您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Phụ huynh giám sát những gì ở trường học?
Công nghệ43人已围观
简介- Sáng 26/9,ụhuynhgiámsátnhữnggìởtrườnghọchuyển nhượng 24h VietNamNet có trao đổi với Chủ tịch Hội t...
- Sáng 26/9,ụhuynhgiámsátnhữnggìởtrườnghọchuyển nhượng 24h VietNamNet có trao đổi với Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội NguyễnTùng Lâm xung quanh Đề án xây dựngHội đồng giám sát trường học.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
Công nghệHồng Quân - 12/01/2025 18:58 Nhận định bóng đ ...
阅读更多Mẹ tôi ốm, chồng không cho tôi về thăm
Công nghệNgày tôi theo anh về nhà, bố mẹ tôi khóc rất nhiều vì thương tôi lấy chồng xa. Ai cũng thắc mắc gần bao người theo đuổi mà không gật lại đi lấy một anh chồng xa như thế. Tôi tốt nghiệp đại học, ra trường là có việc làm ngay. Nhan sắc không quá xinh nhưng cũng nhiều người thầm thương trộm nhớ. Tôi nghĩ do cái duyên nên tất cả những anh ở gần tôi tôi đều không thích, có người gia đình rất điều kiện, có người còn chức tước, công danh.
Ấy vậy mà tôi không thích ai, tình cờ gặp anh trong một lần công tác tôi lại yêu anh. Nhà anh cách nhà tôi hơn 100km, chúng tôi có thời gian yêu xa gần 2 năm mới tiến tới hôn nhân.
Khi yêu tôi thấy anh là người tâm lý, hiểu chuyện lại rất chung tình nên yêu xa, ít gặp nhau nhưng tôi rất tin tưởng anh và anh cũng thế, tin tưởng tôi tuyệt đối. Khi biết tôi yêu anh ở xa thế bố mẹ và các anh chị em trong nhà đều khuyên tôi suy nghĩ kĩ.
Họ không phản đối gay gắt nhưng tôi biết chẳng ai đồng tình. Ai cũng nói tôi lấy chồng xa thế lỡ có chuyện gì biết trông cậy vào ai, bố mẹ tôi còn bảo không khéo mất con. Bạn bè tôi cũng không ai đồng tình.
Tình yêu đến thì khó ai cưỡng lại được, tôi một mực nghe theo con tim mình. Đến khi lấy chồng, chuyển công tác lên đó rồi sinh con tôi mới thấm được sự vất vả. Có những ngày chăm con không ai phụ, có những đêm con ốm một mình loay hoay vì chồng đi công tác, mẹ chồng khó tính không giúp. Nhiều phen khóc thầm nhưng tôi không dám hé răng than với bố mẹ hay anh chị em.
Sống cách nhà bố mẹ hơn 100km, không phải quá xa nhưng một năm tôi chỉ được đưa con về thăm bố mẹ 2 lần, mỗi lần bàn về ngoại là chồng tôi gạt đi, anh kêu bận rồi còn bao công việc. Anh kiên quyết không về cũng không cho mẹ con tôi tự đi. Mẹ chồng thì cứ nói ra nói vào rằng con gái lấy chồng phải theo nhà chồng, suốt ngày đòi về nhà mẹ đẻ thì ra thể thống gì. Tôi muốn nhà cửa yên ổn nên không cãi lại mà đành im, chỉ dám gọi điện hỏi thăm bố mẹ.
Dịp Tết, ngày mùng 3 cả nhà tôi về thăm bố mẹ tôi, cũng chỉ ở hôm trước hôm sau là anh giục mẹ con tôi về mặc dù chưa tới ngày đi làm hay con đi học. Tôi cằn nhằn muốn ở thêm một ngày thì anh lừ mắt nói bố con anh về trước. Đầu năm không muốn cãi nhau nên tôi cũng về theo.
Một tháng sau chị gái tôi gọi điện nói mẹ tôi ốm phải vào viện. Tôi lo lắng cho sức khỏe của mẹ, tối đó tôi nói chồng cho tôi về thăm và chăm sóc mẹ. Anh quát ầm lên và bảo “Bà ở dưới đó đã có ông và các bác, sao cô phải lo? Mới tháng trước vừa về giờ lại đòi về. Cô đi thì ai chăm con, ai chăm bà nội?”.
