Công nghệ

Giải xe đạp VTV Cup Tôn Hoa Sen 2018: David Van Eerd giữ vững áo Vàng

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-25 01:59:47 我要评论(0)

- Sau 8 chặng đấu,ảixeđạpVTVCupTônHoaSenDavidVanEerdgiữvữngáoVàbảng xếp hạng y tay đua người Hà Lan bảng xếp hạng ybảng xếp hạng y、、

- Sau 8 chặng đấu,ảixeđạpVTVCupTônHoaSenDavidVanEerdgiữvữngáoVàbảng xếp hạng y tay đua người Hà Lan David Van Eerd vẫn giữ chắc chiếc Áo vàng, bất chấp nỗ lực xé Áo vàng của nhiều đối thủ cực mạnh.

Giải xe đạp VTV Cup Tôn Hoa Sen 2018: Sarda Perez thắng trên đỉnh đèo Hải Vân

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Apple sẽ chấp nhận chi tiền để sở hữu MU, đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử bóng đá Anh? (Ảnh: Joe).

Apple sẽ chấp nhận chi tiền để sở hữu MU, đội bóng giàu truyền thống nhất lịch sử bóng đá Anh? (Ảnh: Joe).

Theo nguồn tin từ tờ báo The DailyStar(Anh), CEO Tim Cook của Apple, cùng với sự hậu thuẫn của ban lãnh đạo tập đoàn, đang rất quan tâm đến việc mua lại quyền sở hữu câu lạc bộ MU, với mức giá 5,8 tỷ bảng Anh.

Trước đó, Apple chưa từng sở hữu bất kỳ câu lạc bộ thể thao nào, cũng như chưa từng có khoản đầu tư nào vào thể thao, tuy nhiên, dường như Apple không muốn bỏ qua cơ hội được sở hữu đội bóng giàu truyền thống nhất nước Anh.

Dù thi đấu không thực sự thành công trong những năm qua, MU vẫn là một trong những đội bóng có lượng người hâm mộ lớn nhất thế giới, ước tính lên đến 1,1 tỷ fan trên toàn cầu. Việc thâu tóm MU chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc xây dựng hình ảnh và lôi kéo thêm người sử dụng của Apple.

Mức giá 5,8 tỷ bảng Anh hoặc thậm chí lên đến 9 tỷ bảng Anh như yêu cầu của nhà Glazer để sở hữu MU không phải là số tiền quá lớn với Apple, khi công ty này đạt doanh thu hàng năm lên đến hơn 300 tỷ bảng Anh và hiện có giá trị thị trường 2,4 nghìn tỷ USD. Apple đang làm công ty có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất thế giới.

Các nguồn tin cho biết nếu nắm quyền sở hữu MU, Apple có kế hoạch xây dựng sân nhà của MU trở thành sân vận động hiện đại nhất thế giới. Điều này hoàn toàn có căn cứ, khi trước đó Apple cũng đã xây dựng lại trụ sở chính của công ty trở thành một trong những tòa nhà độc đáo và hiện đại nhất thế giới.

Đại diện của Apple và Glazer được cho là sẽ bắt đầu thảo luận về thương vụ mua lại quyền sở hữu MU trong thời gian ngắn sắp tới. Phía nhà Glazer sẽ lập danh sách rút gọn những ứng viên phù hợp và người nào ra giá cao nhất sẽ có quyền sở hữu MU.

Nếu Apple thực sự thâu tóm câu lạc bộ MU, bên cạnh lượng người dùng sẵn có, "quả táo" nhiều khả năng sẽ lôi kéo thêm được một lượng lớn người dùng mới, chính là những người hâm mộ của MU.

(Theo Dân trí)

" alt="Apple bất ngờ muốn mua lại câu lạc bộ Manchester United" width="90" height="59"/>

Apple bất ngờ muốn mua lại câu lạc bộ Manchester United

Cách đây 70 năm, tại lòng chảo Điện Biên, quân và dân ta đã bước vào trận quyết chiến chiến lược cuối cùng với thực dân Pháp. Trải qua 3 đợt tiến công với biết bao gian nan, thử thách, trải qua 56 ngày đêm với biết bao mất mát hy sinh, quân và dân ta đã đánh bại quân xâm lược, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là minh chứng đúng đắn, sinh động cho đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng ta. Đồng thời, cũng là một cuộc đấu trí vô cùng căng thẳng, khốc liệt, thử thách lòng quả cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn dân tộc Việt Nam trước đội quân xâm lược hùng mạnh.

