Thảo luận tại hội trường ngày 26/11,ĐBQHKhoahọccôngnghệpháttriểnlàmôitrườngchotộiphạmmớgiá vàng nhân 9999 hôm nay đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) cho biết, qua báo cáo cho thấy bức tranh chung về tình hình an ninh, trật tự xã hội còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Các loại tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có chiều hướng gia tăng như tội phạm giết người, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội phạm ma túy, chống người thi hành công vụ, tội phạm kinh tế, tham nhũng... Đáng chú ý, tội phạm sử dụng công nghệ cao hoạt động trên không gian mạng có yếu tố nước ngoài và chủ yếu để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc trái phép, mua bán dữ liệu cá nhân... đang ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Theo đại biểu Sinh, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra những thay đổi to lớn đến đời sống kinh tế - xã hội, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, kèm theo đó là hàng loạt nguy cơ, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh mạng và tội phạm trực tuyến. Một trong những hình thức phổ biến của tội phạm trong lĩnh vực này là sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đe dọa sự an toàn và ổn định của an ninh mạng và của xã hội. Đại biểu Trình Lam Sinh chỉ ra, theo báo cáo của Chính phủ, tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn tội phạm mới, lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng diễn ra với các phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi. Tội phạm tạo lập các trang mạng giả mạo của cơ quan công an, của các cơ quan tư pháp để hướng dẫn việc tiếp nhận thông tin tội phạm, hướng dẫn người dân cài đặt các ứng dụng dịch vụ công để qua đó thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản và các hoạt động tổ chức đánh bạc qua mạng. Các đường dây điều hành hoạt động tín dụng đen qua mạng tấn công để chiếm đoạt các tài khoản mạng xã hội của những người có ảnh hưởng, sau đó đổi tên, phát tán các thông tin, hình ảnh, quảng cáo để phục vụ cho mục đích trục lợi. Ông dẫn ví dụ như kênh YouTube của Quang Linh Vlog đã bị chiếm đoạt, hay một công nghệ mới là sử dụng công nghệ Deepfake giả mạo khuôn mặt, giọng nói của người thân hoặc cơ quan chức năng để tấn công, lừa đảo người sử dụng. Bên cạnh đó, chỉ trong một năm, số vụ đánh bạc, tổ chức đánh bạc trên Internet bị phát hiện và triệt phá là 1.100 vụ, tăng hơn gấp 2 lần so với năm 2023; số lượng người phạm tội là 529 đối tượng, tăng gần 24% so với năm 2023; số bị can khởi tố mới là 658 người, tăng trên 57% so với năm 2023. Theo đại biểu Sinh, sự phát triển của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin mạng viễn thông nói riêng trở thành môi trường cho tội phạm mới. Ghi nhận sự quyết liệt trong chỉ đạo thực hiện giải pháp để khắc phục về các nguy cơ mất an toàn, an ninh, đại biểu đề nghị các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện tốt công tác dự báo và liên tục có những cảnh báo về hành vi, thủ đoạn của các loại tội phạm để người dân được biết. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. Đại biểu Sinh cũng đề nghị các cơ quan chức năng khai thác có hiệu quả tiện ích của các trang mạng xã hội để đăng tải, cập nhật các thông tin cảnh báo về tội phạm, hành vi, thủ đoạn tội phạm phù hợp với diễn biến tình hình mới, nhất là ở khu vực nông thôn và miền núi. Ngoài ra, cơ quan chức năng cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm trên không gian mạng. Chuẩn hóa thông tin về thuê bao di động, đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số và cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Tiếp tục rà soát các quy định còn bất cập, còn thiếu để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới. Hơn nữa, để đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, đại biểu đề nghị Chính phủ cần đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo các điều kiện làm việc cho các lực lượng trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, tăng cường hợp tác quốc tế. Cùng quan tâm đến tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao tiếp tục gia tăng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) nêu rõ, năm 2024, lực lượng chức năng đã ngăn chặn truy cập trên 23.500 trang mạng, tài khoản mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật. Với trên 161 triệu thuê bao di động cả nước hiện nay, nguy cơ dữ liệu cá nhân bị lộ, lọt, bị mua bán vẫn đang diễn ra phổ biến trên không gian mạng, gây ra nhiều hậu quả khó lường. Đại biểu Trần Thị Thanh Hương nhận thấy, việc mua bán thông tin cá nhân trên không gian mạng diễn ra công khai, trắng trợn với những thông tin chi tiết được rao bán từ họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản, chức vụ, thậm chí các trang web còn ghi rõ số điện thoại để người có nhu cầu liên hệ dễ dàng thương lượng, mua bán. Tuy nhiên hiện tại, trong hệ thống pháp luật Việt Nam chỉ có Nghị định số 13 năm 2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân, ngoài ra chưa có văn bản luật nào quy định về vấn đề này. Chính vì vậy, cử tri và Nhân dân rất kỳ vọng vào sự ra đời của Luật Dữ liệu, đồng thời kiến nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo cho các ngành chức năng tích cực hơn nữa trong việc tìm các giải pháp hiệu quả, sớm chấn chỉnh tình trạng này để thông tin của mỗi cá nhân sẽ được giữ gìn và bảo vệ, nhất là trên không gian mạng. Minh Tuệ |