Tôi nói thế nào anh cũng không nghe, mẹ chồng tôi còn thêm vào vài câu chua xót. Anh còn dọa tôi rằng anh đã nói thế tôi cố tình đi thì đừng có trách.
Tôi còn đang phân vân thì chị tôi lại gọi điện bảo mẹ đã khỏe và đã về nhà, tôi không phải lo lắng nên tôi không về nữa. Nhưng nếu lại có lần khác như thế tôi phải làm sao để mọi thứ được trọn vẹn?
Độc giả Thủy Hương
'Bế con về nhà ngoại phải xin phép, nhà chồng cho đi mới được đi'
Mẹ chồng em vừa giãy lên chửi rồi nói với em như thế, tất cả chỉ vì em mới sinh con được hơn tháng, nay muốn đưa con về chơi với ông bà ngoại bên nhà.
">...
阅读更多Giải pháp kéo sếu đầu đỏ về Tràm Chim
Công nghệNằm cách TP HCM 150 km, Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam Nông, rộng gần 7.400 ha, với hệ sinh thái đất ngập nước cuối cùng còn sót lại của vùng Đồng Tháp Mười. Sau nhiều năm vắng bóng, hôm 7/3, bốn sếu đầu đỏ tìm về vườn chừng 30 phút, bay lượn ở phân khu A5 rộng 60 ha. "Lâu lắm rồi chúng mới quay lại nơi đây dù trước đó là bãi ăn quen thuộc", ông Đoàn Văn Nhanh, Phó giám đốc Trung tâm bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim, nói, cho biết thông thường sau chuyến "tiền trạm" đàn sếu sẽ kiếm ăn dọc các cánh đồng lúa quanh đây 7-10 ngày, sau đó về vườn trú ngụ đến hết mùa khô.
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Club Necaxa, 1h00 ngày 13/1: Nối mạch bất bại
- Vợ lấy cớ về ngoại để 'ngoại tình' với cậu bạn thân và cái kết không ngờ đến nhất
- Hậu Giang hướng dẫn dân đang ở TP.HCM cách đăng ký về quê tránh dịch
- Vinamilk khởi động chiến dịch ‘Việt Nam khỏe mạnh’, góp vắc xin Covid
- Nhận định, soi kèo PSG vs Saint
- Xe khách tăng giá vé 40
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Persis Solo vs PSM Makassar, 19h00 ngày 13/1: Nỗi đau kéo dài
-
Khi chàng thủ khoa Dershem bước lên bục giảng trong buổi lễ tốt nghiệp của trường trung học tại bang New Jersey (Mỹ), cậu muốn kể về cuộc vật lộn với sức khỏe tâm lý trở nên trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19. Dershem mặc chiếc áo choàng màu hạt dẻ và khoác trên vai lá cờ tự hào. Cậu gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, thầy cô và bạn bè trên khán đài. Sau đó, cậu bắt đầu với câu chuyện come out vào năm nhất của mình.
Khi Dershem vừa dứt câu, micro bỗng mất tiếng.
Hiệu trưởng của trường Trung học khu vực miền Đông bước tới bục giảng và lấy đi bài phát biểu Dershem đã chuẩn bị. Thay vào đó, cậu được chỉ đạo đọc đoạn diễn văn không đề cập đến xu hướng tính dục hay sức khỏe tâm lý của mình.
"Ông ấy bảo tôi chỉ được đọc bài phát biểu này. Khi đó, tôi chẳng biết làm gì. Nước mắt cứ trực trào ra. Tôi không hiểu tại sao mình không thể bộc lộ con người thật", nam sinh nói với Washington Post.
Bài phát biểu của Bryce Dershem bị cắt ngang sau khi kể về lần come out. Ảnh: Washington Post.
Cuối cùng, Dershem quyết định hoàn thành bài phát biểu dựa vào trí nhớ.
Cậu kể với các bạn cùng khóa về những lớp học trực tuyến kéo dài đến tận tháng 5 đã ảnh hưởng nặng nề đến tình trạng sức khỏe tâm lý của mình. Trong năm cuối cấp, Dershem mất 6 tháng để điều trị chứng rối loạn ăn uống và vượt qua ý định tự tử.
