Theo ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, hội chợ sách lần này dựa trên nền tảng sàn giao dịch trực tuyến của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã sử dụng. Nó có những giới hạn nhất định nên ban tổ chức đã đầu tư, nâng cấp để sàn có chất lượng hơn.
![]() |
Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 đang được chuẩn bị gấp rút cho ngày khai mạc 19/4 tại địa chỉ book365.vn. |
"Hiện nay, sàn này đảm bảo từ 40-50 đơn vị tham gia giao dịch, bán sách. Đến thời điểm này, khoảng 40 đơn vị tham gia với hàng nghìn đầu sách các loại. Ngoài ra, chúng tôi đang thiết kế để cho phép độc giả, thông qua sàn này, tiếp cận mua sách điện tử với số lượng lên đến 10.000 đầu sách.
Nhiều đơn vị đã tổ chức hội sách online trong thời điểm Covid-19 phức tạp, như: Tiki, Fahasa, Phương Nam… Đây đều là những hội sách thu hút nhiều bạn đọc, giúp sách đến với độc giả. Chúng tôi rất hoan nghênh những hội sách này", ông Nguyễn Nguyên cho biết.
Người đứng đầu Cục Xuất bản, In và Phát Hành cũng cho hay, hội sách trực tuyến quốc gia có một số nét mới vì huy động đông đảo các đơn vị xuất bản, phát hành lớn trên cả nước tham dự. Sách được đảm bảo về chất lượng, hoàn toàn là sách chính hiệu.
![]() |
Hội sách trực tuyến quốc gia 2020: Không để bạn đọc thiếu sách hay trong mùa dịch |
"Hội sách này không chỉ là sàn bán sách, chúng tôi còn tổ chức các hoạt động giao lưu giữa độc giả với tác giả, người làm công tác quản lý, công tác xuất bản, những người nổi tiếng, để chia sẻ sự quan tâm của mình đến sách. Dự kiến, hội sách có khoảng 50 chương trình giao lưu như vậy. Các buổi giao lưu sẽ diễn ra với hình thức trực tuyến trên nền tảng công nghệ riêng, bảo đảm tốc độ truyền dẫn ổn định. Chúng tôi đã gửi thư tới khách mời, sẽ cử trợ lý về kỹ thuật thường xuyên liên hệ, thậm chí cử đến nơi để hỗ trợ kỹ thuật, đảm bảo diễn giả giao lưu với độc giả được thông suốt", ông Nguyễn Nguyên chia sẻ.
Đặc biệt, với lần tổ chức này, khi cả xã hội đang thực hiện phòng chống Covid-19, hội sách online sẽ giúp bạn đọc thuận tiện hơn trong việc tiếp cận sách, trở lại và hình thành thói quen đọc sách, góp phần làm giàu kiến thức và làm đẹp tâm hồn của mỗi người, vượt qua nỗi lo dịch bệnh.
Ông Nguyễn Nguyên cũng cho biết, mục tiêu hội sách cũng chính là mục tiêu của Ngày sách Việt Nam, nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người sáng tác, xuất bản, in, phát hành, sưu tầm, lưu giữ sách; từ đó khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Sách sẽ được chiết khấu 25% so với giá bìa. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ đồng hành của Vnpost và một số doanh nghiệp, cam kết miễn phí vận chuyển. Bước đầu miễn phí 20.000 đơn đầu tiên, sau đó sẽ tiếp tục vận động các nguồn tài trợ để có thể miễn phí vận chuyển mọi đơn sách tới bạn đọc.
Tình Lê
Với chủ đề "Đọc sách, nâng cao trí tuệ, vượt qua nỗi lo dịch bệnh", Hội sách trực tuyến quốc gia 2020 lần đầu tiên được tổ chức sẽ diễn ra từ 19/4 đến giữa tháng 5/2020 tại book365.vn.
