Thế giới

Việt Nam sẽ có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-02-25 01:56:14 我要评论(0)

Đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội đô thị H&ocđội tuyển bóng đá quốc gia việt namđội tuyển bóng đá quốc gia việt nam、、

Đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội đô thị             

Hôm nay (30/11),ệtNamsẽcóítnhấtđôthịđạttầmcỡquốctếđội tuyển bóng đá quốc gia việt nam Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148 ngày 11/11/2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị có một nghị quyết chuyên đề riêng về lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị. Qua đó, khẳng định vai trò của hệ thống đô thị Việt Nam, đồng thời định hướng chiến lược với những yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng cho phát triển đô thị Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đô thị toàn quốc năm 2022 (Ảnh: Nhật Bắc)

Nghị quyết số 148 xác định đến năm 2030, đẩy nhanh tốc độ và nâng cao chất lượng đô thị hóa, phát triển đô thị bền vững theo mạng lưới, hình thành một số đô thị, chuỗi đô thị động lực thông minh kết nối với khu vực và thế giới. Thể chế hóa chính sách về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững cơ bản được hoàn thiện. Chất lượng sống tại khu vực đô thị ở mức cao, đảm bảo đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho cư dân đô thị...

Và tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á, xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện địa với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn…

Đánh giá về quá trình phát triển đô thị tại TP.HCM, lãnh đạo thành phố thừa nhận thời gian qua,  thành phố còn tồn tại, hạn chế nhất định cần được khắc phục sớm, như: tình trạng kẹt xe, ngập nước, các vấn đề hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch; quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành. Các bài toán, giải pháp để triển khai thực hiện các chương trình về nhà ở (nhà ở xã hội, nhà dành cho công nhân thuê, nhà ở ven kênh rạch, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ…) còn chậm, chưa đạt được kết quả theo chủ trương, kế hoạch.

"Đổi mới phương pháp quy hoạch và quản lý quy hoạch theo hướng quy hoạch phải gắn với giải pháp huy động nguồn lực và các thể chế chính sách có tính liên ngành, liên cấp, liên vùng, huy động hiệu quả nguồn lực đầu tư hạ tầng đô thị. Lấy nguyên tắc phát triển bền vững làm cơ sở cho quá trình lập và thực thi quy hoạch", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường nêu ý kiến.

Quản trị đô thị truyền thống sang mô hình đô thị thông minh

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Tô Dũng Thái cho rằng, theo mục tiêu đề ra trong nghị quyết 06 dự kiến toàn quốc sẽ có 950-1000 đô thị và đạt 1200 đô thị vào năm 2030. Với mức tăng trưởng kinh tế cao hơn từ 2-2,5 lần so với mặt bằng chung, khu vực đô thị sẽ tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế của cả nước, tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động. Việc gia tăng dân số cơ học nhanh chóng đang đặt gánh nặng lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng hiện hữu của các đô thị vốn đã đạt đến ngưỡng hoặc vượt xa tuổi thọ thiết kế. Sự quá tải về cơ sở hạ tầng cũng kéo theo hàng loạt các vấn đề về quy hoạch, ùn tắc giao thông, an ninh, y tế, giáo dục...

“Để giải quyết được vấn đề này, chuyển đổi số trong quản lý và vận hành đô thị là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của các đô thị trên toàn thế giới và tại Việt Nam. Đây chính là quá trình dịch chuyển từ quản trị đô thị truyền thống sang mô hình đô thị thông minh sáng tạo và bền vững”, ông Thái nói.

Vị Chủ tịch Tập đoàn VNPT đề xuất các địa phương thực hiện chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh cần xác định quy hoạch đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt về hạ tầng số, nền tảng số của các đô thị phải đi trước một bước, ưu tiên bố trí ngân sách cho các dự án chuyển đổi số, có các cơ chế thu hút nhân sự CNTT trình độ cao…

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đô thị hóa là xu thế tất yếu khách quan của thế giới, nhưng nếu phát triển đô thị không đúng hướng, không chuẩn mực, không bài bản sẽ dẫn tới nhiều hậu quả.

