Nhận định, soi kèo Tianjin Tigers vs Chongqing Lifan, 18h30 ngày 12/12
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Holstein Kiel vs Bochum, 21h30 ngày 9/2 -
Nhạc sĩ đứng sau bản hit của Tuấn Ngọc, Hương GiangNhạc sĩ Vũ Minh Đức. Vũ Minh Đức giải thích tựa ca khúc và album Nghe nhớ thương nhau: "Khi có một cảm giác lạ khó diễn đạt, người ta hay dùng cụm "nghe nó…" rất dễ thương". Bài hát được anh sáng tác gần đây, thuộc thể loại trữ tình pha trộn chất liệu dân ca, ngũ cung.
Trong album, bài Có lẽ vì- nhạc phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Minh Đức qua giọng hát của danh ca Tuấn Ngọc - gắn với một chuyện tình đẹp khó quên của tác giả.
Ở Đà Lạt, anh hồi tưởng về ký ức đẹp đẽ bên người yêu trên ngọn đồi vắng, thơ mộng và thanh bình. Nhạc sĩ viết "Gió cuốn ta về đâu/ Mỏi gối đôi ta dừng chân" vì hai người thường đi vô định, mỏi chân sẽ dừng nghỉ, tận hưởng hạnh phúc lứa đôi một cách nhẹ nhàng.
Chia sẻ với VietNamNet,khi viết xong bài Có lẽ vì, Vũ Minh Đức đã gửi cùng bài Có lời nào ta lỡ quêncho Tuấn Ngọc. Danh ca nghe xong rất thích bài Có lẽ vìnên chọn nhạc sĩ Hoài Sa hòa âm, phối khí. "Tôi nhận lại một bản thu âm tuyệt vời với tiếng hát thâm trầm của anh Tuấn Ngọc", nhạc sĩ kể.
Mộng du ngày bình yên, Bên kia đời nhauvà Viết trên ngày tháng yêu thươnglà 3 bài hát ra đời trong các giai đoạn khác nhau của mùa dịch Covid-19. Là nhạc sĩ đồng thời bác sĩ, những ngày tháng bùng phát dịch bệnh để lại trong Vũ Minh Đức nhiều cảm xúc phức tạp, những trải nghiệm và ký ức sâu sắc khó quên.
Sau loạt nhạc phẩm về tình yêu, Vũ Minh Đức chọn bài Mùi quê nhàkhép lại album vì con người luôn có xu hướng trở về chốn bình yên bên cha mẹ, gia đình, quê hương và ký ức tuổi thơ khi mỏi mệt sau một giai đoạn nào đó trong cuộc đời.
Bên cạnh album, Vũ Minh Đức cũng tổ chức đêm nhạc Tình ca ngày ấy bây giờtại một phòng trà. Anh dùng doanh thu bán đĩa và đêm nhạc hỗ trợ các em học sinh, sinh viên giỏi nhưng hoàn cảnh khó khăn như 7 năm nay.
"Cậu bé Thị Mầu" Đức Vĩnh - ca sĩ khách mời trong đêm nhạc - cũng là trường hợp được Vũ Minh Đức hỗ trợ chi phí đào tạo thanh nhạc. Ngoài ra, anh còn viết nhạc và giới thiệu show cho em.
'Có lẽ vì' - Tuấn Ngọc
'Sầu nữ' Hương Giang lần đầu công khai 2 con với khán giảTrong liveshow đánh dấu 25 năm hát, Hương Giang dành một phần thời lượng tưởng nhớ ông xã quá cố - ca sĩ Phi Hải, lần đầu công khai 2 con trước khán giả."> -
Được "nghỉ phép nguyệt san" nhưng cần giấy bác sĩ, nữ nhân viên giấu nhẹmChính sách "nghỉ phép nguyệt san" được đưa ra vào đầu tháng 11 tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), cho phép lao động nữ khi bị đau bụng kinh nguyệt dữ dội (có giấy xác nhận của bác sĩ) được nghỉ hai ngày trong chu kỳ sinh lý.
Đây là một phần trong nỗ lực tăng cường bảo vệ nhân viên nữ, đồng thời khuyến khích người sử dụng lao động cung cấp các chế độ phúc lợi bổ sung, như phụ cấp băng vệ sinh trị giá ít nhất 35 nhân dân tệ (hơn 120.000 đồng) hoặc các sản phẩm tương đương.
