Lộc Sơn - 08/07/2019 13:25 V-League bxh cúp c1bxh cúp c1、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
2025-02-25 01:39
-
Sản phẩm thân thiện môi trường lên ngôi
Nếu trước đây, lợi ích đối với sức khỏe, giá cả và niềm tin vào nhãn hàng là những quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, thì nay có thêm yếu tố “xanh” do lo ngại về tác động đến môi trường. Một báo cáo của công ty Nielsen Việt Nam cho thấy thân thiện với môi trường đã trở thành một trong 5 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng Việt.
Vì thế, không bất ngờ khi các sáng kiến “xanh” vừa ra đời đều được người tiêu dùng đón nhận, từ ống hút tre, ống hút làm từ bột mì, hộp bã mía, … và mới đây nhất là nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế.
Nước khoáng thiên nhiên đựng trong chai nhựa tái chế được bày bán tại GO!/ Big C. Chị Thanh - khách mua tại siêu thị GO!/ Big C cho biết rất thích thú khi lần đầu thấy nước khoáng thiên thiên đựng trong chai nhựa tái chế.
“Quả thực dùng nước đóng chai rất tiện, dễ mang theo, luôn có sẵn nước để uống, đặc biệt lúc trời đang nắng nóng như thế này. Nhưng tôi không khỏi cảm thấy áy náy vì chai nhựa rất khó phân hủy. Khi biết có chai nhựa tái chế, tôi rất ủng hộ vì muốn góp phần bảo vệ môi trường”, chị Thanh nói.
Đại diện ngành hàng thực phẩm nước của GO!/ Big C cho biết, hệ thống bán lẻ này thực hiện nhiều chiến dịch khuyến khích khách lựa chọn sản phẩm “xanh” vì sự bền vững của môi trường. Điều đáng mừng, trên toàn hệ thống GO!/ Big C hiện ghi nhận sự gia tăng doanh số ngày càng lớn của những sản phẩm có bao bì thân thiện môi trường, mà mới nhất là nước khoáng thiên nhiên La Vie dùng chai nhựa tái chế. Có thể thấy tiêu dùng “xanh” đang trở thành một lựa chọn chứ không phải xu hướng nhất thời.
Thực phẩm và nước uống sử dụng chai nhựa tái chế hiện phổ biến tại nhiều nước, như tại Bắc Mỹ và châu Âu. Đây cũng là xu hướng mới trong ngành đồ uống trên thế giới. Vì thế, với chiến lược bền vững về môi trường, nhiều hệ thống bán lẻ, như AEON, GO!/ Big C, 7-Eleven, chủ động đưa sản phẩm này đến tay người tiêu dùng.
Thông tin về chai nhựa tái chế được ghi rõ trên bao bì sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng phân biệt và lựa chọn. Giới trẻ ưa chuộng chai nhựa tái chế
Theo bà Nguyễn Thị Huyền Trang, Trưởng Bộ phận Thu mua tại 7-Eleven, sản phẩm nước khoáng La Vie dùng chai nhựa tái chế hiện đã có mặt trên toàn hệ thống cửa hàng 7-Eleven. “Chúng tôi nhận thấy khách hàng trẻ là đối tượng đón nhận sản phẩm này nhanh nhất”.
Mới đây, người mẫu kiêm “travel blogger” Trần Quang Đại chia sẻ, trong những chuyến du lịch ngoại quốc, anh để ý chai nhựa tái chế được người dân, đặc biệt là giới trẻ, ưu tiên dùng ở nhiều nước châu Âu. Họ chủ động bày tỏ ý thức với môi trường, và luôn mong muốn góp một phần nhỏ vào quá trình làm “xanh” Trái đất.
“Đối với Đại, phải nói rõ nhựa trong nhiều trường hợp vẫn là vật liệu tốt nhất cho bao bì thực phẩm và đồ uống vì rất an toàn và tiện lợi. Hạn chế sử dụng nhựa là đúng, nhưng suy cho cùng lỗi không phải ở nhựa, việc quan trọng là chúng ta phải thu gom và tái chế chúng.” - Quang Đại nói, đồng thời kêu gọi mọi người bỏ rác đúng nơi quy định, vừa giữ không gian sống sạch sẽ, vừa tăng khả năng tái chế sau khi sử dụng.
