- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Crvena Zvezda, 21h00 ngày 15/1: Tiếp đà chiến thắng
- Đoạn tin nhắn được cho là của một cô giáo và phụ huynh đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong đoạn tin nhắn này, người được cho là cô giáo khen học sinh học Toán ổn nhưng Tiếng Việt thì hơi kém vì chữ viết còn gãy, không đều nét... Người được cho là phụ huynh đã trả lời rằng "Toán ổn là được rồi, sau này dùng điện thoại, máy tính chủ yếu là gõ nên không cần lo chữ xấu..."
|
Đoạn hội thoại đang gây tranh luận sôi nổi trên Diễn đàn Toán học Việt Nam |
Suy nghĩ này ngay lập tức gây tranh cãi.
“Rèn chữ không chỉ để cho viết đẹp mà còn là rèn nết, rèn chí, rèn tâm. Nếu ngay từ nhỏ đã viết cẩu thả thì sau này với mọi việc khó mà kiên trì được” – chị Hồ Thu Trang (Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Chị Trang cho biết hàng ngày, chị vẫn yêu cầu con gái đang học lớp 3 ngoài làm bài tập cô giao thì phải có 30 phút luyện chữ.
“Tôi bảo với con rằng nhìn vào quyển vở sạch, chữ ngay hàng thẳng lối thì ai cũng có cảm tình ngay. Giống như bước vào một ngôi nhà ngăn nắp sạch sẽ vậy, người ta sẽ đánh giá ngay chủ nhà. Nhất lại là con gái, tôi muốn con có nề nếp gọn gàng, sạch đẹp từ việc nhà đến việc học”.
Cùng chung quan điểm với chị Trang, chị Hà Thị Hằng (Lạng Sơn) cho rằng câu “Nét chữ, nết người” các cụ dạy không bao giờ sai.
“Khi trẻ còn nhỏ phải rèn cho nên người. Tập viết chữ không phải là kĩ năng để làm việc hay giúp ích được nhiều trong công việc, nhưng nó rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại. Để khi lớn lên, các con có nhận thức rồi muốn ẩu thế nào thì ẩu”.
Anh Nguyễn Hữu Nguyên nhớ lại “ngày bé đi học cô giáo bảo nét chữ nết người nhưng tôi… không nghe. Sách vở xem lại thì khiếp lắm, tôi viết rất ẩu, chữ rất xấu, đến giờ thậm chí nhiều khi tôi không đọc được mình ghi chép cái gì nữa. Bản thân tôi cũng thấy mình khá luộm thuộm, làm đâu bừa đấy mà không khắc phục được”.
“Nên bây giờ, vợ chồng tôi rút kinh nghiệm cho đám con, cảm thấy việc cho bọn nhỏ viết chữ cẩn thận là rất quan trọng, để rèn nếp của chúng từ nhỏ luôn. Đứa nào tôi cũng cho đi học viết chữ đẹp một thời gian cho vào nếp”.
Chị Nguyễn Thanh Hằng (TP.HCM) khẳng định cứ cho rằng trong tương lai, hay như ngay hiện nay đang phải học online, mỗi học sinh sở hữu một máy tính hay thiết bị điện tử để học và làm bài, nhưng chắc chắn các con vẫn phải tập viết. Vì trong cuộc đời, rất nhiều lúc phải viết tay chứ không chỉ trông cậy vào máy tính như khi đi thi…
“Không phải rèn chữ chỉ để viết chữ đẹp, mà còn rèn sự kiên trì, nhẫn nại và tuân thủ những quy tắc được đề ra.
Cứ nói sau này không dùng đến, thì ngay cả môn Toán đấy, nhiều người nói rằng đi làm rồi có dùng tới mấy công thức Toán nữa đâu. Vậy học giỏi Toán để làm gì, có máy tính, Google đó rồi”.
