Kinh doanh

15 triệu/lần 'mông má' xe taxi cũ thành xe ‘nhà đi’ bán trăm triệu

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-06 23:55:07 我要评论(0)

Theệulầnmôngmáxetaxicũthànhxenhàđibántrămtriệlịch thi đấu bóng chuyền nữ châu áo chia sẻ của một thợlịch thi đấu bóng chuyền nữ châu álịch thi đấu bóng chuyền nữ châu á、、

Theệulầnmôngmáxetaxicũthànhxenhàđibántrămtriệlịch thi đấu bóng chuyền nữ châu áo chia sẻ của một thợ sửa xe ô tô, thì hiện chỉ cần đến 15 triệu đồng là có thể “mông má” xong một chiếc xe taxi cũ thành xe nhà đi, bán giá cao đến người tiêu dùng.

Những chiếc SUV 7 chỗ cũ có giá trên dưới 500 triệu đồng

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Cả nước hãy làm “cầu thủ” đi, đừng làm “trọng tài” nữa. Đứng ngoài mà phê phán, chỉ trích thì rất dễ nhưng hãy làm để biết nó khó đến thế nào.

Có không ít ý kiến về việc học sinh phổ thông phải học quá nhiều, không còn thời gian để vui chơi, giải trí, lao động giúp đỡ gia đình. Có quá nhiều lời kêu ca, phàn nàn về chương trình học, về sách giáo khoa về giáo dục không toàn diện...

{keywords}

"Cả nước hãy làm “cầu thủ” đi, hãy làm để biết nó khó đến thế nào"

(Ảnh minh họa)

Tất cả đều có một ý chung đó là học sinh học kém, chán học, học không toàn diện... là lỗi của ngành giáo dục đào tạo và nhà trường mà không thấy một chút trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Chúng ta hãy thử có một cái nhìn toàn diện hơn về điều này.  

Chương trình không có gì là nặng

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục con người toàn diện phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong chương trình có đầy đủ các môn học khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, phụ trợ… nhằm trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nhân cách, thẩm mỹ, sức khỏe… cho người học từ bậc tiểu học đến hết THPT.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện tại so với thời Việt Nam dân chủ cộng hòa về cơ bản không thay đổi nhiều và không có gì nặng cả đối với những học sinh bình thường.

Giáo viên tại các trường phổ thông ngày nay đủ về phân môn và được chuẩn hóa về bằng cấp hơn hẳn trước kia. Lượng sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm ở mọi trình độ cũng đang rất dồi dào ngoài xã hội.

Như vậy không thể nói chúng ta không có đủ nguồn lực cho giáo dục để triển khai giáo dục toàn diện. Vậy kết quả giáo dục không toàn diện và dẫn đến chán học, sợ học đối với người học có nguyên nhân sâu xa từ đâu.

Có phải học quá tải nên chán?

Điều đầu tiên phải nói là có nhiều học sinh có chịu học đâu mà nói học quá tải nên chán. Không ít học sinh quá lười học, chỉ thích chơi games, đá bóng, yêu đương sớm… từ bậc trung học cơ sở. Số ít còn lại ham học thì lại thường học lệch theo định hướng của gia đình hoặc người thân dẫn đến chểnh mảng các môn học phụ tạo nên kết quả giáo dục lệch.

Học lệch đi liền với học thêm theo kiểu luyện gà nòi làm tràn đầy quỹ thời gian của trẻ thơ. Không thể nói học sinh chán học, sợ học là do học quá nhiều môn học hay thời lượng học quá tải.

Về nguyên nhân, sơ bộ có thể thấy rõ trên 3 khía cạnh:

Thứ nhất là bệnh thành tích trong giáo dục.

Các trường từ tiểu học đến THCS và THPT hiện nay đều bị ép về bệnh thành tích, bởi vì chỉ cần không đạt chỉ tiêu là giáo viên bị cắt thi đua và bị coi là người có vấn đề.

Các môn học chính phải đạt 90% học sinh có điểm trung bình từ 5,0 trở lên, còn môn học phụ phải đạt 98%.  Nhưng thực tế trung bình một lớp phải có tới 30% học sinh không có khả năng đạt được điều này. Thế thì thầy cô phải làm gì để đạt yêu cầu, ai mà chẳng biết?

Thử hỏi sức mạnh giáo dục của nhà trường còn nữa không khi mà giỏi, kém, trắng, đen phải lẫn lộn như thế? Chính điều này là cái phao quá to để học sinh lười, không cần học, không cần phấn đấu, không sợ kỷ luật của nhà trường như một bài thơ đã có từ những năm 1980.

Cái học ngày nay đã hỏng rồi

Mười thằng đi học chín thằng chơi

Cuối năm tất cả đều lên lớp

Có trượt thì thầy cũng vớt thôi  

Nên trách nhiệm của Bộ GD-ĐT, cấp bách ngay bây giờ vẫn là phải dẹp ngay bệnh thành tích theo kiểu khoán chỉ tiêu lên lớp một cách không tưởng để đưa giáo dục về kỷ cương, nền nếp chứ chưa phải là cải cách chương trình, là sách giáo khoa như đang làm. Vì đây mới là nguyên nhân chính để trẻ em lười học, chán học và ham chơi.