"Quy hoạch phải đi trước một bước với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược. Quy hoạch lúng túng, chậm chạp, không được đầu tư ngang tầm thì lãng phí nguồn lực, phát triển không bền vững, phát triển không đột phá. Quy hoạch tổng thể nhưng thực hiện có thể phân kỳ phù hợp với nguồn lực. Chúng ta có thể kiên trì thực hiện trong 5 năm, 10 năm, 20 năm, thậm chí hàng trăm năm… và nếu tôn trọng, làm theo quy hoạch hoàn chỉnh thì chúng ta sẽ có một đô thị trật tự và phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung phát triển hạ tầng chiến lược theo 3 đột phá chiến lược đã được xác định, nhất là hạ tầng giao thông, từ đó tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, dịch vụ mới, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

Thanh tra quy hoạch, mua bán bất động sản các dự án lớn ở 10 địa phươngTheo Kế hoạch thanh tra năm 2023, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra lĩnh vực quy hoạch xây dựng tại Lạng Sơn, Bắc Giang, Bình Phước, thanh tra ở 7 địa phương về hoạt động kinh doanh bất động sản, việc xây dựng hạ tầng tại các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị…

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình.

Nói chuyện với cán bộ Ban Quản lý dự án, nhà thầu, Thủ tướng biểu dương tinh thần lao động hăng say của các đơn vị với tinh thần làm việc "3 ca, 4 kíp", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", làm việc xuyên ngày nghỉ, ngày lễ để tranh thủ tiến độ.

Thủ tướng yêu cầu, xây dựng lại đường găng tiến độ, phấn đấu đến 30/8/2025 hoàn thành công trình để 2/9/2025 phát điện chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh. Thủ tướng mong các cán bộ, kỹ sư, công nhân hăng say lao động "3 ca, 4 kíp", bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, vệ sinh môi trường.

Thủ tướng cũng lưu ý chủ đầu tư cần điều chỉnh để sử dụng tối đa nguyên nhiên vật liệu trong nước phục vụ thi công và vận hành công trình. 

Nói chuyện với nhà thầu Hyundai, Thủ tướng mong tiếp tục chuyển giao công nghệ, đầu tư vào Việt Nam vì quan hệ hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đang rất tốt. Việt Nam đang cải tiến mọi thủ tục tạo điều kiện thuận lợi. 

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I gồm 2 tổ máy, tổng công suất 1.200MW, khi đi vào vận hành sẽ cung cấp cho hệ thống điện quốc gia sản lượng điện mỗi năm khoảng 8,4 tỷ kW giờ; tổng mức đầu tư của dự án 41.130 tỷ đồng, tương đương 1,86 tỷ USD, gồm 30% vốn của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và 70% vốn vay thương mại trong nước. 

Thủ tướng thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình - 2

Đi kiểm tra công trình Đường dây (ĐZ) 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối tại vị trí số 2 thuộc dự án thành phần ĐZ 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Thủ tướng tìm hiểu công tác cấp vật tư cột thép cho công trường, điều kiện lao động của cán bộ, công nhân.

Chia sẻ với anh chị em vì thời tiết nắng nóng, Thủ tướng lưu ý các đơn vị phải tính toán hợp lý thời gian làm việc ngoài trời để bảo đảm sức khỏe của người lao động, đặc biệt phải bảo đảm an toàn lao động.

Thủ tướng đề nghị tỉnh huy động lực lượng thanh niên, nhất là đoàn viên với tinh thần "đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", tham gia phục vụ thi công như vận chuyển nguyên vật liệu lên núi, kéo dây... 

Thủ tướng thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình - 3

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối bao gồm 4 dự án thành phần: ĐZ 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu; ĐZ 500kV Quỳnh Lưu - Thanh Hóa; ĐZ 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Thanh Hóa; ĐZ 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I - Phố Nối, tổng chiều dài khoảng 519 km, đi qua địa bàn 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương và Hưng Yên; tổng số móng cột là 1.177, với tổng mức đầu tư khoảng 22.300 tỷ đồng. 

