2 bức ảnh nằm trong bộ sưu tập "The Soul of Vietnam" của Trần Việt Hà
Từ năm 2014, chỉ một năm sau khi bắt đầu bấm máy, các tác phẩm nhiếp ảnh của chị Hà đã xuất hiện ở rất nhiều các tạp chí nhiếp ảnh và nghệ thuật, và sau đó là ở các phòng tranh và nhà đấu giá ở Madrid, Barcelona, Milan, Paris, Tel Aviv (Israel), Los Angeles, Pennsylvania, Bắc Kinh, Bangkok, New Delhi.
Chị Hà từng được tạp chí Vogue Italia danh tiếng mời làm nhiếp ảnh cho chuyên mục Vogue Talents Shooting (chụp với tài năng trẻ). Gần đây, hãng Louis Vuitton Pháp đặt chị vẽ một bức tranh nhân dịp khai trương cửa hàng.
“Là thành viên của Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia Tây Ban Nha, Trần Việt Hà là một nghệ sĩ đương đại được yêu thích tại các nhà đấu giá ở Tây Ban Nha, tên tuổi chính thức niêm yết trên thị trường nghệ thuật từ năm 2015”- thông tin về Trần Việt Hà được đăng tải trên website của Vogue.
Năm 2016, chị Việt Hà trở thành Giám đốc Triển lãm tại Đại học IE (Tây Ban Nha) và là thành viên Ban giám khảo Giải thưởng Quỹ IE tại Đại học Nhân văn IE.
Năm 2020, chị quyết định dành toàn bộ thời gian cho công việc của một nghệ sĩ chuyên nghiệp. Hiện tại, chị song song sáng tác các tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật và tranh vẽ trừu tượng, tuy thời gian dành cho nhiếp ảnh vẫn là chính. Chị cũng dành thời gian nghiên cứu và sáng tạo các tác phẩm NFT dựa trên các tác phẩm nhiếp ảnh của mình.
Các tác phẩm của chị hiện có mặt trong các bộ sưu tập cá nhân và tập thể ở 30 nước trên thế giới.
Một năm trở lại đây, các tác phẩm của chị xuất hiện ở nhiều cuộc triển lãm khác nhau tại New York, Milan, Tokyo, trong đó có một cuộc triển lãm với 30 tác phẩm về phụ nữ của chị tại cung điện bá tước Medinaceli, Tây Ban Nha.
Sau 2 năm Covid, chị Việt Hà nói ưu tiên hàng đầu của mình là sáng tác về phong cảnh thiên nhiên ở khắp nơi trên thế giới, cổ vũ phát triển môi trường bền vững.
“Mình đã đi đến rất nhiều nước và tận hưởng phong cảnh đẹp. Trước Covid-19, mình từng đến Nepal, Israel, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Butan, Ai Cập, Iran …Thế giới thật đẹp, và mình tự hỏi, trong khoảng 10-20 năm nữa, con mình có được ngắm nhìn những cái hồ rất đẹp như thế không, nếu như không phát triển môi trường bền vững” - Việt Hà nói.
“Thay vì chụp ảnh, cô ấy cố gắng vẽ những cảm xúc của phụ nữ, những giấc mơ nội tâm, sự gần gũi, thơ ca và triết lý bằng máy ảnh của mình. Do đó, các bức ảnh của cô, ngoài không khí của những bức tranh cổ điển, còn ghi lại khoảnh khắc phù du của những cảm xúc nữ tính chảy qua dòng sông thời gian” - The photophore đánh giá về chị Việt Hà.
Doãn Hùng
Cậu học trò 'thiếu đủ thứ' đỗ trường kinh doanh hàng đầu thế giới
Có xuất phát điểm không mấy thuận lợi, từng gạt bỏ lối mòn để bứt phá theo con đường riêng, Đạt mong muốn tập hợp được những người trẻ có dấu ấn trên con đường tự học, cùng hội tụ giúp đỡ thế hệ học sinh mới tại Việt Nam.
Chi phí tài chính dự kiến di dời trụ sở các bộ ngành thấp nhất tốn gần 12.000 tỷ đồng, cao nhất tốn khoảng 17.000 tỷ đồng (Ảnh: Trụ sở Bộ Xây dựng hiện nay tại số 37 Lê Đại Hành, TP Hà Nội).
Theo phương án này, phạm vi quy hoạch là 35 ha, bình quân mỗi cơ quan từ 1,5-2 ha/cơ quan. Tổng số người làm việc dự kiến khoảng 14.000 người, số người người làm việc bing quân 1.000 – 1.500 người/cơ quan; tầng cao bình quân dự kiến khoảng 15-20 tầng/cơ quan; tầng ngầm 3-4 tầng/cơ quan.