Cuộc đấu trí cân não

Cho đến năm 1953, quân và dân ta đã giành được những thắng lợi quan trọng. Từ Chiến dịch phản công Việt Bắc Thu – Đông năm 1947, đến Chiến dịch Biên giới 1950, Chiến dịch Hoà Bình 1951 và Chiến dịch Tây Bắc 1952, quân và dân ta đã cơ bản giành được quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ.

Trong khi đó, thực dân Pháp đã 6 lần phải thay tổng chỉ huy quân đội Pháp ở chiến trường Đông Dương mà vẫn không đạt được ý định, mục tiêu đề ra.

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận đánh mở màn ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950). (Ảnh tư liệu)

 Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát trận đánh mở màn ở Đông Khê trong Chiến dịch Biên giới (1950). (Ảnh tư liệu)

Liên tiếp thất bại trên chiến trường, Chính phủ Pháp đã chán nản, nhân dân Pháp biểu tình phản đối, binh lính mệt mỏi buộc những người cầm quân của nước Pháp không thể bình tĩnh được nữa, buộc họ phải gấp rút đưa ra một chiến lược mới, kết thúc sớm cuộc chiến tranh. Nava được cử sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương thay cho tướng Salan.

Sau một tháng nhận chức, Nava đã thiết kế lại toàn bộ chiến lược trên chiến trường Đông Dương với một bản Kế hoạch mới mang tên Kế hoạch Nava. Nava tin tưởng và hy vọng rằng, sẽ giải quyết xong vấn đề Đông Dương trong 18 tháng, tìm một lối thoát danh dự cho nước Pháp. Nava công khai thừa nhận rằng, Việt Minh có thế chủ động chiến dịch. Theo bản kế hoạch này, Nava sẽ mở chiến dịch để làm chủ đồng bằng Bắc Bộ.

Lúc này, ta và địch bước vào cuộc đấu trí cân não để giành quyền chủ động trên chiến trường. Trong khi Nava tập trung lực lượng để đánh chiếm đồng bằng Bắc Bộ, thì Bộ Chính trị đã ban hành kế hoạch tác chiến Đông – Xuân 1953 – 1954. Theo đó, một mặt chúng ta đẩy mạnh chiến tranh du kích buộc chúng phải dồn sức đối phó ở đồng bằng. Mặt khác, ta mở các chiến dịch đánh vào những nơi địch sơ hở, tương đối yếu buộc chúng phải phân tán lực lượng ra đối phó.

Tiến sĩ Sử học Hoàng Thị Hồng Nga (Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, thực dân Pháp lâm vào mâu thuẫn giữa tập trung vào phân tán lực lượng. Do vậy sẽ dẫn tới sơ hở ở một số địa bàn như Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào hay Bắc Tây Nguyên. Quân ta lựa chọn những hướng tiến công đó nên sẽ mở các cuộc tấn công vào các hướng đó, buộc Pháp phải phân tán lực lượng.

Đoàn xe thồ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Đoàn xe thồ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ. (Ảnh tư liệu)

Để phân tán lực lượng địch, ta đã mở các cuộc tiến công trên 5 hướng: Tây Bắc, Thượng Lào, Trung Lào, Hạ Lào – Đông Bắc Campuchia và Bắc Tây Nguyên. Như vậy, thực dân Pháp không thể tập trung lực lượng ở Đồng bằng Bắc Bộ mà phải chia nhỏ lực lượng, phân tán binh lực ra để đối phó với ta. Đây là một chủ trương rất sáng suốt, một đòn cân não với người Pháp.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Đông (Học viện Quốc phòng) phân tích, về so sánh tương quan lực lượng giữa ta và địch trên toàn chiến trường Đông Dương, quân Pháp lúc bấy giờ đã phải huy động một lực lượng tới 465.000 quân. Trong khi đó, tổng lực lượng của ta có gần 252.000 quân, nghĩa là so sánh lực lượng địch gấp ta gần 2 lần.

Do vậy, ta mở các chiến dịch để phân tán lực lượng của địch, sau đó tập trung lực lượng sức mạnh hơn địch cho nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu chiến lược chủ yếu đó là Điện Biên Phủ để giành thắng lợi.

Như vậy, Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản. Từ thế chủ động tập trung lực lượng, Nava đã phải chia nhỏ lực lượng ra nhiều nơi. Từ việc chủ động để tiến hành một trận tổng giao chiến mà được quyền lựa chọn chiến trường, giờ đây, Nava đã nằm trong mớ bòng bong, chưa có được lời giải.

