tư vào Làng văn hóa.
Để làm được điều nay, trước hết tôi phải chỉ đạo Làng văn hóa chuẩn bị thật tốt những hồ sơ tài liệu đáp ứng thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư.Trước hội nghị, người đứng đầu Làng văn hóa phải trực tiếp tìm đến các nhà đầu tư có tiềm năng trong và ngoài nước, kêu gọi, thuyết phục, mời chào, thậm chí năn nỉ họ đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Làng văn hóa.Kiên quyết không ngồi chờ họ xếp hàng “xin” đến đầu tư như thời gian qua. Tôi tin rằng sau hội nghị này Làng văn hóa sẽ được lột xác bởi một không khí đầu tư tưng bừng nhộn nhịp mà không cần sử dụng quá nhiều Ngân sách nhà nước.
Điều thứ ba là trong khi chờ đầu tư hoàn chỉnh, cần củng cố, đầu tư các cơ sở dịch vụ, đủ điều kiện bán vé, thu phí du khách tham quan.
Mấy năm gần đây, với việc khánh thành Khu làng DT, Khu Tháp Chăm, Khu Chùa Kher mer… khách đến với Làng Văn hóa cũng đông lắm, không “đìu hiu” như một số nhà báo nói đâu. Chỉ có điều du khách, họ phàn nàn về hệ thống dịch vụ ghê quá.
Chủ trương đẩy mạnh dịch vụ, thu hút du khách để bán vé khai thác cục bộ đã được quán triệt, thấm nhuần từ Bộ trưởng xuống nhân viên hơn ba năm nay. Từ việc xây dựng điểm nghỉ dừng chân trước khi vào làng văn hóa, các phương tiện di chuyển theo các tour, tuyến trên bộ, trên hồ Đồng mô, các điểm vui chơi, cắm trại cho các gia đình, các nhà hàng ăn uống các cấp, những quán café, quầy bán sản phẩm lưu niệm sành điệu, các khu vực thể thao mini,chợ nổi, chợ vùng cao phía Bắc tấp nập của 54 dân tộc…v.v đều có mặt trong đề án được đem ra thảo luận trong cán bộ chủ chốt của Ban. Bàn đi bàn lại rồi các đề án về làm bạn với nhau trên giá sách. Nghe nói các đề án chưa triển khai được là vì Làng chưa tìm ra được cơ chế để quản lý, khai thác cục bộ phù hợp với pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, biết đâu đây lại là cơ hội tốt để Làng văn hóa nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, từ đó đưa ra được giải pháp tối ưu, xây dựng thành công Làng văn hóa trong điều kiện ngân sách khó khăn hiện tại.
Phú Đức Phương
" alt="Để Làng Văn hóa Du lịch không còn là “điểm nóng”" width="90" height="59"/>