Chi phí tài chính dự kiến cho phương án này là khoảng 11.897 tỉ đồng. Nguồn vốn được huy động từ chuyển đổi 50 ha tại khu vực Mễ Trì thu về 10.000 tỉ đồng, vốn chuyển đổi đất trụ sở cũ khoảng 1.897 tỉ đồng.
Phương án 2, VIUP đề xuất chuyển 12 trụ sở bộ, ngành và Bảo hiểm Việt Nam về khu vực Mễ Trì Hạ, phạm vi quy hoạch 55 ha, bao gồm toàn bộ khu đất Mễ Trì Hạ, bình quân 1 cơ quan 1,8-3 ha/ha, diện tích còn lại bố trí hồ điều hòa, nhà khách, nhà công vụ, công viên cảnh quan. Tổng số người làm việc ở 13 cơ quan dự kiến khoảng 15.000 người, số người làm việc bình quân 1.000 – 1.500 người/cơ quan.
Với phương án này, nhu cầu tài chính khoảng 14.326 tỷ đồng, nguồn vốn chuyển đổi 20 ha đất khu vực Tây Hồ Tây khoảng 8.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi cơ sở cũ 6.326 tỷ đồng.
Phương án 3, VIUP đề xuất sẽ bố trí 13 cơ quan tại 2 khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì Hạ, trong đó 20 ha tại Tây Hồ Tây bố trí 6 bộ, ngành, bình quân 2-3 ha/cơ quan, tầng cao 9-12 tầng; khu vực Mễ Trì Hạ diện tích 55 ha sẽ bố trí 7 cơ quan, diện tích 3-4 ha /cơ quan, tầng cao trung bình 12-15 tầng.
Với phương án này, việc chuyển đổi 13 cơ quan cần nhu cầu tái chính 17.000 tỷ đồng, trong đó vốn chuyển đổi cơ sở cũ 12.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng.
Chưa có đánh giá tác động về giao thông
Theo VIUP, cả 3 phương án quy hoạch hiện chưa có chi tiết tính toán, phân tích, đánh giá về tác động giao thông tại các khu vực lập quy hoạch.
Phương án phân chia khi di dời trụ sở 13 bộ, ngành khỏi nội thành ở cả khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì, VIUP đánh giá sẽ tạo ra được mặt bằng diện tích tương đối rộng cho các cơ quan xây dựng trụ sở làm việc. Đồng thời, giảm tải, phân tán lượng người làm việc tại 2 khu vực, không bị chất tải lớn tại hạ tầng 2 khu vực nêu trên.
Sơ bộ, VIUP đánh giá khu vực Tây Hồ Tây nằm trong tổng thể khu đô thị mới Tây Hồ Tây được quy hoạch phát triển hạ tầng đồng bộ, bao gồm các tuyến đường đối ngoại, tuyến đường chính đô thị, đường sắt đô thị, giao thông công cộng. Các dự án hiện có tại khu vực có mật độ dân số trung bình. Đây là khu vực có khả năng kết nối nhanh với trung tâm chính trị Ba Đình, có cơ sở hạ tầng hỗ trợ thuận lợi, đang được đầu tư phát triển hiện đại.
Tuy nhiên, việc phát triển mới 10.000 - 14.000 người làm việc nằm trong kế hoạch tính toán của khu vực Tây Hồ Tây thì cơ sở hạ tầng đô thị khu vực này khó đáp ứng được.
Còn khu vực Mễ Trì nằm trong vùng phát triển đô thị mở rộng phía tây của Hà Nội, kế cận với tuyến đường vành đai 3, trục hướng tâm đại lộ Thăng Long, đường Tố Hữu,… các tuyến đường này hiện đang bị áp lực tắc nghẽn giao thông khá trầm trọng. Nguyên nhân là khu vực này chưa được phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ, hình thành theo các dự án riêng lẻ, thiếu kết nối, các dự án đầu tư gần đây có quy mô rất lớn, nhiều công trình cao tầng, nên khu vực Mễ Trì chịu ảnh hưởng quá tại hạ tầng của các khu vực lân cận.
Hồng Khanh
Quận Thanh Xuân ‘nóng’ các khu đất sau di dời
Cử tri quận Thanh Xuân đề nghị thành phố quản lý chặt chẽ các khu đất của các đơn vị sau di dời. Tổ chức đấu giá công khai minh bạch, để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
" alt="17.000 tỷ xây mới trụ sở 13 bộ ngành sau di dời"/>