Đây là các dự án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500kV Bắc - Trung, giúp nâng cao ổn định vận hành hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho miền Bắc ngay ở thời điểm hiện tại và trong những năm tới.

Đồng thời, các dự án góp phần giảm bớt nguy cơ đầy và quá tải cho các đường dây 500kV hiện hữu, đảm bảo tiêu chí N-1, đặc biệt khi công suất truyền tải cao theo giao diện Bắc - Trung ở thời điểm các nhà máy thủy điện miền Bắc phát thấp.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là phải hoàn thành Dự án trong tháng 6/2024, hiện tại, các dự án đang được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) khẩn trương tổ chức thực hiện, triển khai thi công xây dựng.

Tính đến hết 31/5/2024, toàn tuyến ĐZ 500kV mạch 3 đã hoàn thành 1.177/1.177 vị trí móng, bàn giao 775/1.177 cột thép, hoàn thành lắp dựng và đang lắp dựng 748/1.177 cột, hoàn thành và đang kéo dây 41/513 khoảng néo.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sự vào cuộc của các bộ, ngành, địa phương, đến nay mặt bằng Dự án cơ bản được bàn giao cho nhà thầu để tổ chức dựng cột và kéo dây.

Kiểm tra Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua tỉnh Quảng Bình tại nút giao xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch do Tổng Công ty Xây Dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12, Bộ Quốc Phòng), Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng giao thông Phương Thành và Tổng Công ty 36 thi công, Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo chất lượng, các yêu cầu về kỹ mỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, đặc biệt không được bán thầu, tiêu cực.

Thủ tướng cũng lưu ý cố gắng bố trí các nút giao hợp lý tạo thuận lợi cho người dân đi lại; cố gắng làm tốt công tác tái định cư cho bà con.

Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị phấn đấu thi công "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", rút ngắn tiến độ, thành công trình vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Thủ tướng thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình - 4

Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Bình gồm 3 dự án thành phần với chiều dài 126,43km. Trong đó, đoạn Vũng Áng - Bùng có chiều dài khoảng 42,95 km, đoạn Bùng - Vạn Ninh dài 49,93 km, đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ hơn 33,5 km.

Trên diện tích thực hiện dự án đường bộ cao tốc, có 3.227 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 580 hộ thuộc diện tái định cư; 4.662 ngôi mộ bị ảnh hưởng, trong đó có 3.737 ngôi mộ phải di dời đến vị trí mới.

Về công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống đường dây 500kV có 15 vị trí bị ảnh hưởng, đường dây 220kV có 15 vị trí, đường dây 110kV có 21 vị trí giao chéo với tuyến cao tốc và nhiều hệ thống đường dây điện trung thế, hạ thế, hệ thống viễn thông. 

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tỉnh Quảng Bình đã tập trung cho công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng sạch cho chủ đầu tư phục vụ thi công ở các đoạn tuyến. Đến cuối tháng 5/2024, các địa phương ở Quảng Bình đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công được 121,4km/126,43km toàn tuyến (chiếm 96,02%).

Hiện vẫn còn 5,03km (chiếm 3,98%) chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Dự án. 

Thủ tướng thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình - 5

Để bảo đảm bàn giao 100% diện tích mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, nhà thầu thi công trước 30/6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình đề nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo tổ chức trực thuộc các cấp vào cuộc tích cực và phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các cấp để vận động nhân dân nơi có Dự án đi qua đồng thuận nhận tiền bồi thường, hỗ trợ để bàn giao mặt bằng, thực hiện hoàn thành việc tái định cư.

UBND tỉnh yêu cầu các Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Chủ tịch các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phòng, ban chuyên môn, Đảng ủy, UBND các xã, thị trấn khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Dự án theo yêu cầu.

Vũ Khuyên(VOV)

Link: https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-pham-minh-chinh-tham-kiem-tra-mot-so-cong-trinh-trong-diem-tai-quang-binh-post1099011.vov

" alt="Thủ tướng thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình" width="90" height="59"/>

Thủ tướng thăm, kiểm tra một số công trình trọng điểm tại Quảng Bình