Tôi sẽ được bố chở tới công ty và chở về nhà.
Càng lớn tuổi, tôi càng nhận ra rằng sự kiên nhẫn là một trong những phẩm chất tuyệt vời nhất mà ai cũng cần tìm kiếm và tập luyện, nhưng không phải ai cũng mài dũa được. Người ta có thể diễn đạt nó bằng nhiều từ khác, như kiên trì, chịu đựng, bền bỉ, kiên định…, nhưng về cốt lõi, nó là tính kiên nhẫn thôi.
Để tôi chia sẻ với các bạn một câu chuyện có thật - một câu chuyện mà bạn thậm chí có thể thấy buồn cười. Đó là hồi tôi hơn 20 tuổi, tranh thủ một kỳ nghỉ dài nên đến thực tập ở công ty của bố tôi. Như thế rất tiện, vì tôi có thể được bố chở đến chỗ làm và chở về nhà.
Tuy nhiên, có một hôm, bố tôi phải ở lại công ty muộn hơn bình thường, nên sau khi hết giờ làm việc, tôi quyết định tự về. Tôi phải nói rõ với bạn rằng, tại nơi tôi ở, có hình thức đi chung xe taxi, tức là bạn có thể vẫy chiếc xe đã có người ngồi rồi, và khi xe dừng lại, bạn có thể trao đổi với tài xế và người khách trên xe xem có đi cùng đường không. Nếu có thì bạn sẽ lên xe và chia sẻ tiền dịch vụ.
Hôm ấy, tôi lên xe khi đã có một người đàn ông ngồi ở ghế trước. Người này hình như quen biết sẵn với anh tài xế vì họ nói chuyện rất thân thiết và vui vẻ. Sau khi tôi lên xe một chút thì hai phụ nữ khác cũng lên. Tuy nhiên, đi chưa được bao lâu thì chúng tôi bị tắc đường. Đường đông khủng khiếp và xe cộ nhích từng chút một, chậm đến mức tôi thấy nhiều người đã rời những chiếc taxi phía trước để đi bộ.
![]() |
Đường đông khủng khiếp và xe cộ nhích từng chút một.
Khi còn khoảng 100m nữa trước khi vào phố chính thì người đàn ông ngồi ở ghế trước gợi ý với anh tài xế rằng hãy rẽ sang làn sát vỉa hè - vốn dành cho xe đạp - để đi cho thoáng hơn, rồi khi vào phố chính thì lại trở về làn đường ô tô. Anh tài xế làm theo.
Nhưng khi chỉ còn cách phố chính vài mét thì chúng tôi bị chặn lại. Một cảnh sát ra hiệu cho xe dừng. Nói cho ngắn gọn, thay vì phạt tiền anh tài xế (vì khi có tắc đường vào đúng giờ cao điểm thì cảnh sát hạn chế phạt tiền), viên cảnh sát giữ bằng lái xe của anh ấy và yêu cầu anh ấy quay ngược lại đến đoạn cuối cùng của đường, tức là từ chỗ mới bắt đầu tắc đường, rồi lại nhích từ từ, bao giờ quay lại được chỗ viên cảnh sát đó thì sẽ được nhận lại bằng lái xe.
![]() |
Một cảnh sát ra hiệu cho xe dừng.
Quả là một hình phạt “đau khổ” vì như thế tức là chúng tôi đi chậm hơn hàng chục lần so với việc cứ xếp hàng đi từ từ như ban đầu. Giờ thì, vốn là những vị khách ích kỷ, cả tôi lẫn ba người cùng ngồi trên xe đều trả một khoản phí nhỏ và nhảy xuống xe, đi bộ vào phố chính, để kệ anh tài xế tự chịu phạt.
Về sau, nghĩ lại câu chuyện này, tôi hiểu ra rằng sự kiên nhẫn không phải là cứ ngồi im chẳng làm gì cả, mà là dành thời gian để đảm bảo rằng những bước đi của bạn là đúng đắn và chính xác. Một chút thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn phải “khởi động lại”, còn tốn thời gian hơn rất nhiều so với lúc ban đầu. Ngoài ra, đừng quên rằng những người ngồi cùng xe với bạn - những người mà bạn nghĩ là đang bên cạnh mình - cũng có thể rời xe, lên một chiếc xe khác và đi tiếp, để chúng ta tự chịu sự chậm trễ và thụt lùi một mình.
![]() |
Một chút thiếu kiên nhẫn có thể khiến bạn phải “khởi động lại”.
Cuộc sống không phải là một cuộc đua. Hãy cứ dùng thời gian của mình để làm mọi việc cho đúng.
Một cậu bé 15 tuổi đã được ca ngợi là ‘thiên thần hộ mệnh’ sau khi lặn xuống kênh để cứu một cháu bé bị đuối nước. Sự việc xảy ra vào ngày 3/5.