{keywords}

"Không ít những vấn đề phức tạp đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến động cơ học tập của học sinh" (Ảnh minh họa)

Thứ hai, kết quả giáo dục của gia đình kém.

Nhiều gia đình muốn con phải học, phải rèn luyện nhưng con, em họ lại không thấy họ là tấm gương về học tập và rèn luyện mà chỉ thấy những điều ngược lại.

Những thứ mà cha mẹ có, như về bằng cấp, không ít là “dởm” nên không giúp được con em học.

Hơn nữa, ngày nay những quan hệ xã hội “phù phiếm” để đạt được mục tiêu nhiều hơn rất nhiều so với những quan hệ nghiêm túc về chuyên môn và kỹ năng đã làm cho cha mẹ không còn là tấm gương về học và dạy con như ngày xưa nữa.

Không ít những vấn đề phức tạp diễn ra trong nhiều gia đình học sinh như cư xử vô văn hóa, ly hôn, tệ nạn xã hội… đang ảnh hưởng rất tiêu cực đến động cơ học tập của các em.

Văn hóa đọc sách của trẻ em ở nhà không biết cũng biến mất từ bao giờ?

Một tư tưởng thật kỳ lạ, rất ích kỷ đó là việc học, việc giáo dục trẻ em chỉ là trách nhiệm của nhà trường và nhà trường đang trở thành nạn nhân của mọi sự chỉ trích.  

Thứ ba, giáo dục xã hội không còn ảnh hưởng tích cực.

Ngày nay, ảnh hưởng lớn nhất của xã hội đến giáo dục trẻ em là mạng internet. Hãy thử nhìn xem, có bao nhiêu tấm gương người tốt, việc tốt được đưa lên báo chí đặc biệt là báo mạng mỗi ngày?

Đúng, báo chí là cơ quan phản biện xã hội rất tốt nhưng không phải thượng vàng, hạ cám đều đưa lên báo. Con người học cái tốt thì khó, theo Bác Hồ đó là như đi lên dốc, còn học cái xấu thì dễ như đi xuống dốc nhưng nếu trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu.

Thực chất có quá nhiều thông tin báo chí đưa là “vẽ đường cho hươu chạy” làm vẩn đục đầu óc và trái tim trong sáng của trẻ em, rất phản giáo dục.

Khi ra đường trẻ em thấy gì? Chúng ta biết não bộ của con người có khả năng phân tích hình ảnh rất tốt. Một bức ảnh có giá trị bằng hàng ngàn từ. Ở cạnh một trường THPT chăng đầy băng rôn giáo dục con người chấp hành luật giao thông, nhưng cha mẹ đưa con đến trường lại toàn đi ngược chiều ở đoạn đường gần cổng trường. Đó chỉ là một ví dụ trong muôn vàn ví dụ đập vào mắt học sinh hàng ngày ngoài xã hội.

Thử hỏi những thứ đó sẽ giúp các em thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy ở chỗ nào?

{keywords}

“Mỗi người, nếu làm cha, làm mẹ hãy là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo cho các con của mình" (Ảnh Đinh Quang Tuấn)

Làm “cầu thủ đi, đừng là “trọng tài” nữa

Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là đầu tư cho tương lai. Điều này quá đúng cả về lý luận và thực tiễn.

Nhà nước và Bộ GD-ĐT đang cố gắng rất nhiều nhằm đưa giáo dục nước nhà ngang tầm của thời đại. Đó là chương trình giáo dục, sách giáo khoa, đổi mới thi cử, nâng cao năng lực của đội ngũ giảng viên, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại…

Tất cả những điều này đều rất quan trọng và rất đúng, nhưng có một điều còn quan trọng hơn để đạt được mục tiêu, đó là chúng ta quên mất sự thành công của giáo dục tại các nước tiên tiến như Hoa Kỳ và Châu Âu nằm trong một môi trường và một xã hội như thế nào?

Chủ nghĩa cá nhân đang là niềm tin, là lẽ sống của bao người, thì sao con em của chúng ta có thể trở thành con người toàn diện chỉ thông qua giáo dục ở nhà trường được?

Sau đó nữa, không phải chỉ “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” mà “Mỗi người, nếu làm cha, làm mẹ hãy là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” cho các con của mình. Và sẽ thật tốt khi “mỗi nhà lãnh đạo của đất nước Việt Nam là một tấm gương sáng cho mọi người dân học tập”.

Thay cho lời kết, như người Trung Quốc có câu: “Nghe thì quên, nhìn thì nhớ và chỉ có làm mới hiểu”. Cả nước hãy làm “cầu thủ” đừng làm “trọng tài” nữa. Đứng ngoài mà phê phán, chỉ trích thì rất dễ nhưng hãy làm để biết nó khó đến thế nào.