" alt=""/>Hội sách trực tuyến quốc gia 2020: Không để bạn đọc thiếu sách hay trong mùa dịchĐiều này ảnh hưởng trực tiếp đến tôi - về mặt bảo mật thông tin cá nhân cũng như quyền lợi kinh tế của bản thân, nên tôi quyết định tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến Quyết định này của ngành ngân hàng.
Tại Pháp, các ngân hàng cho phép dùng vân tay thay cho mật khẩu để truy cập trên thiết bị di động. Tuy nhiên, đây là lựa chọn tùy thích và không có sự kết nối về các nhận diện sinh trắc học khác của tôi - đang được lưu giữ ở các cơ quan quản lý an ninh nhà nước. Khi thực hiện giao dịch, ngoài mật khẩu dùng một lần OTP được gửi qua tin nhắn điện thoại (SMS), tôi còn được yêu cầu nhập địa chỉ email đã đăng ký để nhận thêm OTP thứ hai, hoặc cung cấp thêm một mật khẩu đã thiết lập từ trước, chỉ dùng để xác thực chuyển tiền (khác với mật khẩu truy cập tài khoản). Các giao dịch tiền mặt như rút tiền được thực hiện với những hạn mức bị khống chế theo ngày, tuần và tháng. Các giao dịch nộp tiền mặt cũng bị ngân hàng kiểm tra kỹ và đòi khách hàng cung cấp bằng chứng liên quan nguồn tiền đã nộp.
Tại Việt Nam, nhằm nâng cao tính bảo mật của các giao dịch không tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 2345/QĐ-NHNN về các mức độ bảo mật khi thực hiện các giao dịch trực tuyến trên thiết bị di động (mobile banking). Trong đó, cấp bảo mật D yêu cầu xác thực sinh trắc học với các giao dịch có giá trị trên 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Một cách khái quát, yêu cầu này nhằm tránh việc người thực hiện giao dịch không chính chủ.
Về mặt thông tin, các dấu hiệu sinh trắc học có thể giúp định danh một người nên sử dụng thông tin sinh trắc học để xác thực là một tiến bộ về khoa học công nghệ. Tuy nhiên, vì dựa trên những dấu hiệu sinh học nên về mặt kỹ thuật, nếu có được những thông tin đó, nhất là ở quy mô hàng chục triệu người, công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể dẫn đến những kết quả phân tích như thế nào thì chúng ta hiện vẫn chưa thể tưởng tượng nổi.
Những đặc điểm sinh học của một cộng đồng có thể được rút ra từ một mẫu lớn thông tin sinh trắc học. Vì vậy, đó sẽ là mối đe dọa về an ninh dữ liệu khi thông tin này bị thu thập hàng loạt và lọt vào tay kẻ xấu. Ở các quốc gia, thông tin sinh trắc học chỉ được thu thập, lưu trữ và sử dụng vì mục đích an ninh. Ở Việt Nam, với việc người dùng phải cung cấp thông tin sinh trắc học cho các ngân hàng, áp lực bảo mật thông tin sẽ tăng lên 40 lần - tương ứng số lượng ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam. Ngoài ra, việc đối chiếu để xác thực thông tin sinh trắc học được cung cấp bởi chủ giao dịch và thông tin được lưu trữ trong hệ thống dữ liệu căn cước công dân sẽ tạo ra vô vàn truy vấn dữ liệu và tiếp tục đẩy áp lực bảo mật lên cao hơn nữa.
Về mặt bảo mật hệ thống, cũng như mọi việc phòng thủ khác, các kịch bản bị tấn công là cơ sở để thiết lập chính sách bảo vệ. Ở đây chúng ta có hai nhóm kịch bản lừa đảo chính gắn với phần trả lời cho câu hỏi: chủ tài khoản có phải là người thực hiện giao dịch?
