Động thái hướng tới một xã hội không tiền mặt trên đảo Hamilton vốn đã vấp phải nhiều lời chỉ trích trong những năm gần đây. Sau khi có thông tin về việc các siêu thị cũng sẽ không chấp nhận tiền mặt, hàng nghìn người dân và du khách đã phải đổ xô đến các chi nhánh ngân hàng hay các cây ATM gửi tiền vào tài khoản.
Nhóm Facebook Cash Is King Australia với gần 148.000 thành viên, đã bày tỏ sự tức giận khi một trong những điểm đến nghỉ mát nổi tiếng nhất đất nước quyết định hoàn toàn không dùng tiền mặt.
“Tôi nghĩ rằng mình sẽ không đến đảo Hamilton một lần nào nữa”, một thành viên đã viết trong một bài đăng cách đây hai tuần.
Trước đó hòn đảo nằm ở vùng Whitsundays bình dị của Queensland, gần rạn san hô Great Barrier, đã âm thầm giữ nguyên quyết định ngừng sử dụng tiền mặt được áp dụng từ thời kỳ đại dịch.
Theo thông tin được dẫn từ trang web chính thức của Hamilton thì đây là "hòn đảo không dùng tiền mặt" và "không chấp nhận tiền mặt tại bất kỳ cửa hàng nào".
Việc gửi và rút tiền mặt có thể được thực hiện bằng dịch vụ Bank@Post tại Bưu điện Australia trên Phố Front, nơi tiền mặt cũng có thể được đổi lấy thẻ Mastercard trả trước hoặc nạp tiền.
Đại diện đảo Hamilton không đưa ra bất kỳ bình luận gì về quyết định đang gây ra một làn sóng phản đối trên mạng xã hội này.
Bên cạnh Hamilton, nhiều đơn vị khác trên khắp Australia cũng đưa ra quyết định tương tự trong những tháng gần đây. Sân cricket Melbourne (MCG), sân cricket Sydney (SCG) và sân vận động Allianz cũng đều không dùng tiền mặt.
Ngân hàng Macquarie tuyên bố sẽ bắt đầu quá trình loại bỏ tiền mặt tại các chi nhánh của họ trong năm 2024, trong khi các ngân hàng hàng đầu của quốc gia đã đóng cửa hàng trăm chi nhánh trong 12 tháng qua. Ít nhất 424 chi nhánh ngân hàng đóng cửa trong năm tính đến tháng 6/2023, trong khi số lượng chi nhánh ngân hàng trên cả nước đã giảm 37% kể từ tháng 6 năm 2017.
Theo NYP
" alt=""/>Đảo nghỉ dưỡng nổi tiếng bị 'tẩy chay' vì đột nhiên cấm tiền mặtĐôi vợ chồng trẻ khi mới nhận nhà ở Tokyo cũng đã loay hoay chọn lựa nội thất, loay hoay tìm cách bố trí không gian, kết hợp màu sắc để không gian sống của họ biến thành tổ ấm hạnh phúc, trở thành chốn đi về đầy nhung nhớ khi bước chân ra khỏi nhà. Chính vì những mong ước giản dị nhưng đầy ý nghĩa ấy, bằng tất cả tình yêu và nhiệt huyết của mình, cặp vợ chồng trẻ đã khiến không ít người ngắm nhìn căn hộ cảm thấy bất ngờ, mới mà không mới, đẹp mà tinh tế, giản dị mà đầy ấn tượng.
Không gian đẹp hiện đại của cặp vợ chồng trẻ. |
Thay vì phân chia rành mạch các khu vực chức năng, vợ chồng trẻ đã chọn cách tạo sự kết nối liền mạch giữa các góc nhỏ. Mỗi góc nhỏ đều được bày biện khá tươm tất với nội thất cần thiết. Và dường như không tìm thấy ranh giới ngăn cách giữa các khu vực chức năng. Chính sự liên kết hài hoà ấy đã giúp cho không gian rộng hơn, thoáng hơn. Đặc biệt, đây cũng chính là lý do giúp cặp vợ chồng trẻ cảm thấy hài lòng với sự lựa chọn của mình, khi hai người luôn được gần nhau, được nhìn thấy nhau khi sinh hoạt, làm việc, đi lại trong nhà.
Từ cửa chính bước vào là không gian dành cho nơi tiếp khách. Góc nhỏ được chọn lựa ở vị trí nhiều ánh sáng tự nhiên nhất. Không gian tiếp khách với nội thất màu sắc tươi tắn, tạo sự hài hoà với ánh sáng bên ngoài và mang đến nét đẹp nổi bật so với nền tường trắng tinh khôi.
Không gian tiếp khách được trang trí đơn giản. Góc nhỏ đẹp tiện ích với màu sắc trẻ trung. |
Bên cạnh góc chức năng tiếp khách, sinh hoạt chung là khoảng diện tích dành cho góc nhỏ ăn uống, chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng hàng ngày của cặp vợ chồng. Vì mong muốn được cùng nhau chuẩn bị bữa ăn hàng ngày, được trò chuyện ngay cả khi nấu nướng, cặp vợ chồng đã khéo léo thiết kế hệ thống tủ gắn kệ khá quy mô. Không những thế, đảo bếp đồng thời đóng vai trò làm bar mini xinh xắn, giúp hai vợ chồng có thể cùng nhau chuẩn bị đồ ăn, nấu nướng cùng nhau bên đảo bếp này.