“Tôi không cần con viết chữ đẹp”
Tuy nhiên, cũng không ít phụ huynh cùng quan điểm “không cần lo chữ xấu”.
Anh Trần Hà Nam (Hà Nội) cho biết anh không yêu cầu các con phải viết chữ đẹp hay nắn nót.
Anh Nam khẳng định đã đi học thì phải tập viết, nhưng “chỉ cần con viết rõ ràng, đủ nét, đủ dấu, đọc được là được. Thời gian luyện chữ đẹp chẳng thà tôi để cho con đọc sách, đi bơi, chơi đá bóng…, hay thậm chí là ra sân nghịch đất còn hơn”.
Lý giải cho quan điểm của mình, anh Nam cho rằng bản thân anh hồi nhỏ đã từng được đi thi vở sạch chữ đẹp. Tuy nhiên, đó là khi học cấp 1, còn có thời gian mà nắn nót. Anh đã từng bị bố mẹ kèm cặp rất sát sao về việc này, đến mức “phát sợ”.
“Tôi vẫn nhớ những ngày gò lưng ngồi luyện chữ trong khi đám bạn chơi đùa ầm ĩ ngoài sân, khi đó, tôi đã rất ấm ức”.
Hơn nữa, lên tới cấp hai rồi cấp 3, khi bài vở phải ghi chép nhiều hơn, anh không thể duy trì được sự “sạch, đẹp” nữa mà ban đầu, chính cái nếp phải viết đẹp đã khiến anh lúng túng khi phải ghi chép nhanh.
“Nên bây giờ, tôi quyết định “tha” cho con khỏi áp lực chữ đẹp” – anh Nam chia sẻ.
“Tại sao lại phải bắt con mình phung phí thời gian vào việc luyện chữ, khi nó đã có quá nhiều thứ phải học. Và chữ đẹp thì có giúp được nó có cơm ngon áo đẹp sau này không?” – chị Lê Thị Phương Nhung (Hà Nội) nói.
Chị Nhung cho biết ngay từ khi con bắt đầu vào lớp 1 đã không chạy theo các lớp luyện chữ đẹp, mà chỉ dạy cho con cách cầm bút, cách viết đúng, và nhất là phải viết đúng chính tả.
“Sau này, tôi sẽ cho cháu học cách gõ máy tính nhanh, cách viết tốc ký. Từ quá trình làm việc của tôi, tôi nghĩ đó mới là những kỹ năng cần thiết ở thời đại 4.0 này chứ không phải chữ đẹp”.
Anh Vũ Anh Duy (TP.HCM) cũng chia sẻ dù con mới học lớp 2 nhưng quả thực gia đình cũng hơi thiên vị hơn đối với môn Toán.
“Hồi bé tối ngày tôi nghe bố chê môn Văn và ép học Toán. Bố bảo "giỏi văn có kiếm ra tiền không?", sau này lớn lên thấy bố nói đâu có sai.
Theo tôi, trước hết phải cứ giỏi Toán để có nền tảng học các môn khoa học tự nhiên khác, và phải học tốt cả Tiếng Anh.
Ngoài Toán, tôi cho con học thêm cờ vua, để rèn luyện khả năng tập trung, óc phán đoán và tư duy logic. Tất nhiên không thể bỏ qua Tiếng Việt, nên tôi vẫn yêu cầu con xếp lịch đọc sách mỗi tuần. Còn việc luyện chữ đẹp thì… miễn”.
Theo anh Duy, quan niệm “nét chữ, nết người” đã nhiều phần lạc hậu.
“Thôi thì ví dụ đâu xa, “chữ bác sĩ” nổi tiếng lâu nay, nhưng có ai đánh giá “nết người” qua đó không? Tôi cũng biết một số người viết chữ đẹp, mà cái nết có ra gì" – anh Duy nói.