La Vie là nhãn hiệu nước khoáng tiên phong tại Việt Nam dùng chai được làm từ nhựa tái chế, mở đầu với sản phẩm nước khoáng thiên nhiên La Vie 700ml - chai 50% nhựa tái chế. Lúc bắt đầu ra mắt vào cuối năm 2020, sáng kiến nhận được hàng ngàn thảo luận tích cực từ giới trẻ và các nhóm cộng đồng mạng quan tâm đến môi trường.
Tại Việt Nam, nhựa tái chế hiện khá quen thuộc, nhưng nhựa tái chế chuyên dùng cho ngành thực phẩm và đồ uống (F&B) chỉ mới được sử dụng gần đây. Hiện chính phủ nhiều nước khuyến khích dùng chai nhựa tái chế vì giúp thúc đẩy tỷ lệ chai nhựa được thu gom và tái chế, hạn chế đưa thêm nhựa mới vào môi trường.
Tại sao nhựa tái chế an toàn để đựng nước uống?
Theo các chuyên gia, hiện nay có nhiều loại nhựa tái chế, được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Nhựa chứa nhiều tạp chất thường được tái chế thành những sản phẩm như thau, chậu…
Ngược lại, nhựa nguyên sinh (như PET, PP) có thể được tái chế thành chai mới dùng trong ngành F&B. Nhờ vào sự phát triển của khoa học và quy trình tái chế nghiêm ngặt, sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh và gần như không có khác biệt so với nhựa mới.Tại Việt Nam, bất kể chai làm từ nhựa mới hay nhựa tái chế dùng trong ngành F&B đồ uống đều phải đạt các tiêu chuẩn theo “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng nhựa tổng hợp” do Bộ Y tế ban hành (QCVN 12-1:2011/BYT), người dùng có thể yên tâm sử dụng.
Tố Uyên
" width="175" height="115" alt="Yêu thích sản phẩm ‘xanh’, người dùng chuộng chai nhựa tái chế" />Yêu thích sản phẩm ‘xanh’, người dùng chuộng chai nhựa tái chế
2025-02-25 01:33
-
Gia đình nhỏ của Gee và Virginia.
Cặp vợ chồng kiếm được khoảng 350.000 USD/năm, gấp hơn 6 lần mức trung bình của hộ gia đình Mỹ. Virginia làm việc trong bộ phận tài chính của tập đoàn công nghệ HP, còn Gee là nhân viên đời đầu của một công ty khởi nghiệp đang phát triển ứng dụng đấu giá trực tuyến.
Gee cho biết mức lương ở Thung lũng Silicon của họ nghe chừng thật giàu có đối với phần còn lại của nước Mỹ. Tuy nhiên, những cư dân sinh sống tại đây không cảm thấy như vậy.
Chẳng hạn, do phải lo khoản tiền nhà và chi phí chăm sóc 2 con nhỏ, cặp vợ chồng vẫn chưa thể mua đủ đồ nội thất cho tổ ấm của họ sau 5 năm chuyển đến.
Tương tự, Ravi và Gouthami trăn trở về tương lai của họ tại Thung lũng Silicon.
Mặc dù đã làm việc rất chăm chỉ và có nguồn thu nhập khá, khoảng 90.000 USD/năm mỗi người, hai người vẫn cảm thấy tương lai “tươi sáng” ở Thung lũng Silicon đang lẩn tránh họ.
Ravi và Gouthami sở hữu nhiều bằng cấp khác nhau về ngành công nghệ sinh học, khoa học máy tính, hóa học và thống kê.
Năm 2013, sau khi học tập ở Ấn Độ và làm việc một thời gian tại Wisconsin và Texas, hai người đặt chân đến Khu vực vịnh San Francisco (bang California), nơi họ đang làm việc với tư cách lập trình viên thống kê trong ngành dược phẩm tại Thung lũng Silicon.