Chỉ có cả xã hội và gia đình đồng hành với ngành giáo dục đào tạo trên con đường cải cách và đổi mới giáo dục thì đổi mới mới có thể thành công và một bộ phận con em của chúng ta mới không còn sợ học, mới không lười học và chán học nữa.

PGS.TS. Phan Quang Thế

Hiệu trưởng Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

" alt="Dẹp bệnh thành tích, học sinh sẽ bớt chán học" width="90" height="59"/>

Dẹp bệnh thành tích, học sinh sẽ bớt chán học

{keywords}

Một nghiên cứu của ĐH Michigan ở gần 14.000 sinh viên đại học cho thấysinh viên ngày nay ít đồng cảm hơn sinh viên những năm 1980, 1990 khoảng 40%.

Michele Borba – nhà tâm lý học giáo dục, tác giả cuốn“Unselfie: Why Empathetic Kids Succeed in Our-All-About-Me World” cho rằng, tình trạng này chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới gần 1/3 sinh viên đại học chán nản, có vấn đề về tâm thần và con số này đang ngày càng tăng. 

Đan Mạch – quốc gia hạnh phúc nhất thế giới – rất coi trọng sự đồng cảm. Mỗi tuần, học sinh ở đây đều có một giờ học về cách xây dựng kỹ năng đồng cảm và giờ học này nằm trong chương trình giảng dạy quốc gia, bắt buộc cho tất cả trẻ từ 6 tới 16 tuổi.

Ở lớp học này, học sinh sẽ bàn luận về các vấn đề của cá nhân hoặc của một nhóm. Có thể là việc ai đó đang bỏ rơi, bị bắt nạt hay có sự bất đồng không thể giải quyết được giữa một số học sinh.

“Cả lớp sẽ cùng nhau tôn trọng tất cả quan điểm và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết”– Iben Sandahlm – đồng tác giả cuốn “The Danish Way of Parenting” nói về cách mà quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nuôi dạy những đứa trẻ tự tin. Vấn đề của trẻ được lắng nghe và thừa nhận như một phần của một cộng đồng lớn hơn - bà nhận định. “Khi bạn được công nhận, bạn sẽ trở thành một ai đó”.

Sandalhm từng là một giáo viên. Bà cho biết các giờ học này luôn là điểm nhấn trong tuần của bà. Mục đích là để tạo một bầu không khí an toàn và ấm cúng – nơi mà các vấn đề được đưa ra và bọn trẻ học được cách đưa ra quan điểm của mình.

Thậm chí còn có một chiếc bánh mà bọn trẻ tự nướng theo công thức để cùng ăn với nhau trong khi nói chuyện, và quan trọng hơn là trong khi lắng nghe người khác nói.

Hoạt động này có từ những năm 1870 nhưng mới được hệ thống hóa trong luật giáo dục năm 1993 và được lan rộng từ đó. Việc này tốt cho cả giáo viên và học sinh.

“Là giáo viên, bạn có cơ hội suy ngẫm để tạo một môi trường học tập toàn diện mà học sinh muốn học tập và tham gia. Đó là cách để cộng đồng lớp học này phát triển”– bà nói.

Để đo lường hiệu quả của nó thì khá là khó. Đan Mạch nổi tiếng là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nhờ nhiều yếu tố, từ bình đẳng về thu nhập cho tới mức độ hào phóng của người dân, mặc dù có một số người hoài nghi rằng liệu danh hiệu này có được có phải do người dân Đan Mạch kỳ vọng thấp về hạnh phúc hay không.

Mạng lưới an toàn xã hội của đất nước này khiến người ta ít có lý do để không hạnh phúc, bởi vì họ biết họ đang có một chế độ chăm sóc sức khỏe tốt, hệ thống giáo dục tốt và dịch vụ chăm sóc người già cũng tuyệt vời.

Dù vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy 38% phụ nữ Đan Mạch và 32% đàn ông nước này phải điều trị chứng rối loạn tâm thần ở một số thời điểm trong cuộc sống – cao hơn mức trung bình toàn cầu và tất nhiên đây là mức cao đối với những người được cho là hạnh phúc nhất thế giới.

Hạnh phúc là một khái niệm phức tạp, vì thế có lẽ sự thành công của những lớp học đồng cảm chỉ đơn giản là nhận ra rằng đồng cảm là một kỹ năng, chứ không phải là một đặc tính cố hữu. Trẻ cần luyện tập nó giống như cách mà trẻ học toán hay học đá bóng.

Những lớp học đồng cảm này cũng cho các phụ huynh và giáo viên không phải người Đan Mạch một bài học hữu ích. Nếu chúng ta muốn con trẻ là người tử tế và biết nghĩ đến người khác, chúng ta cần làm gương và nghĩ về cách dạy trẻ kỹ năng này.

  • Nguyễn Thảo(Theo Quartz)
" alt="Cách dạy con biết cảm thông của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới" width="90" height="59"/>

Cách dạy con biết cảm thông của quốc gia hạnh phúc nhất thế giới