Hơn nữa, theo Đại tá Nguyễn Danh Phương, nguyên Chủ nhiệm Khoa Lịch sử Nghệ thuật quân sự (Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng), bằng một loạt các hoạt động nghi binh của ta, những người cầm quân của nước Pháp đã liên tiếp dẫn đến những sai lầm, chệch hướng trên bàn cờ chiến lược.

"Về mặt chiến lược, ta đã buộc địch phải căng kéo lực lượng ra khắp Đông Dương. Về chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch giao nhiệm vụ cho Đại đoàn 308 cấp tốc mở cuộc tiến công vào phòng tuyến Nậm Hu. Đây là đòn nghi binh buộc địch phải tiếp tục phân tán lực lượng một lần nữa.

Về chiến thuật, Đại đoàn 308 đã cố tình phát sóng để lộ thông tin trong quá trình cơ động từ Điện Biên Phủ sang Thượng Lào, để thu hút quân Pháp, nghi binh, đánh lừa chúng về một hướng. Nhờ vận dụng linh hoạt các hoạt động nghi binh, ta đã làm Bộ Chỉ huy quân Pháp có những phán đoán sai lầm, buộc họ phải điều động phân tán lực lượng ra đối phó với ta ở khắp mọi nơi", Đại tá Nguyễn Danh Phương cho biết.

Dự báo trước về một thất bại với người Pháp

Trong khi đã điều địch theo được đúng ý định của ta, thì một vấn đề mới phát sinh mà cả ta và địch đều không có trong dự tính, mà chính điều này, sau này đã trở thành cuộc đối đầu, chạm trán tổng lực giữa hai bên. Đó là vào giữa tháng 11/1953, Đại đoàn 316 tiến quân lên Tây Bắc, sợ mất địa bàn trọng điểm này, quân Pháp mở cuộc hành quân Caxto, đưa 6 tiểu đoàn tinh nhuệ đánh chiếm Điện Biên Phủ.

Tiếp đó, Pháp đã bỏ hẳn Lai Châu để dồn hết quân số về cho Điện Biên Phủ. Và như vậy Điện Biên Phủ đã trở thành trung tâm, mấu chốt của Kế hoạch Nava, mặc dù trước đó, nó không hề có trong kế hoạch của người Pháp. Về phía ta, trước diễn biến mau lẹ của tình thế trên chiến trường, ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị nhận định đánh giá tình hình và quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ.

Đại tá Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.

Đại tá Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự.

Đại tá Lê Thanh Bài, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự cho rằng, Kế hoạch Nava là sản phẩm của thế bị động, nóng vội nên nó đã bị phá sản và dự báo trước về một thất bại với người Pháp.

"Trong thế bị động, Nava muốn tấn công Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ để giành lấy thế chủ động chiến lược. Sau đó, địch tập trung vào một nơi để làm một trận quyết định. Và trong thế bị động, Nava quyết định xây Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm", Đại tá Lê Thanh Bài cho biết.

Tiến sĩ Sử học Phạm Minh Thế cũng cho rằng, đây là sự lựa chọn bị động, bởi theo kế hoạch 18 tháng của Nava thì Điện Biên Phủ không phải là nơi được lựa chọn ngay từ đầu, mà là Đồng bằng Bắc Bộ. Như vậy, chính chúng ta đã buộc Pháp chọn địa bàn Điện Biên Phủ, địa bàn vùng Tây Bắc để thực hiện trận quyết chiến chiến lược. 

Như vậy trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954, ta và địch vừa trong thế thăm dò vừa trong thế nhận định, đánh giá ý đồ chiến lược của đối phương, nhưng đều có chung mục đích là giành quyền chủ động trên chiến trường. Và trong thực tế, sự tính toán của người Pháp đã thua những bộ óc quân sự thiên tài của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc đấu trí này, thực dân Pháp đã đi những nước cờ ngoài ý định, và tất yếu ngày càng lún sâu vào sai lầm, bị động. Đây cũng chính là sự phá sản ngay từ đầu của Kế hoạch Nava. Và chính sự sai lầm này cũng dẫn đến cuộc hẹn gặp lịch sử của hai bên tại lòng chảo Điện Biên, không phải để bắt tay với nhau mà để tiếp tục đấu trí với nhau bằng thực tế quân sự. 