Nam sinh hy vọng việc chia sẻ của cậu sẽ truyền cảm hứng cho mọi người tin tưởng bản thân dù gặp nhiều thách thức khi học tập từ xa trong đại dịch.
"2021 là năm của sự đấu tranh. Nó đã trở thành một phần bản sắc của chúng ta. Dù vậy, mọi người vẫn ở đây, cố gắng thích nghi với những điều mình chưa từng ngờ tới”, cậu nói với các bạn cùng khóa từ trên sân khấu. Dershem muốn chia sẻ thông điệp tích cực về sự đa dạng và niềm hy vọng.
"Mọi người cần biết rằng họ xứng đáng được là chính mình. Không ai nên bị gạt ra rìa hay áp bức”, cậu khẳng định.
Dershem tin rằng ban giám hiệu đã cố tình tắt tiếng micro để ép cậu đọc bài phát biểu họ chuẩn bị. Nam sinh cho biết cậu đã bị yêu cầu viết lại bài phát biểu nhiều lần trước đó. “Họ bảo tôi rằng: 'Đây là bài phát biểu, không phải buổi trị liệu của cậu'", Dershem kể lại.
Ban giám hiệu yêu cầu cậu làm việc với trưởng khoa tiếng Anh của trường để viết lại bài phát biểu. Sau nhiều lần chỉnh sửa, nhà trường vẫn không hài lòng. Cuối cùng, Dershem quyết định dùng bản thảo mình đã soạn.
“Tôi xứng đáng được kể câu chuyện của mình và đưa ra thông điệp về sự đa dạng. Tôi không thấy việc đó có gì sai trái”, cậu nói.
Robert Cloutier, giám đốc của Học khu miền Đông hạt Camden, nói với NBC Philadelphiarằng ban giám hiệu luôn làm việc với học sinh để chỉnh sửa bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp.
“Hàng năm, những học sinh lên phát biểu đều được hỗ trợ xây dựng bài diễn văn. Tất cả phải được phê duyệt và đặt trong sổ đóng gáy trên bục giảng trước buổi lễ”, Cloutier khẳng định. Ông cũng phủ nhận việc Dershem bị yêu cầu không nói về xu hướng tính dục của mình.
“Học sinh không bao giờ bị yêu cầu xóa bỏ danh tính cá nhân trong bài phát biểu”, Cloutier nói với NBC News.
Dù có những tranh cãi trên với ban giám hiệu, các bạn của Dershem đều ủng hộ cậu dùng bài diễn văn của mình. Sau khi Dershem phát biểu, một giáo viên tại trường đã tới gặp cậu. Con trai cô đã mất vì tự tử trong khoảng thời gian cách ly.
“Cô ôm tôi và kể về con trai mình. Cô nói rằng bài phát biểu của tôi rất ý nghĩa. Cô chỉ ước con mình cũng nghe được những lời đó”, cậu kể lại.
“Khi đó, tôi nghĩ mình đã giúp một người cảm thấy bớt cô đơn. Vậy là đủ rồi", Dershem xúc động.
Theo Zing
Nghi ngờ giới tính bạn trai, cô gái mạnh dạn 'thử' và nhận hạnh phúc bất ngờ
Yêu thích màu hồng, Minh Trường bị Thanh Vy hiểu nhầm là đồng tính nam. Nhưng chỉ sau một lần say và vào khách sạn, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà.
" alt="Học sinh đồng tính ở Mỹ bị cắt ngang khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp">Học sinh đồng tính ở Mỹ bị cắt ngang khi phát biểu tại lễ tốt nghiệp
-
Khi “điểm nóng” thật sự… nóng Tính đến trưa ngày 14/6, số bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã vượt qua cột mốc 10.600 với nhiều “điểm nóng” được ghi nhận tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, TP.HCM… Vì vậy, đội ngũ cán bộ y tế và lực lượng chức năng, tình nguyện viên cũng đã và đang phải ngày đêm căng mình chống dịch.
