Đại diện Tổng công ty Mạng lưới Viettel cho biết, sáng nay (22/5/2016) Viettel đã nhắn tin đến cho khoảng hơn 50 triệu thuê bao, trong thời gian từ 7h – 8h sáng (thời điểm người dân bắt đầu đi bầu cử). Đại diện Tổng công ty Mạng lưới Viettel cho biết, trong ngày hôm nay lưu lượng không có gì đột biến và mạng lưới của Viettel vẫn được đảm bảo được thông suốt. Nhiều khách hàng của Viettel xác nhận họ nhận được tin nhắn trong thời gian này với nội dung. “Hôm nay 22/5/2016, ngày bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Kính mời Quý Cử tri đi bầu cử”.
Đến 11h trưa và khoảng hơn 3h chiều nay, nhiều thuê bao của VinaPhone cho biết họ cũng nhận được tin nhắn của nhà mạng này với nội dung: “Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước tích cực tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021”.
Đến khoảng 11h trưa và 1h chiều nay các thuê bao của MobiFone cũng nhận được tin nhắn Ngày 22/5/2016, cử tri cả nước tích cự tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội Khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021”.
Trưa hôm qua 21/5, Tổng đài dịch vụ công 1022 của Đà Nẵng cũng đã gửi đi 20.000 tin nhắn đến số điện thoại người dân trong thành phố để mời đi bầu cử.
" alt=""/>Ông Nguyễn Hạnh Phúc: “Thông tin liên lạc thông suốt trong ngày bầu cử”Các công nghệ mới được sử dụng nhiều trên xe ô tô bắt đầu từ năm 1980. Không ai có thể phủ nhận chúng mang lại những tiện nghi cho các dòng xe khi hỗ trợ tốt hơn cho người lái. Nhưng đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến hầu hết các vụ thu hồi xe ô tô trong nhiều năm trở lại đây.
Năm 2009, hãng Volvo phải tiến hành một đợt thu hồi xe bởi phần mềm được trang bị trên một số dòng xe của hãng này không gửi tín hiệu đúng để người lái nạp nhiên liệu.
Cùng thời gian này, Yamaha triệu hồi các xe máy sản xuất từ 10/2004 đến 4/2005 vì những vấn đề với bộ cảm biến ở vị trí bướm ga có thể dẫn đến nhiều va chạm không mong muốn.
Sau đó, hãng xe Nhật Toyota phải thực hiện một đợt triệu hồi khổng lồ các dòng xe của mình trong năm 2009 với số lượng khoảng 5,7 triệu chiếc do các xe ô tô của hãng này có dấu hiệu tăng tốc ngoài tầm kiểm soát. Trong những chiếc bị thu hồi, một bộ cảm biến trong hệ thống dây dẫn và điều khiển các máy gia tốc bị lỗi khiến chân ga có thể bị kẹt.
Ngoài ra, khoảng 400.000 chiếc xe Prius cũng bị thu hồi do phần mềm trong máy tính có thể làm cho hệ thống phanh không hoạt động.
Phần lớn các cuộc thu hồi này đều liên quan đến công nghệ sử dụng trong động cơ. Và nhiều người đặt câu hỏi, có lẽ, các động cơ công nghệ mới được nâng cấp lại khiến cho những chiếc ô tô trở nên kém an toàn hơn?
Vai trò của điện tử trong công nghệ ô tô
Hệ thống công nghệ điện tử bắt đầu xuất hiện trong xe ô tô trong năm 1980. Ngày nay, các hệ thống điện tử tự động và máy tính động cơ đảm nhiệm mọi thứ, từ điều tiết nhiên liệu cho các vấn đề chẩn đoán khi hành trình.
Theo nghiên cứu, hầu hết các loại xe ô tô có trên thị trường hiện nay có khoảng 30 đến 80 bộ điều khiển điện tử riêng biệt. Một số thiết bị có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng an toàn của xe khi vận hành. Ví dụ, hệ thống điều khiển hành trình có thể làm chậm dần tốc độ của xe nếu phát hiện một chiếc xe khác ở phía trước hay hệ thống hỗ trợ cảnh báo người lái nếu đi chệch làn đường.