Phương Chi
Lớp học hàng trăm huy chương Toán 'quốc tế', học sinh Việt luyện tối ngày
Trên truyền thông, trên mạng xã hội 1 - 2 năm gần đây đã xuất hiện nhiều học sinh từ lớp 2, lớp 3... nhưng sở hữu hàng 'rổ' huy chương Toán 'quốc tế'.
" alt=""/>Bà mẹ gây sốt vì ‘toán ổn là được, không cần lo chữ xấu’
- Luật sư tư vấn:
Nghị định 122/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 5/11 quy định về xét tặng danh hiệu gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa, ấp văn hóa, bản văn hóa và tổ dân phố văn hóa. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn được xét là gia đình văn hóa được quy định tại Điều 6 Nghị định 122/2018/NĐ-CP như sau:
|
Ảnh minh họa |
Điều 6. Tiêu chuẩn của danh hiệu Gia đình văn hóa
1. Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú, gồm các tiêu chí sau:
a) Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập;
b) Chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú;
c) Treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định;
d) Có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao;
đ) Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định;
e) Tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương;
g) Thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định;
h) Tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú;
i) Không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh;
k) Không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ;
l) Không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, gồm các tiêu chí sau:
a) Ông, bà, cha, mẹ và các thành viên trong gia đình được quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng;
b) Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, bình đẳng, hòa thuận, thủy chung;
c) Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới;
d) Các thành viên trong gia đình tham gia bảo hiểm y tế và được chăm sóc sức khỏe;
đ) Các thành viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, văn minh, ứng xử có văn hóa trong gia đình, cộng đồng và xã hội;
e) Tương trợ, giúp đỡ mọi người trong cộng đồng khi khó khăn, hoạn nạn.
Cũng theo Nghị định này, trình tự xét gia đình văn hóa như sau:
Điều 9. Trình tự xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm
1. Trưởng khu dân cư căn cứ vào Bản đăng ký tham gia thi đua và bảng tự đánh giá của hộ gia đình để tổng hợp danh sách gia đình đủ điều kiện bình xét.
2. Trưởng khu dân cư triệu tập cuộc họp bình xét, tổ chức chấm điểm theo thang điểm, thành phần gồm:
a) Cấp ủy, Trưởng khu dân cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận, đại diện các ngành, tổ chức đoàn thể;
b) Đại diện hộ gia đình trong danh sách được bình xét.
3. Tổ chức cuộc họp bình xét:
a) Cuộc họp được tiến hành khi đạt 60% trở lên số người được triệu tập tham dự;
b) Hình thức bình xét: Bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết;
c) Kết quả bình xét: Các gia đình được đề nghị tặng danh hiệu Gia đình văn hóa khi có từ 60% trở lên thành viên dự họp đồng ý.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả cuộc họp bình xét, Trưởng khu dân cư lập hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Nghị định này trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm (Mẫu số 11).
Thang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu GĐVH như sau:
Nghị định trên cũng quy định, thang điểm tối đa làm căn cứ xét công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa là 100 điểm.
Tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa không dưới 50% số điểm tối đa.
Cách chấm điểm để xét tặng danh hiệu Gia đình văn hóa được thực hiện như sau:
a- Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương đạt từ 90 điểm trở lên.
b- Hộ gia đình thuộc xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ đạt từ 60 điểm trở lên.
c- Hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và b đạt từ 85 điểm trở lên.
Bạn có thể dựa vào những quy định nêu trên để xác định tiêu chuẩn đạt danh hiệu gia đình văn hóa.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Điều kiện đi làm sớm sau khi nghỉ thai sản
Tôi sắp nghỉ sinh theo chế độ thai sản của bảo hiểm.