Tại các “điểm nóng”, lực lượng y bác sĩ, cán bộ chuyên môn, tình nguyện viên phải liên tục thực hiện công tác rà soát, truy vết và chăm sóc các trường hợp nhiễm/nghi nhiễm, đối mặt trực tiếp với những rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không những vậy, những “điểm nóng” này còn thật sự… nóng khi thời tiết 3 miền đang bước vào giai đoạn có nền nhiệt độ cao. Thời tiết Bắc bộ, Trung bộ những ngày đầu tháng 6 vô cùng khắc nghiệt, đây cũng được dự báo sẽ là tháng cao điểm nắng nóng của mùa hè. Trong khi đó, thời tiết khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ diễn biến thất thường giữa nắng nóng và mưa rào.
Cái nóng càng gia tăng gấp bội khi các nhân viên y tế phải luôn mặc trên người những bộ quần áo bảo hộ kín khi làm việc. Hình ảnh các y bác sĩ kiệt sức, đổ gục sau nhiều giờ làm việc liên tục trong điều kiện nắng nóng được chia sẻ trên mạng xã hội khiến nhiều người không khỏi xót xa. Cũng từ đó, mong muốn được tiếp sức, chia sẻ phần nào sự vất vả của tuyến đầu chống Covid-19 ngày càng lan rộng trong cộng đồng.
Tiếp sức cho điểm nóng chống dịch
Biết trước sẽ có rất nhiều khó khăn nhưng hàng ngàn con người với tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” vẫn chấp nhận gác lại hạnh phúc và an toàn của bản thân, ngày đêm tận tuỵ hoàn thành công việc được giao. Đáng quý nhất, giữa những khó khăn, vất vả trước mắt, những người “chiến sĩ” ấy vẫn tìm thấy nguồn năng lượng tích cực từ những điều bình dị.
Nữ cán bộ y tế với nét vui tươi, lạc quan phía sau bộ quần áo bảo hộ nóng bức, dưới cái nắng gần 40 độ C tại một điểm phong tỏa ở TP.HCM. Đó không là gì khác ngoài những khoảnh khắc nhận được tin nhắn, cuộc gọi… từ người thân, bạn bè. Đó còn là khi nhận được lời cảm ơn chân tình từ những bệnh nhân vừa được họ chăm sóc, chữa trị khỏi bệnh. Và đó cũng là những khi được trao những lời động viên, những món quà trân quý như nhu yếu phẩm, thức ăn, nước uống, các thiết bị hỗ trợ… từ nhiều cá nhân, tập thể trên cả nước.
Chị Nguyễn Ngọc Thuỷ, một cán bộ y tế đang tham gia chống dịch tại Trung tâm Y tế huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh chia sẻ khi nhận được những sản phẩm Trà đóng chai C2 Plus Immunity thanh mát từ công ty URC Việt Nam: “Chúng tôi rất xúc động trước tấm lòng của công ty gửi đến đội ngũ y bác sĩ thông qua những món quà ý nghĩa. Đây cũng chính là động lực để chúng tôi vượt qua những thử thách và áp lực trong công việc này”.
Sau nhiều giờ làm việc liên tục, chị Nguyễn Ngọc Thuỷ tranh thủ “nạp năng lượng” từ Trà đóng chai C2 Plus Immunity được Công ty TNHH URC Việt Nam trao tặng Hiểu được những khó khăn, vất vả của các y bác sĩ và lực lượng đang thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, URC Việt Nam còn trao tặng hàng ngàn chai trà xanh C2 Plus Immunity, với tác dụng giải nhiệt, tăng đề kháng, giúp mang đến những phút giây giải toả căng thẳng giản dị nhưng ý nghĩa cho lực lượng tuyến đầu nơi tâm dịch.
Những món quà ý nghĩa từ hậu phương được trao tận tay những cán bộ chiến sĩ nơi những “điểm nóng” tuyến đầu Có thể nói, chính sự quan tâm và sẻ chia từ hậu phương đã góp phần làm dịu đi sức nóng tại những điểm chống dịch và tiếp thêm rất nhiều sức mạnh cho đội ngũ nhân viên y tế, cán bộ chiến sĩ và tình nguyện viên để họ có thể vượt qua nhiều thách thức, gian nan, hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của mọi người.
Bạn cũng có thể góp sức xoa dịu những khó khăn, vất vả cho lực lượng tuyến đầu khi tham gia chương trình “Ở nhà không gắt - Bước chắc cùng C2” do nhãn hàng C2 thuộc Công ty TNHH URC Việt Nam tổ chức.