Nếu câu trả lời là "không" thì tiếp tục có hai khả năng phụ. Thông tin bảo mật dùng để truy cập bị lộ, có thể do sự thiếu cẩn trọng giữ gìn của người dùng, thì nó sẽ được tái tạo và sử dụng để tiếp tục điều khiển việc giao dịch. Công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đã có khả năng tạo dựng thông tin sinh trắc học giả. Nếu thông tin bảo mật chưa bị lộ mà thiết bị của người dùng bị theo dõi và chiếm quyền điều khiển, kẻ gian đứng phía sau hoàn toàn có thể làm bất cứ điều gì mà chính chủ có thể làm - kể cả cung cấp xác thực sinh trắc học. Khi đó, việc tài khoản bị đánh lừa hay xâm nhập là vấn đề của hệ thống lõi ngân hàng (Core Banking) yếu kém, và việc xử lý cồng kềnh dựa trên hệ thống lõi yếu kém sẽ chỉ làm tăng thêm nguy cơ bị tấn công.
Trong kịch bản thứ hai, nạn nhân của các vụ lừa đảo chính là chủ thể của giao dịch. Trong trường hợp đó, dù có thêm vài lớp bảo mật xác thực chính chủ thì việc lừa đảo vẫn trót lọt. Thực tế trong thời gian qua, đối tượng lừa đảo đều dựng lên các kịch bản và đẩy nạn nhân trở thành người "chủ động" chuyển tiền.
Bản chất của giao dịch tiền tệ là sự dịch chuyển của dòng tiền: xuất phát, đích đến và phương tiện (lý do). Tội phạm lừa đảo vẫn ung dung nhận tiền do nạn nhân chuyển vì sự thiếu "chính chủ" ở các bước khác. Tài khoản nhận tiền được lập nên bởi các thông tin nhân thân giả mạo mà ngân hàng đã để lọt, số điện thoại kết nối có thể từ một "sim rác" mà cơ quan chức năng vẫn chưa thể kiểm soát hết. Nếu thông tin mọi tài khoản ngân hàng là chính chủ, các giao dịch phi tiền mặt có thể bị truy vết dễ dàng. Luật Phòng - chống rửa tiền năm 2022 chưa nhắm vào các đối tượng lừa đảo với những giao dịch bằng tiền mặt. Các hạn mức về giao dịch tiền mặt và quy trình thẩm tra chưa đủ gắt gao để khiến người dân tập trung thực hiện các giao dịch phi tiền mặt dưới sự giám sát truy vết của hệ thống.
Trong các hoạt động phạm tội công nghệ cao, nhiều khi tội phạm chỉ sử dụng các hình thức rất đơn giản để chui qua các khe hở, thiếu sót của hệ thống. Và đó là thực tế của các vụ lừa đảo hiện nay ở nước ta. Các giải pháp kỹ thuật cồng kềnh vì vậy không phải lúc nào cũng hiệu quả, mà có khi phát huy tác dụng ngược: càng cồng kềnh càng nhiều lỗ hổng.
Một hệ thống giao dịch tiền minh bạch với tất cả thành phần cơ bản chính chủ ngay từ đầu sẽ là hệ thống cho phép giám sát và truy vết các hoạt động tội phạm. Đó cũng là cách để tránh sử dụng sinh trắc học vô tội vạ - mầm mống phương hại đến bảo mật thông tin.
Võ Nhật Vinh
" alt=""/>Cồng kềnh 'nhận diện chuyển tiền'Bà May cho biết, trong 500.000 thư chấp nhận nhập học được đính kèm hồ sơ xin giấy phép du học cơ quan này kiểm tra 10 tháng qua, 93% đã được xác nhận là hợp lệ. Tuy nhiên, 2% không phải là thư mời hợp lệ, 1% thí sinh bị trường đại học hoặc cao đẳng hủy chỗ học, trong khi ở một số trường hợp khác, các trường không trả lời để xác nhận liệu thư mời nhập học là hợp lệ hay không.