Chủ đề "nghỉ phép nguyệt san" đã thu hút hơn 100 triệu lượt xem, gây tranh cãi dữ dội trên mạng xã hội về khoảng cách của chính sách và thực tiễn.
Nhiều phụ nữ bày tỏ ngạc nhiên, nói chưa từng nghe đến chế độ nghỉ phép trong kỳ kinh nguyệt. Trong khi những người khác bị rào cản về thủ tục, chẳng hạn yêu cầu phải có giấy của bác sĩ và nỗi sợ bị kỳ thị tại nơi làm việc.
Chế độ "nghỉ phép nguyệt san" đã có từ những năm 1990 tại Trung Quốc, nhưng ít được biết đến và áp dụng không đồng đều.
Trong các ngành công nghiệp cạnh tranh, nơi mà việc nghỉ phép thường bị phản đối, nhiều phụ nữ ngần ngại nộp đơn vì lo ngại điều đó có thể gây hại cho triển vọng nghề nghiệp.
Vấn đề kinh nguyệt thường được xem là chuyện riêng tư, nhiều phụ nữ chấp nhận chịu đựng trong im lặng. Một số người phải dùng thuốc giảm đau để vượt qua ngày làm việc hoặc dùng ngày phép hàng năm để nghỉ ngơi.
Zoey Zhang, 27 tuổi, làm việc trong ngành công nghệ Internet tại Thâm Quyến (Trung Quốc), chưa bao giờ sử dụng phúc lợi này. Cô thấy yêu cầu phải có chẩn đoán của bác sĩ là điều không thực tế.
"Làm sao tôi có thể đến bệnh viện khi tôi đang đau đớn, đến bệnh viện để làm gì khi tôi đã đỡ hơn và có thể ra khỏi nhà? Những yêu cầu này không thực tế khiến chính sách này chỉ tồn tại trên giấy tờ", cô nói.
Theo Zhang, văn hóa cạnh tranh tại nơi làm việc khiến cô không dám nghỉ phép hàng năm, chứ chưa nói đến "nghỉ phép nguyệt san".
Cô lo ngại những chính sách này có thể phản tác dụng, tạo thêm lý do để người sử dụng lao động phân biệt đối xử với nhân viên nữ trong bối cảnh tình trạng sa thải diễn ra phổ biến.
Làm thế nào để "nghỉ phép kinh nguyệt" thiết thực và khả thi?
Nền tảng của chính sách "nghỉ phép kinh nguyệt" đã được thiết lập từ năm 1993, đến nay một số thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải và các tỉnh như Thiểm Tây, Giang Tô đã ban hành chính sách tương tự.
Tuy nhiên, chính sách này sớm bộc lộ những hạn chế về quyền lợi đối với phụ nữ làm những công việc đòi hỏi thể lực và yêu cầu chứng nhận y tế để đủ điều kiện.
Đau bụng kinh phổ biến với hơn một nửa số phụ nữ trong kỳ "rụng dâu" cảm thấy khó chịu trong một hoặc hai ngày mỗi tháng.
Báo cáo năm 2021 về sức khỏe phụ nữ Trung Quốc cho thấy 1/3 phụ nữ phải chịu đựng cơn đau vừa phải, trong khi 10% phải chịu cơn đau dữ dội ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
Cece Zhang, doanh nhân ở Thượng Hải, người thúc đẩy chế độ "nghỉ phép nguyệt san", cho biết định kiến xã hội về kinh nguyệt thường khiến phụ nữ ngần ngại giải quyết nhu cầu của mình.
"Một số phụ nữ vẫn cảm thấy xấu hổ về một điều cơ bản như mang băng vệ sinh đến nơi công cộng", cô nói.
Cece nhấn mạnh, việc nâng cao nhận thức là một thách thức lớn, vì nhiều người lao động không biết đến quyền lợi của mình.
Cô bắt đầu thảo luận về chế độ "nghỉ phép nguyệt san" trong quá trình tuyển dụng, nhưng ngay cả khi đó, một số người vẫn ngần ngại sử dụng chế độ này. Họ cảm thấy không cần thiết hoặc không chắc chắn khi nào thì dùng ngày phép.