Theo đó, mỗi hoạt động bước đi, chạy, nhảy tự do… của bạn đều có thể ủng hộ tuyến đầu chống dịch. Cách thực hiện rất đơn giản: bạn chỉ cần sử dụng ứng dụng bất kỳ để đếm số bước chân hằng ngày, sau đó chụp màn hình và đăng tải lên Facebook cùng hashtag #1000buocC2 #C2PlusImmunity ở chế độ công khai. Với mỗi 1.000 bước chân tham gia chương trình, bạn đã góp một sản phẩm C2 Plus Immunity tăng miễn dịch cho các chiến sĩ chống dịch.
Chỉ sau 8 ngày kêu gọi hưởng ứng chương trình, hơn 2.300 bạn trẻ tham gia với hơn một triệu bước chân được ghi nhận.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin của chương trình tại: https://bit.ly/3zpQDQ0
Ngọc Minh
" alt="Những khoảnh khắc thanh mát thảnh thơi nơi tâm dịch">Những khoảnh khắc thanh mát thảnh thơi nơi tâm dịch
-
Ngày 24/9, TS.BS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết thông tin trên, thêm rằng khoảng 3-5% trường hợp mắc ung thư đại trực tràng do di truyền và 25-30% liên quan đến yếu tố gia đình, bao gồm di truyền và các yếu tố rủi ro từ môi trường. Người có bố mẹ và anh em ruột mắc ung thư này trước 50 tuổi, bản thân có thói quen hút thuốc, uống rượu có nguy cơ phát triển bệnh này gấp đôi. Nguy cơ ung thư trực tràng từ yếu tố gia đình cao hơn nếu mắc hội chứng Lynch. Hội chứng này xảy ra do sự khiếm khuyết ở một gene MLH1 hoặc MSH2. Hội chứng đa polyp, nguyên nhân khác gây ung thư trực tràng, cũng có tính chất gia đình, xảy ra do đột biến gene APC, di truyền từ bố mẹ sang con. Gene APC ức chế sự hình thành của khối u sinh ra ở đại tràng. Những người có yếu tố gia đình bị polyp đại tràng thì khả năng cao polyp tiến triển thành ung thư hơn người bình thường.
"Lối sống, môi trường sống và thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình giống nhau, khiến mọi người dễ mắc các bệnh tương tự nhau, trong đó có ung thư trực tràng", bác sĩ Khanh giải thích, thêm rằng Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội thường xuyên điều trị cho các gia đình có nhiều người cùng mắc ung thư đại trực tràng.
Đơn cử chị Hằng, 40 tuổi, ngụ Hà Nội, đến khám do đại tiện có máu đỏ tươi, cảm giác tức vùng hậu môn. Trước đây, chị thường xuyên táo bón. Bác sĩ nội soi đại tràng kiểm tra có polyp lớn ở trực tràng, kích thước 4,5x3,5 cm. Bố chị 67 tuổi và em trai 37 tuổi đều bị ung thư đại tràng.
Nguy cơ ung thư đại trực tràng do di truyền
-
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1
-
Khuya, tôi ngủ lại phòng làm việc, nằm trên sofa với cái chăn mỏng, để máy lạnh và hé cửa. Ngoài kia đường vắng và vàng vọt. Thành phố này chưa bao giờ buồn vậy từ khi tôi đặt chân đến đây 30 năm trước, ở lại rồi thành "người Sài Gòn". Có người hôm tranh luận chuyện lùm xùm chi viện, đã quá lời. Tôi phản đối ngay. Nhưng tôi cũng phản đối bất kỳ ai nói về những người khác đang ở Sài Gòn là "không phải dân Sài Gòn".
Tôi và mọi người ở thành phố này hiểu Sài Gòn theo nghĩa khác. Sài Gòn là những người nói tiếng Hoa rành hơn tiếng Việt ở Quận 5, Quận 6, Quận 11. Sài Gòn là những người nói tiếng Quảng Nam ở Bảy Hiền. Sài Gòn là véo von tiếng Bắc khu Ông Tạ. Sài Gòn mộc mạc tiếng Khmer mỗi sáng ở chùa Chataran Sây.
Sài Gòn rầm rì cầu kinh Cô-ran bằng tiếng Chăm ở Thánh đường 65 Đông Du. Sài Gòn cũng là những người như tôi. Sài Gòn không có nghĩa là gốc gác. Nó là nơi ai đến, ở lâu và yêu mảnh đất này thì họ thành người Sài Gòn.