Ravi và Gouthami muốn ở lại chốn này, nhưng lại không đủ tự tin rằng họ có thể tiết kiệm, đầu tư và lập gia đình.
Chỉ riêng tiền thuê căn hộ của hai người đã ngốn gần 3.000 USD/tháng. Họ có thể chuyển tới một nơi rẻ hơn nhưng việc di chuyển đến chỗ làm sẽ rất khó khăn trước tình hình giao thông hiện nay.
Ravi và Gouthami trăn trở về tương lai của họ tại Thung lũng Silicon.
Sảy chân là thành vô gia cư
Bà Elizabeth từng học tại ĐH Stanford, một trong những trường đại học danh giá nhất thế giới. Thế nhưng giờ đây, bà chỉ làm bảo vệ cho một công ty công nghệ lớn ở Thung lũng Silicon.
Hơn nữa, bà còn là người vô gia cư.
Những đồng nghiệp không nhà, không cửa như bà có thể làm việc ở căn tin bán đồ ăn hay lao công dọn dẹp, nhưng cũng có người là nhân viên văn phòng. Đôi khi, chỉ cần một sai lầm rất nhỏ hoặc gặp vấn đề sức khỏe, họ sẽ trở thành người vô gia cư.
“Thực tế là gần đây, có rất nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp trung lưu rơi vào cảnh nghèo đói. Tình trạng vô gia cư của họ thường được cho rằng sẽ hồi phục sau 1-3 tháng, nhưng nó kéo dài hàng năm trời”, bà cho biết.
Bà Elizabeth từ chối tiết lộ địa điểm làm việc để tránh gặp rắc rối.
Chia sẻ với New York Times, Erfan cho biết Thung lũng Silicon là nơi tuyệt vời nhưng "không phải mảnh đất tôi muốn dành cả đời sinh sống".
Trước đây, Erfan và chồng cô, một kỹ sư mới gia nhập Google, di cư từ Iran và từng sống ở Canada.
“Khi tôi kể với mọi người ở quê nhà rằng tôi đang sinh sống ở Thung lũng Silicon, họ thường cho rằng chúng tôi thật may mắn và chắc hẳn rất giàu có. Tuy nhiên, mấy ai biết vợ chồng tôi rất căng thẳng và mệt mỏi”, cô nói.
Erfan cho biết môi trường làm việc rất cạnh tranh, cộng thêm chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng khiến hai vợ chồng luôn lo lắng bị thất nghiệp, vô gia cư bất cứ lúc nào.
“Đến sống ở bang California rồi mơ ước trở thành triệu phú chẳng dễ dàng vậy đâu”, cô cho biết.
Theo Zing
Covid-19 càn quét, hàng loạt trẻ con ở Ấn Độ bỗng dưng mồ côi
Đại dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng ở Ấn Độ khiến nước này xuất hiện tình trạng trẻ mồ côi không nơi nương tựa.
" width="175" height="115" alt="Góc khuất phía sau Thung lũng Silicon hào nhoáng" />Góc khuất phía sau Thung lũng Silicon hào nhoáng
2025-02-25 00:57
-
Tôi và chồng là bạn cùng lớp đại học, chúng tôi cảm mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên rồi nhanh chóng thành đôi. Được cả 2 bên gia đình ủng hộ, chúng tôi đám cưới ngay sau khi ra trường.
Gia đình chồng tôi quê ở Thái Bình, điều kiện kinh tế bình thường nhưng hết lòng ủng hộ con cái. Khi vợ chồng tôi quyết định ở lại thành phố làm việc, bố mẹ chồng đã dồn hết tiền tiết kiệm đồng thời còn vay mượn thêm để giúp chúng tôi mua một căn hộ chung cư nhỏ để an cư lập nghiệp.
Cuộc sống lúc đó cũng hơi chật vật vì vừa lo làm vừa lo trả nợ số tiền bố mẹ vay hộ, nhưng chúng tôi thực sự rất hạnh phúc. Không chỉ chồng mà gia đình chồng đều rất tốt với tôi.