" alt=""/>Công nghệ mới khiến ô tô kém an toàn hơn?Hai em Linh và Tuấn là học sinh sáng tạo robot cứu hỏa
Có rất nhiều đề tài được Linh và Tuấn nghĩ ra và phác họa cho thầy Công xem, duy nhất chỉ có đề tài robot cứu hỏa được điều khiển từ xa là khả thi nhất. “Chúng em đều quê ở vùng nông thôn, đường sá đi lại khó khăn lại nhỏ hẹp, nên nếu xảy ra hỏa hoạn sẽ rất khó khăn khi xe cứu hỏa tiến vào trong để dập lửa, cứu nạn. Bắt đầu từ suy nghĩ đó, chúng em quyết định chọn đề tài sáng tạo robot cứu hỏa điều khiển từ xa”. – Linh chia sẻ.
Đề tài đã có, Linh và Tuấn bắt đầu phác họa mô hình sáng tạo của mình trên giấy để có thể hình dung các thiết bị. Tranh thủ thời gian được nghỉ học, hai em đạp xe khắp các tiệm sửa chữa xe, cửa hàng bán đồ điện, điện tử chuyên dụng để tìm hiểu. Sau khi có thông tin thì về báo lại cho thầy Công xem chọn ra các thiết bị cần thiết và phù hợp để mua về làm.
Khi được hỏi về khó khăn, Tuấn chia sẻ: “Do tụi em còn là học sinh, mọi tìm tòi hiểu biết đều chủ yếu qua mạng nên trong quá trình làm còn nhiều bỡ ngỡ. Khó nhất là lắp ráp mô hình như phác họa, nén áp suất để tạo lực phun nước. Nhiều lần làm xong xịt không ra nước lại thất vọng, mở ra làm lại từ đầu. Nhờ sự chỉ bảo tận tình, hướng dẫn của thầy Công, tụi em luôn tự hứa không được nản mà phải làm thật cẩn thận và chắc chắn để có kết quả tốt”.
Đếm không biết bao nhiều lần thay đổi để hoàn thiện, cuối cùng sau hơn 3 tháng nổ lực, mô hình robot cứu hỏa điều khiển từ xa của hai em Linh và Tuấn đã thành công như mong đợi. Robot này gồm có các bộ phận chính như: bình ắc quy, bình chứa nước, vòi phun nước, dây xích sắt,…
Về nguyên lý hoạt động, Linh giải thích: “Trên bộ khung sắt thân robot có gắn hai mô tơ, khi đóng hai công tắc điện thì mô tơ quay tạo lực kéo dây xích để robot chuyển động. Ở phía trước robot có gắn bình chứa nước tạo áp suất, có gắn van đóng mở ở vị trí điều khiển chung. Khi robot di chuyển đến nơi có cháy sẽ tự động bật vòi phun nước để chữa cháy. Robot này có thể di chuyển ở mọi địa hình gồ ghề, sâu trong địa bàn dân cư có các hẻm nhỏ bằng điều khiển từ xa.”
Tuấn cho biết thêm, đây là mô hình robot cứu hỏa để dự thi, nếu áp dụng vào trong cuộc sống thì có thể được thay thế bằng thiết bị điều khiển từ xa hiện đại. Có thể cầm tay hoặc điều khiển trên máy tính, trên thân robot được gắn camera để quan sát dập lửa.
Với đề tài robot cứu hỏa có tính ứng dụng cao, hai em Linh và Tuấn đã được Hội đồng Ban giám khảo chấm giải nhất trong cuộc thi sáng tạo khoa học thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Quảng Nam lần thứ 8 được tổ chức vừa qua. Được biết, ngoài đam mê khoa học, hai em Linh và Tuấn còn là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm liền, luôn là niềm tự hào của thầy cô, gia đình và bè bạn.
" alt=""/>Robot cứu hỏa điều khiển từ xa của hai học sinh lớp 8