Tôi đã ở Sài Gòn từ ngày bỡ ngỡ đi giữa lòng đường mà như đi bên lề thành phố. Tôi đã có bạn bè bỏ Sài Gòn sau vài năm lận đận vì thấy thành phố này "không phải chỗ dành cho tao". Ai ở Sài Gòn cũng có quê, cũng nhớ quê và về quê thì nhớ Sài Gòn.
Người ở Hà Nội yêu Hà Nội, nhưng ở Sài Gòn lâu lại thương Sài Gòn. Sài Gòn ăn chơi và Sài Gòn nhà quê lam lũ. Chỉ có điều tôi tin thành phố này chưa bao giờ phụ một ai thiện lương, cố gắng có chuyên môn và yêu công việc của mình.
Nên những ngày này, ở đây mà thương thành phố này thắt ruột. Lo là lo cho mình, cho người, thương là thương từng hẻm phố. Càng thương hơn khi bạn ở xa cũng thương Sài Gòn, cứ hỏi nhau cần gì không.
Hôm qua bận họp, không nghe điện thoại, tối nhận được tin nhắn của một chị phóng viên về hưu: "Chiều các bạn chị ở Hà Nội nhờ chuyển 400 triệu cho người TP.HCM, gọi mãi em không nghe máy nên tìm người khác để nhờ "gửi cho Sài Gòn".
Người dân trên đường Đồng Khởi, Quận 1 chiều 8/7. Ảnh: Trương Thanh Tùng Sài Gòn của trăm nơi. Các tỉnh quanh Sài Gòn đã mở rộng khẩn cấp năng lực cung ứng giường hồi sức bệnh nhân nặng để cần sẽ giảm tải cho Sài Gòn. Câu chuyện Sài Gòn "nuôi cả nước" ai đó nói, Sài Gòn chỉ vì cả nước thôi vì thành phố này là của cả nước.
Nhưng giờ Sài Gòn mệt, 10 ngày nữa chắc mệt hơn khi gần 20 ngàn bệnh nhân hôm nay có người chuyển nặng và cứ 10 ngày số người nhiễm lại nhân đôi. Khi đó những vòng tay ấm sẻ chia là cần thiết. Và nơi nào cũng chuẩn bị sẵn phòng khi Sài Gòn mệt quá, chứ không đợi nói: "Bạn ơi, Sài Gòn mệt lắm!".
Tôi cũng không chắc mình và gia đình có an toàn hay không trong đại dịch này. Phường tôi ở bị nặng nhất quận. Xóm nhỏ của tôi san sẻ với nhau trong cơn khó khăn. Anh bạn hàng xóm về quận khác chăm cha mẹ vợ, hai ngày lên lại nhà một lần và câu đầu tiên mỗi sáng chào tôi trên mạng là: "Xóm mình sẽ ổn thôi, ổn thôi!".
Sài Gòn sẽ ổn thôi! Tôi tin là như vậy. Sài Gòn đang thiếu nhiều nhưng chỉ hô lên, bạn bè gửi tới đủ rau cho hàng xóm. Xóm nhỏ của tôi mọi người vẫn nhắn nhau mang quà tiếp tế cho khu trọ, ở đó công nhân thất nghiệp bị kẹt lại. Công nhân xóm trọ - họ cũng là Sài Gòn. Thiếu họ, Sài gòn giàu mạnh xinh đẹp sao được!
Những ngày phố xá vắng hoe khi Sài Gòn ốm, ở giữa Sài Gòn mà thương thắt lòng. Giữa Sài Gòn, nhớ quá, Sài Gòn ơi!
Nhà báo Nguyễn Đức Hiển
'Đánh bại Covid-19, TP.HCM chỉ có thể dùng sức mạnh cộng đồng'
Mấy ngày qua, quanh tôi có quá nhiều câu chuyện đẹp, quá nhiều nụ cười bênh cạnh những lời thở than. Dịch bệnh đe dọa cộng đồng và để đánh bại nó chỉ có thể dùng chính sức mạnh cộng đồng.
" alt="Sài Gòn sẽ ổn thôi!">Sài Gòn sẽ ổn thôi!