" alt=""/>Bài học nhớ đời về sự kiên nhẫnMẹ tôi là vợ 2 của bố và sinh được 2 con gái. Sau đó, bố tôi đưa anh trai (con của bố và người vợ đầu) lên nhà tôi ở thành phố để học tập và xin việc gần nhà.
Chúng tôi lớn lên, bố mẹ chia đất cho 3 anh em đều nhau, mỗi người được 60m2 . Vợ chồng chị gái tôi làm ăn và định cư trong Bình Dương nên hiện tại chỉ có gia đình tôi và gia đình anh trai xây nhà trên đất bố mẹ cho.
Anh trai luôn né tránh và đối xử lạnh nhạt với mẹ tôi. Anh cho rằng mẹ tôi mưu mô 'cướp chồng' khiến bố mẹ anh ly dị, anh suốt đời oán hận mẹ tôi. Vậy là dù mẹ tôi hết lòng chăm lo tiền bạc cho anh học hành, không chút so đo thiệt hơn, chia đất cho anh xây nhà, trông nom chăm sóc các cháu thì trong mắt anh, mẹ tôi vẫn là người phụ nữ tàn nhẫn.
Ngày lễ, ngày Tết anh sai vợ mang đồ biếu bố mẹ chứ không đến. Sau đó, anh dấm dúi mừng tuổi bố chứ chưa khi nào mừng tuổi mẹ tôi. Mẹ tôi giữ thể diện cho bố, giữ nhà êm ấm nên làm ngơ, không khi nào mẹ mắng mỏ hay cạnh khóe gì anh chị. Mẹ tin vào luật nhân quả, mẹ đối xử hết lòng với con chồng thì sau này, anh chị sẽ đối tốt với mẹ.
Nhưng tốt đâu chưa thấy, anh lao vào cờ bạc, lô đề với số nợ 200 triệu. Bố mẹ và 2 chị em tôi phải dồn tiền trả nợ cho anh khi mấy thanh niên đầu gấu, xăm trổ đầy mình tìm đến nhà đòi nợ.
Anh hứa đoạn tuyệt cờ bạc, tu chí làm ăn để báo hiếu bố mẹ và trả nợ các em. Cả nhà yên tâm khi thấy anh hết việc cơ quan là đôn đáo làm thêm đủ thứ việc. Vậy mà chỉ 6 tháng sau, chị dâu lại khóc lóc thông báo với bố mẹ tôi, anh thua lô đề 50 triệu, tiền vay lãi theo ngày nếu không trả ngay có nguy cơ họ đến siết nhà.
Bố mẹ thương anh nên muốn cắm sổ đỏ đến ngân hàng vay 50 triệu trả nợ cho anh. Mẹ tôi cay đắng nói, chỉ vì tâm nguyện của bố, đón anh lên ở cùng để có người thờ cúng sau này mà mẹ phải lao tâm khổ tứ, nhịn ăn nhịn mặc suốt bao năm.
Tại sao mẹ tôi phải khổ cực như vậy? Tôi đã nói thẳng với vợ chồng anh trai rằng, anh chơi bời, tệ nạn thì phải tự mình gánh chịu. Anh chị hãy mang sổ đỏ căn nhà anh chị đến ngân hàng mà vay tiền, đừng làm khổ bố mẹ nữa.
Anh hùng hổ tuyên bố, nếu bố mẹ không đứng ra trả nợ cho anh thì đừng mong sau này anh hương khói, cúng giỗ. Tôi làm em mà dám hỗn láo, anh từ mặt.
Tôi phân tích với bố mẹ không nên hết lần này đến lần khác trả nợ cờ bạc cho anh, hãy để anh tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình. Việc hương khói, cúng giỗ bố mẹ sau này, vợ chồng tôi đảm nhiệm. Chồng tôi cũng xác định sẽ lo chăm sóc bố mẹ tuổi già, không đòi hỏi, tính toán.
Tôi muốn bố mẹ được thanh thản hưởng tuổi già vui vẻ bên con cháu. Nhưng bố tôi vẫn quyết định mang sổ đỏ căn nhà đi thế chấp ngân hàng để trả nợ tiếp cho anh. Tôi rất lo, sẽ có ngày anh phá sản vì cờ bạc, bố mẹ thì mất ngôi nhà cả đời tích góp.
Tôi phải làm gì để bố mẹ không phải lo lắng mất ăn mất ngủ vì chuyện hương hỏa sau này? Con gái hiếu thảo lo cho bố mẹ có gì sai? Mong mọi người cho tôi lời khuyên?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Hãy gửi ý kiến của bạn cho chúng tôi bằng cách viết bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail : bandoisong@vietnamnet.vn. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Người phụ nữ lao tâm khổ tứ vì muốn được con chồng thờ cúng sau này