Trường Giang(Phát thanh Quân đội)

Link: https://vov.vn/chinh-tri/70-nam-chien-thang-dien-bien-phu-cuoc-dau-tri-can-nao-post1091138.vov

" alt="70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não" width="90" height="59"/>

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Cuộc đấu trí cân não

Trong chiến dịch Trần Đình (mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ), Quân đội Nhân dân Việt Nam có tổng cộng 5 đại đoàn tham gia chiến đấu với 15 trung đoàn. Trong đó có 9 trung đoàn bộ binh với tổng quân số hơn 51.440 người.

Trong chiến dịch Trần Đình (mật danh của Chiến dịch Điện Biên Phủ), Quân đội Nhân dân Việt Nam có tổng cộng 5 đại đoàn tham gia chiến đấu với 15 trung đoàn. Trong đó có 9 trung đoàn bộ binh với tổng quân số hơn 51.440 người.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để chiến thắng 12.000 quân tinh nhuệ của thực dân Pháp, ngoài sự đồng lòng quyết tâm của toàn dân tộc thì phải kể đến sự hiệp đồng tác chiến, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự trong chiến đấu của 5 đại đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Để chiến thắng 12.000 quân tinh nhuệ của thực dân Pháp, ngoài sự đồng lòng quyết tâm của toàn dân tộc thì phải kể đến sự hiệp đồng tác chiến, vận dụng linh hoạt, sáng tạo nghệ thuật quân sự trong chiến đấu của 5 đại đoàn chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 5 đại đoàn tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ gồm: Đại đoàn 312, tức Đại đoàn “Chiến thắng”; Đại đoàn 308, tức Đại đoàn “Quân tiên phong”; Đại đoàn 316, tức Đại đoàn “Việt Bắc”; Đại đoàn 304, tức Đại đoàn “Vinh Quang”; Đại đoàn Công pháo 351.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Quân đội Nhân dân Việt Nam có 5 đại đoàn tham gia chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ gồm: Đại đoàn 312, tức Đại đoàn “Chiến thắng”; Đại đoàn 308, tức Đại đoàn “Quân tiên phong”; Đại đoàn 316, tức Đại đoàn “Việt Bắc”; Đại đoàn 304, tức Đại đoàn “Vinh Quang”; Đại đoàn Công pháo 351.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 mang mật danh “Bến Tre” gồm 3 trung đoàn: Trung đoàn 141 mật danh “Đầm Hà”; Trung đoàn 209, tức Trung đoàn “Sông Lô” mật danh “Hồng Gai”; Trung đoàn 165, tức Trung đoàn “Thành đồng biên giới” mật danh “Đông Triều”. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" cho ông Lê Trọng Tấn - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 tháng 5/1954.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 312 mang mật danh “Bến Tre” gồm 3 trung đoàn: Trung đoàn 141 mật danh “Đầm Hà”; Trung đoàn 209, tức Trung đoàn “Sông Lô” mật danh “Hồng Gai”; Trung đoàn 165, tức Trung đoàn “Thành đồng biên giới” mật danh “Đông Triều”. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" cho ông Lê Trọng Tấn - Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 tháng 5/1954.

Các chiến sĩ Đại đoàn 312 tấn công tiêu diệt Trung tâm đề kháng Him Lam tháng 3/1954.

Các chiến sĩ Đại đoàn 312 tấn công tiêu diệt Trung tâm đề kháng Him Lam tháng 3/1954.

Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn vào Trung tâm đề kháng Him Lam với 2 Trung đoàn 141 và 209. Trung đoàn 165 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Độc Lập. Trong ảnh: Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" do ông Trần Can - chiến sĩ Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 cắm trên cứ điểm 3 Him Lam tháng 3/1954.

Đại đoàn 312 được giao nhiệm vụ đánh trận mở màn vào Trung tâm đề kháng Him Lam với 2 Trung đoàn 141 và 209. Trung đoàn 165 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Độc Lập. Trong ảnh: Lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" do ông Trần Can - chiến sĩ Trung đoàn 209, Đại đoàn 312 cắm trên cứ điểm 3 Him Lam tháng 3/1954.

Đại đoàn 308 trong chiến dịch Điện Biên Phủ có mật danh “Việt Bắc”. Đại đoàn gồm 3 trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 102, tức Trung đoàn Thủ đô mang mật danh “Ba Vì”; Trung đoàn 88, tức Trung đoàn Tu Vũ mật danh “Tam Đảo”; Trung đoàn 36, tức Trung đoàn Bắc Bắc mang mật danh “Sa-Pa”. Trong ảnh: Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 phối hợp với Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 tấn công tiêu diệt cứ điểm Độc Lập tháng 3/1954.