" alt=""/>Điều kiện được công nhận gia đình văn hóa
- Đoạn tin nhắn được cho là của một cô giáo và phụ huynh đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Trong đoạn tin nhắn này, người được cho là cô giáo khen học sinh học Toán ổn nhưng Tiếng Việt thì hơi kém vì chữ viết còn gãy, không đều nét... Người được cho là phụ huynh đã trả lời rằng "Toán ổn là được rồi, sau này dùng điện thoại, máy tính chủ yếu là gõ nên không cần lo chữ xấu..."
|
Đoạn hội thoại đang gây tranh luận sôi nổi trên Diễn đàn Toán học Việt Nam |
Suy nghĩ này ngay lập tức gây tranh cãi.
“Rèn chữ không chỉ để cho viết đẹp mà còn là rèn nết, rèn chí, rèn tâm. Nếu ngay từ nhỏ đã viết cẩu thả thì sau này với mọi việc khó mà kiên trì được” – chị Hồ Thu Trang (Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
Chị Trang cho biết hàng ngày, chị vẫn yêu cầu con gái đang học lớp 3 ngoài làm bài tập cô giao thì phải có 30 phút luyện chữ.
“Tôi bảo với con rằng nhìn vào quyển vở sạch, chữ ngay hàng thẳng lối thì ai cũng có cảm tình ngay. Giống như bước vào một ngôi nhà ngăn nắp sạch sẽ vậy, người ta sẽ đánh giá ngay chủ nhà. Nhất lại là con gái, tôi muốn con có nề nếp gọn gàng, sạch đẹp từ việc nhà đến việc học”.
Cùng chung quan điểm với chị Trang, chị Hà Thị Hằng (Lạng Sơn) cho rằng câu “Nét chữ, nết người” các cụ dạy không bao giờ sai.
“Khi trẻ còn nhỏ phải rèn cho nên người. Tập viết chữ không phải là kĩ năng để làm việc hay giúp ích được nhiều trong công việc, nhưng nó rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại. Để khi lớn lên, các con có nhận thức rồi muốn ẩu thế nào thì ẩu”.
Anh Nguyễn Hữu Nguyên nhớ lại “ngày bé đi học cô giáo bảo nét chữ nết người nhưng tôi… không nghe. Sách vở xem lại thì khiếp lắm, tôi viết rất ẩu, chữ rất xấu, đến giờ thậm chí nhiều khi tôi không đọc được mình ghi chép cái gì nữa. Bản thân tôi cũng thấy mình khá luộm thuộm, làm đâu bừa đấy mà không khắc phục được”.
“Nên bây giờ, vợ chồng tôi rút kinh nghiệm cho đám con, cảm thấy việc cho bọn nhỏ viết chữ cẩn thận là rất quan trọng, để rèn nếp của chúng từ nhỏ luôn. Đứa nào tôi cũng cho đi học viết chữ đẹp một thời gian cho vào nếp”.
Chị Nguyễn Thanh Hằng (TP.HCM) khẳng định cứ cho rằng trong tương lai, hay như ngay hiện nay đang phải học online, mỗi học sinh sở hữu một máy tính hay thiết bị điện tử để học và làm bài, nhưng chắc chắn các con vẫn phải tập viết. Vì trong cuộc đời, rất nhiều lúc phải viết tay chứ không chỉ trông cậy vào máy tính như khi đi thi…
“Không phải rèn chữ chỉ để viết chữ đẹp, mà còn rèn sự kiên trì, nhẫn nại và tuân thủ những quy tắc được đề ra.
Cứ nói sau này không dùng đến, thì ngay cả môn Toán đấy, nhiều người nói rằng đi làm rồi có dùng tới mấy công thức Toán nữa đâu. Vậy học giỏi Toán để làm gì, có máy tính, Google đó rồi”.
“Tôi không cần con viết chữ đẹp”
Tuy nhiên, cũng không ít phụ huynh cùng quan điểm “không cần lo chữ xấu”.
Anh Trần Hà Nam (Hà Nội) cho biết anh không yêu cầu các con phải viết chữ đẹp hay nắn nót.