Góc ăn uống đơn giản. Bếp nấu được đặt ngay cạnh nơi ăn uống. |
Vì cả hai vợ chồng đều yêu thích đọc sách và có nhu cầu làm thêm việc tại nhà nên đã khéo léo bố trí góc làm việc riêng biệt. Với cách sử dụng vách ngăn bằng hệ thống kệ gắn từ sàn đến trần đã giúp cho góc làm việc của được tách biệt với các khu vực chức năng khác.
Góc đọc sách kiêm nơi làm việc. |
Góc nhỏ nghỉ ngơi được bố trí tách biệt tạo không khí yên tĩnh, riêng tư cho cặp vợ chồng trẻ. Với không gian nhỏ khiêm tốn về diện tích, chủ nhân của căn hộ đã chọn lựa ốp gỗ cho sàn nhà và sơn tường, trần màu trắng để vừa tạo độ rộng vừa tạo chiều sâu cho không gian.
Phòng ngủ được bố trí khá đơn giản. |
Phòng tắm được bố trí ở góc trong cùng của căn hộ. Phòng tắm với diện tích khá hạn chế nên không gian được ốp toàn bộ gạch màu trắng, thêm gương trang trí để mang ánh sáng và sự rộng rãi đến cho căn phòng.
Phòng tắm với gam màu trắng chủ đạo. |
TheoGia đình & Xã hội
" alt=""/>Căn hộ 25m² được bài trí vô cùng thông minh của cặp vợ chồng trẻSự việc khiến bé gái sợ hãi, không dám ở nhà một mình. Bé thường xuyên trốn khỏi nhà trọ mỗi khi chị đi vắng. Cho rằng con không ngoan, chị M. la mắng, đánh bé gái. Sự việc kéo dài khiến bé gái trầm cảm, có ý định tự tử nhưng bất thành.
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh (TPHCM) cho biết, trường hợp trẻ không được bố mẹ tin tưởng khi chia sẻ thông tin mình bị xâm hại rất nguy hiểm. Lúc này, trẻ sẽ tổn thương sâu sắc. Tâm lý trẻ xuất hiện nỗi sợ không được bố mẹ tin tưởng, bảo vệ dẫn đến tinh thần suy sụp.
“Do đó, việc bố mẹ, người thân trong gia đình phải chăm sóc, bảo vệ, cùng trẻ vượt qua nỗi đau bị xâm hại tình dục như thế nào là điều rất quan trọng”, ông Khanh cho biết.
Các chuyên gia tâm lý cũng cho rằng, trẻ em là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục cần được chăm sóc thân thể, tâm lý và tinh thần. Ngay khi phát hiện trẻ bị xâm hại, cha mẹ, người thân cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám, chăm sóc kịp thời.
Các bậc phụ huynh nên tham khảo tài liệu Hướng dẫn việc chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dụccủa Bộ Y tế để chăm sóc, hỗ trợ y tế cho trẻ bị xâm hại đúng cách, hiệu quả.
Đồng hành đúng cách
Chuyên gia tâm lý Lê Khanh cho rằng, với trường hợp người xâm hại trẻ là thành viên trong gia đình, cha mẹ cần cách ly trẻ khỏi môi trường, đối tượng gây ra sự việc cho đến khi đối tượng bị xử phạt trước pháp luật.
Sau đó, trẻ cần có người đồng hành để được giúp đỡ đúng cách. Ngoài là người thân trong gia đình, trẻ cần được giúp đỡ bởi người có chuyên môn như: Chuyên gia tâm lý, nhân viên công tác xã hội…
Người đồng hành không chỉ chia sẻ mà còn giúp trẻ tham gia những hoạt động có ích bên ngoài, đồng hành đủ lâu để trẻ vượt qua nỗi đau, tái hòa nhập cuộc sống.
Chuyên gia Lê Khanh nhấn mạnh: “Sau cùng, chúng ta cần giúp trẻ ý thức lại giá trị bản thân. Đây là điều rất quan trọng. Những đứa trẻ là nạn nhân của xâm hại thường không ý thức được giá trị bản thân nên không có phản ứng mạnh mẽ trước sự tấn công của kẻ xấu…
Giúp trẻ ý thức lại giá trị bản thân khiến trẻ mạnh mẽ, tự tin hơn. Trẻ sẽ vượt qua nỗi đau bị xâm hại và tránh rơi vào tình huống ấy thêm một lần nữa”.
Trường hợp trẻ bị đối tượng ngoài gia đình xâm hại cũng cần được cha mẹ, người thân tin tưởng, chia sẻ, đồng hành. Tuy nhiên, cha mẹ phải tôn trọng không gian riêng của trẻ. Cha mẹ tránh kể sự việc với nhiều người, không nên nói với trẻ rằng có ai đó đã biết biến cố của mình.
Cha mẹ cũng cần đưa trẻ tham gia các hoạt động vui chơi lành mạnh để trẻ sớm quên đi tổn thương. Nếu được, phụ huynh nên thay đổi hoặc sắp xếp lại môi trường sống để trẻ không đối diện nguy cơ bị xâm hại.
“Khi đưa sự việc trẻ bị xâm hại ra pháp luật, cha mẹ cần trao đổi, tránh việc trẻ bị hỏi quá nhiều lần về vụ việc để phục vụ công tác điều tra. Việc này khiến trẻ thêm nhiều lần tổn thương”, chuyên gia Lê Khanh lưu ý thêm.