Đại đoàn 308 trong chiến dịch Điện Biên Phủ có mật danh “Việt Bắc”. Đại đoàn gồm 3 trung đoàn bộ binh: Trung đoàn 102, tức Trung đoàn Thủ đô mang mật danh “Ba Vì”; Trung đoàn 88, tức Trung đoàn Tu Vũ mật danh “Tam Đảo”; Trung đoàn 36, tức Trung đoàn Bắc Bắc mang mật danh “Sa-Pa”. Trong ảnh: Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 phối hợp với Trung đoàn 165, Đại đoàn 312 tấn công tiêu diệt cứ điểm Độc Lập tháng 3/1954.

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 tiếp nhận binh lính ở đồn Bản Kéo ra hàng tháng 3/1954.

Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 tiếp nhận binh lính ở đồn Bản Kéo ra hàng tháng 3/1954.

Ông Nguyễn Quốc Trị, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 luôn theo sát, động viên từng tổ chiến đấu đánh địch phản kích tại cứ điểm 206 tháng 4/1954.

Ông Nguyễn Quốc Trị, Trung đoàn 36, Đại đoàn 308 luôn theo sát, động viên từng tổ chiến đấu đánh địch phản kích tại cứ điểm 206 tháng 4/1954.

Theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy mặt trận, Đại đoàn 308 đảm nhiệm toàn bộ mặt trận phía Tây Mường Thanh từ sông Nậm Rốm đến Bản Kéo, có nhiệm vụ làm trận địa tiến công các cứ điểm 206, 311A, 311B, 310. Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ cùng tiêu diệt cứ điểm A1 phối hợp với Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Trong ảnh: Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 tiến công tiêu diệt cứ điểm 310 tháng 5/1954.

Theo kế hoạch của Bộ Chỉ huy mặt trận, Đại đoàn 308 đảm nhiệm toàn bộ mặt trận phía Tây Mường Thanh từ sông Nậm Rốm đến Bản Kéo, có nhiệm vụ làm trận địa tiến công các cứ điểm 206, 311A, 311B, 310. Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 được giao nhiệm vụ cùng tiêu diệt cứ điểm A1 phối hợp với Trung đoàn 174, Đại đoàn 316. Trong ảnh: Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 tiến công tiêu diệt cứ điểm 310 tháng 5/1954.

Đại đoàn 316 được mang mật danh “Biên Hòa” có 3 trung đoàn gồm: Trung đoàn 98 mật danh “Ba Đồn”; Trung đoàn 174 mật danh “Sóc Trăng”; Trung đoàn 176 mật danh “Lạng Sơn”. Trong ảnh: Các chiến sĩ Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 tấn công tiêu diệt địch tại cứ điểm đồi C1 ngày 1/5/1954.

Đại đoàn 316 được mang mật danh “Biên Hòa” có 3 trung đoàn gồm: Trung đoàn 98 mật danh “Ba Đồn”; Trung đoàn 174 mật danh “Sóc Trăng”; Trung đoàn 176 mật danh “Lạng Sơn”. Trong ảnh: Các chiến sĩ Trung đoàn 98, Đại đoàn 316 tấn công tiêu diệt địch tại cứ điểm đồi C1 ngày 1/5/1954.

Mở đầu cuộc tiến công thứ 3, Đại đoàn 316 có nhiệm vụ đánh chiếm đồi C1 đồng thời dùng một lực lượng nhỏ phối hợp đánh ở phía cứ điểm A1 nhằm phân tán sự đối phó của địch, tranh thủ mở rộng bàn đạp tiến công. Trong ảnh: Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 tiêu diệt hỏa điểm và lô cốt quan trọng cuối cùng trên cứ điểm đồi A1 tháng 5/1954.

Mở đầu cuộc tiến công thứ 3, Đại đoàn 316 có nhiệm vụ đánh chiếm đồi C1 đồng thời dùng một lực lượng nhỏ phối hợp đánh ở phía cứ điểm A1 nhằm phân tán sự đối phó của địch, tranh thủ mở rộng bàn đạp tiến công. Trong ảnh: Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 tiêu diệt hỏa điểm và lô cốt quan trọng cuối cùng trên cứ điểm đồi A1 tháng 5/1954.

Đại đoàn 304 mang mật danh “Nam Định” có 2 Trung đoàn là: Trung đoàn 9 mật danh “Ninh Bình”; Trung đoàn 57 mật danh “Nho Quan”. Trong ảnh: Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 cùng các đơn vị khác tham gia kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ tháng 1/1954.