Bà May cho biết, IRCC đang tiến hành thêm các cuộc điều tra về nguồn gốc của các thư mời giả mạo này.
Một cựu quan chức di trú, bà Annie Beaudoin, hiện là tư vấn viên di trú được cấp phép tại Canada, cho biết bà không ngạc nhiên về quy mô của nghi vấn gian lận này.
Trên The Globe And Mail, bà Beaudoin cho biết, trước khi hệ thống kiểm tra nghiêm ngặt được áp dụng, không hiếm khi thấy các thư mời nhập học đáng ngờ. Trong một trường hợp, bà phát hiện một nhóm phụ nữ người Hàn Quốc có cùng một thư mời nhập học từ cùng một cơ sở. Họ bị nghi ngờ có liên quan đến một tổ chức buôn người.
“Đây là một hoạt động có rất nhiều gian lận. Chúng tôi rất vui khi IRCC đã triển khai biện pháp kiểm tra nhanh chóng và hiệu quả để xác nhận liệu các thư mời nhập học này có hợp pháp hay không”, bà Beaudoin cho biết.
Bà Jenny Kwan, một người chỉ trích về vấn đề nhập cư cho rằng, phát hiện gần đây của chính phủ về 10.000 thư mời nhập học giả là một điều rất đáng lo ngại. "Thật không thể chấp nhận được khi để cho các đối tượng thiếu đạo đức lợi dụng sinh viên quốc tế suốt thời gian dài như vậy. Chính phủ không chỉ cần xác định những đối tượng đó là ai, mà còn phải làm rõ các cơ sở giáo dục có thể đang hợp tác trong những kế hoạch gian lận này", bà Kwan nói.
“Điều quan trọng không chỉ là bảo vệ tính toàn vẹn của chương trình, Canada còn có trách nhiệm bảo vệ những sinh viên quốc tế bị lừa đảo".
Chính phủ Canada đã mở một cuộc điều tra vào năm ngoái đối với 2.000 trường hợp nghi ngờ liên quan đến sinh viên từ Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Họ phát hiện khoảng 1.485 người đã nhận được giấy tờ giả từ các tư vấn viên nhập cư ở nước ngoài để vào Canada.
Nhiều sinh viên bị từ chối nhập cảnh sau khi thư mời nhập học bị phát hiện là giả, nhưng một số khác đã đến được Canada.
Kể từ tháng 12 năm ngoái, các trường đại học và cao đẳng phải xác minh thư mời nhập học thông qua một cổng thông tin trực tuyến do IRCC ấn định. Vào 30/1 năm nay, biện pháp này được mở rộng với cả các đơn xin giấy phép học tập và gia hạn được nộp ở trong nước.
Ông Jeffrey MacDonald, phát ngôn viên của IRCC, cho biết việc yêu cầu các trường xác minh tính hợp lệ của thư mời nhập học “giúp ngăn chặn các đối tượng xấu” đồng thời bảo vệ sinh viên tương lai khỏi việc bị gian lận giấy tờ.
Ông nói rằng các thư mời giả mạo bao gồm các thư mời thật đã bị chỉnh sửa, thư mời không còn hiệu lực và các thư mời làm giả. Sinh viên quốc tế nếu bị phát hiện dùng giấy tờ giả sẽ bị cấm nhập cảnh vào Canada.
Sau khi các thư mời giả bị phát hiện, IRCC sẽ tiếp tục điều tra, nếu xác định người đó là sinh viên thật, họ có thể được cấp giấy phép cư trú tạm thời, và kết luận về việc khai man liên quan đến thư mời giả sẽ không bị tính trong các đơn xin sau này.
Tom Kmiec, một nhà đánh giá chính sách nhập cư, chỉ trích chính phủ đã cấp phát số lượng lớn thị thực sinh viên “mà không có sự giám sát đầy đủ hoặc quan tâm đến hậu quả”.