Anh Nam khẳng định đã đi học thì phải tập viết, nhưng “chỉ cần con viết rõ ràng, đủ nét, đủ dấu, đọc được là được. Thời gian luyện chữ đẹp chẳng thà tôi để cho con đọc sách, đi bơi, chơi đá bóng…, hay thậm chí là ra sân nghịch đất còn hơn”.
Lý giải cho quan điểm của mình, anh Nam cho rằng bản thân anh hồi nhỏ đã từng được đi thi vở sạch chữ đẹp. Tuy nhiên, đó là khi học cấp 1, còn có thời gian mà nắn nót. Anh đã từng bị bố mẹ kèm cặp rất sát sao về việc này, đến mức “phát sợ”.
“Tôi vẫn nhớ những ngày gò lưng ngồi luyện chữ trong khi đám bạn chơi đùa ầm ĩ ngoài sân, khi đó, tôi đã rất ấm ức”.
Hơn nữa, lên tới cấp hai rồi cấp 3, khi bài vở phải ghi chép nhiều hơn, anh không thể duy trì được sự “sạch, đẹp” nữa mà ban đầu, chính cái nếp phải viết đẹp đã khiến anh lúng túng khi phải ghi chép nhanh.
“Nên bây giờ, tôi quyết định “tha” cho con khỏi áp lực chữ đẹp” – anh Nam chia sẻ.
“Tại sao lại phải bắt con mình phung phí thời gian vào việc luyện chữ, khi nó đã có quá nhiều thứ phải học. Và chữ đẹp thì có giúp được nó có cơm ngon áo đẹp sau này không?” – chị Lê Thị Phương Nhung (Hà Nội) nói.
Chị Nhung cho biết ngay từ khi con bắt đầu vào lớp 1 đã không chạy theo các lớp luyện chữ đẹp, mà chỉ dạy cho con cách cầm bút, cách viết đúng, và nhất là phải viết đúng chính tả.
“Sau này, tôi sẽ cho cháu học cách gõ máy tính nhanh, cách viết tốc ký. Từ quá trình làm việc của tôi, tôi nghĩ đó mới là những kỹ năng cần thiết ở thời đại 4.0 này chứ không phải chữ đẹp”.
Anh Vũ Anh Duy (TP.HCM) cũng chia sẻ dù con mới học lớp 2 nhưng quả thực gia đình cũng hơi thiên vị hơn đối với môn Toán.
“Hồi bé tối ngày tôi nghe bố chê môn Văn và ép học Toán. Bố bảo "giỏi văn có kiếm ra tiền không?", sau này lớn lên thấy bố nói đâu có sai.
Theo tôi, trước hết phải cứ giỏi Toán để có nền tảng học các môn khoa học tự nhiên khác, và phải học tốt cả Tiếng Anh.
Ngoài Toán, tôi cho con học thêm cờ vua, để rèn luyện khả năng tập trung, óc phán đoán và tư duy logic. Tất nhiên không thể bỏ qua Tiếng Việt, nên tôi vẫn yêu cầu con xếp lịch đọc sách mỗi tuần. Còn việc luyện chữ đẹp thì… miễn”.
Theo anh Duy, quan niệm “nét chữ, nết người” đã nhiều phần lạc hậu.
“Thôi thì ví dụ đâu xa, “chữ bác sĩ” nổi tiếng lâu nay, nhưng có ai đánh giá “nết người” qua đó không? Tôi cũng biết một số người viết chữ đẹp, mà cái nết có ra gì" – anh Duy nói.
Phương Chi
Lớp học hàng trăm huy chương Toán 'quốc tế', học sinh Việt luyện tối ngày
Trên truyền thông, trên mạng xã hội 1 - 2 năm gần đây đã xuất hiện nhiều học sinh từ lớp 2, lớp 3... nhưng sở hữu hàng 'rổ' huy chương Toán 'quốc tế'.
" alt=""/>Bà mẹ gây sốt vì ‘toán ổn là được, không cần lo chữ xấu’