Đại đoàn 304 mang mật danh “Nam Định” có 2 Trung đoàn là: Trung đoàn 9 mật danh “Ninh Bình”; Trung đoàn 57 mật danh “Nho Quan”. Trong ảnh: Trung đoàn 57, Đại đoàn 304 cùng các đơn vị khác tham gia kéo pháo vào mặt trận Điện Biên Phủ tháng 1/1954.

Trung đoàn 57 được giao nhiệm vụ bao vây phân khu Hồng Cúm, khống chế sân bay và trận địa pháo binh, chia cắt hoàn toàn phân khu Hồng Cúm với phân khu Trung tâm. Trong ảnh: Chiến sĩ Đại đoàn 304 dùng súng DKZ diệt xe tăng và bộ binh địch ở phân khu Hồng Cúm tháng 4/1954.

Trung đoàn 57 được giao nhiệm vụ bao vây phân khu Hồng Cúm, khống chế sân bay và trận địa pháo binh, chia cắt hoàn toàn phân khu Hồng Cúm với phân khu Trung tâm. Trong ảnh: Chiến sĩ Đại đoàn 304 dùng súng DKZ diệt xe tăng và bộ binh địch ở phân khu Hồng Cúm tháng 4/1954.

Đại đoàn Công pháo 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ mang mật danh “Long Châu” gồm 4 Trung đoàn là: Trung đoàn phòng không 367 mật danh “Hương Thủy”; Trung đoàn 45 lựu pháo 105 mật danh “Tất Thắng”; Trung đoàn công binh 151; Trung đoàn 675 (gồm 2 tiểu đoàn Sơn Pháo 75mm, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 1 tiểu đoàn DKZ và tiểu đoàn hỏa tiễn 6 nòng H6). Trong ảnh: Đại đoàn 351 hành quân lên Điện Biên Phủ tháng 12/1953.

Đại đoàn Công pháo 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ mang mật danh “Long Châu” gồm 4 Trung đoàn là: Trung đoàn phòng không 367 mật danh “Hương Thủy”; Trung đoàn 45 lựu pháo 105 mật danh “Tất Thắng”; Trung đoàn công binh 151; Trung đoàn 675 (gồm 2 tiểu đoàn Sơn Pháo 75mm, 1 tiểu đoàn cối 120mm, 1 tiểu đoàn DKZ và tiểu đoàn hỏa tiễn 6 nòng H6). Trong ảnh: Đại đoàn 351 hành quân lên Điện Biên Phủ tháng 12/1953.

Ngày 22/12/1953, Đại đoàn 351 dưới sự chỉ huy của ông Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy đại đoàn, xuất phát hành quân lên Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 351 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tập trung hỏa lực bắn phá công sự, sân bay, triệt đường tiếp tế, chế áp tối đa hỏa lực pháo binh địch, chi viện cho bộ binh thắt chặt vòng vây tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra pháo binh trước khi diễn ra trận đánh mở màn tại Trung tâm đề kháng Him Lam tháng 3/1954.

Ngày 22/12/1953, Đại đoàn 351 dưới sự chỉ huy của ông Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy đại đoàn, xuất phát hành quân lên Điện Biên Phủ. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại đoàn 351 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tập trung hỏa lực bắn phá công sự, sân bay, triệt đường tiếp tế, chế áp tối đa hỏa lực pháo binh địch, chi viện cho bộ binh thắt chặt vòng vây tiêu diệt từng cứ điểm, cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt Tập đoàn cứ điểm phòng ngự mạnh nhất của quân Pháp trên chiến trường Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra pháo binh trước khi diễn ra trận đánh mở màn tại Trung tâm đề kháng Him Lam tháng 3/1954.

Đại đoàn 351 cũng là đơn vị đầu tiên nhận lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho những đơn vị lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 bắn vào các cao điểm phía Đông, mở màn đợt tấn công thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 30/3/1954.

Đại đoàn 351 cũng là đơn vị đầu tiên nhận lá cờ “Quyết chiến, quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng cho những đơn vị lập thành tích xuất sắc trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong ảnh: Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 bắn vào các cao điểm phía Đông, mở màn đợt tấn công thứ hai của chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 30/3/1954.

Vũ Lợi(VOV-Tây Bắc)

Link: https://vov.vn/chinh-tri/5-dai-doan-tham-gia-chien-dich-dien-bien-phu-va-cac-mat-danh-post1084638.vov

" alt="5 đại đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và các mật danh" width="90" height="59"/>

5 đại đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ và các mật danh