Trong khi đó, Gen Z được cho là những nhân viên tự tin hơn với việc sử dụng chính sách phúc lợi này.
Zhang Xue, luật sư công ty luật Yingke Bắc Kinh, cho hay nhiều nhà tuyển dụng lo ngại sử dụng chính sách sai mục đích và chi phí lao động tăng cao cản trở việc áp dụng "nghỉ phép nguyệt san".
Một nhà tuyển dụng chia sẻ với truyền thông địa phương rằng việc cho phép nhân viên nữ nghỉ 2 ngày mỗi tháng vì đau bụng kinh có thể cộng dồn lên đến 24 ngày một năm. Điều này tạo ra khoảng cách lao động đáng kể nếu nhiều nhân viên nghỉ cùng lúc.
"Nhân viên nữ thường đã cần thời gian nghỉ để sinh con, rồi có thể là khi sinh đứa con thứ hai. Việc thêm chế độ nghỉ phép chu kỳ hàng tháng chỉ làm tăng chi phí lao động, khiến các công ty ưu tiên tuyển dụng nhân viên nam", người này nói thêm.
Luật sư Zhang Xue khẳng định để giải quyết những thách thức này đòi hỏi nỗ lực phối hợp. Chính phủ cần hoàn thiện luật pháp và tăng cường giám sát để "nghỉ phép nguyệt san" trở nên thiết thực và khả thi.
"Người sử dụng lao động nên hỗ trợ nhu cầu của nhân viên nữ, trong khi xã hội phải nỗ lực xóa bỏ định kiến và thúc đẩy sự tôn trọng quyền của phụ nữ", luật sư Zhang nói.
Trong bối cảnh nhận thức xã hội ngày càng tăng, một số người sử dụng lao động đang thực hiện các bước sáng tạo để giải quyết vấn đề này.
Guan Qing'ao, 26 tuổi, làm việc tại Bắc Kinh, đã từng trải qua cơn đau bụng kinh nguyệt dữ dội khiến cô quằn quại trong đau đớn tại nơi làm việc, buồn nôn, chóng mặt và nôn ói. Cuối cùng, các đồng nghiệp đã phải đưa cô đến bệnh viện.
Cuộc khủng hoảng này đã thúc đẩy công ty của Guan áp dụng chế độ "nghỉ phép nguyệt san", cho phép nhân viên nữ nghỉ một ngày bằng cách gửi ảnh chụp màn hình từ ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của họ.
Quy trình này ưu tiên quyền riêng tư, với các yêu cầu được xử lý bảo mật bởi bộ phận hành chính.
"Mọi người đều vui mừng, cảm giác như một vấn đề không thể nói ra, cuối cùng đã được giải quyết trực tiếp", cô nói.
Theo Guan, kinh nguyệt là một quá trình sinh học tự nhiên, giống như ăn uống hay ngủ nghỉ. Vấn đề này xứng đáng được thảo luận cởi mở và có giải pháp mang tính hệ thống.
"Quyết định của công ty giúp chúng tôi cảm thấy thực sự được hỗ trợ và tôn trọng", nữ nhân viên bày tỏ.
"> -
- Đúng là không sống được bằng nghề, vì đơn giản họ chỉ có thể quanh quẩnchơi được Jazz club, một đêm nhận được 200.000 - 300.000 đồng. Không aicó thể chơi liên tục một tuần và nếu chơi được liệu có đủ sống, đủ tiềnsắm nhạc cụ?" Nguyễn Tuấn Nam được biết với vai trò pianist trong ban nhạc Anh em, thường xuyên xuất hiện trong các chương trình âm nhạc lớn với vị trí bên cạnh sân khấu với ánh sáng chỉ đủ thấy đôi tay và những phím đàn. Nguyễn Tuấn Nam là một trong những nghệ sĩ piano hiếm hoi được đào tạo bài bản về chuyên ngành Jazz tại Thụy Điển.
"> Pianist Tuấn Nam: Biến jazz thành gia vị lạ miệngVề nước sau 3 năm học tại Học viện Âm nhạc Malmo (Thụy Điển) bằng học bổng toàn phần, được những tên tuổi uy tín của dòng nhạc jazz trong và ngoài nước đánh giá cao, Nguyễn Tuấn Nam hiện là giảng viên trẻ nhất tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.