Gia đình tôi ở ngoại ô thành phố, kinh tế khó khăn hơn vì bố tôi mất sớm, một mình mẹ phải làm việc nuôi tôi và em trai kém tôi 4 tuổi ăn học.
Tôi cố gắng học hết đại học, còn em trai học kém hơn nên tốt nghiệp cấp 3 đã ra ngoài đi làm. Được vài năm, em lấy một cô vợ ở thành phố, có phần ăn chơi và coi thường người khác. Về nhà chồng, em dâu luôn ra vẻ con nhà giàu, đối xử lạnh nhạt và thiếu lễ phép với mẹ chồng và họ hàng nhà chồng.
Vì thế mối quan hệ của tôi và mẹ với em dâu không được tốt. Em trai tôi có phần nhu nhược thường nghe theo lời vợ nên tôi cũng giận, thỉnh thoảng tôi về thăm mẹ chứ cũng không thèm đoái hoài gì đến vợ chồng em trai.
Đến khi mẹ tôi bị tai biến cách đây 3 năm, dù được chữa trị kịp thời nhưng sức khỏe mẹ không được tốt nữa, bà đi lại khó khăn và không thể tự chăm sóc bản thân, cần phải nhờ đến sự hỗ trợ của người nhà.
Sau khi mẹ tôi xuất viện về nhà vài ngày, em trai nghe vợ xui đã đến gặp tôi nói: "Mẹ là gánh nặng". Vợ chồng em ấy không thể chăm sóc mẹ tốt được, muốn đẩy mẹ cho tôi chăm sóc hoặc đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Tôi nghe mà vô cùng tức giận, không ngờ em trai tôi lại đối xử với mẹ như vậy. Tại sao có con cái mà mẹ tôi phải vào viện dưỡng lão? Vì thế, tôi đã bàn với chồng việc đưa mẹ về nhà tôi ở để tiện chăm sóc. Rất may chồng tôi hiểu chuyện và rất hiếu thảo, khi nghe tôi nói chuyện anh đồng ý ngay.
Sống ở nhà tôi, mẹ được chăm sóc đầy đủ và tinh thần vui vẻ nên cơ thể hồi phục khá tốt. Khi đi lại được bình thường, bà không để bản thân nhàn rỗi bao giờ, luôn giúp chúng tôi mọi việc có thể như nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa...
Vợ chồng tôi mừng, mẹ cũng rất phấn khởi, nhưng cứ nghĩ đến vợ chồng em trai, bà lại buồn. Kể từ khi mẹ về nhà tôi ở, vợ chồng cậu ấy hiếm khi gọi điện và cũng rất ít đến thăm, thậm chí đôi lúc tôi cảm thấy chúng tôi như những người xa lạ vậy.
Vừa rồi, khu vực nhà mẹ tôi có quy hoạch đất đai, cả mảnh vườn rộng phía trước nhà tôi nằm trong diện quy hoạch nên sẽ được đền bù. Mẹ tôi bảo ngôi nhà cho em trai, còn mảnh vườn này dù họ đền bù bao nhiêu mẹ cũng cho tôi hết và bà cũng đã làm di chúc. Đúng lúc này, em trai bỗng đến nhà tôi, ngỏ ý muốn đưa mẹ về nhà chăm sóc. Nó xin lỗi vì trước đó đã làm chuyện có lỗi với mẹ.
Mẹ tôi đoán ra lý do nên đã nói thẳng với em trai rằng, vợ chồng tôi có công chăm sóc mẹ thời điểm khó khăn nhất nên toàn bộ số tiền đền bù bà sẽ cho tôi. Mẹ sẽ về nhà nếu em trai tôi thực sự muốn, nhưng mảnh vườn kia bà đã làm giấy tờ xong xuôi nên sẽ không bao giờ thay đổi nữa.
Em trai tôi nghe xong sững sờ, ra sức phản đối vì tôi là con gái đã đi lấy chồng thì không có phận có phần nữa. Khi phản đối không được, em lại quay ra van xin mẹ và tôi trong nước mắt.
Nó nói rằng cuộc sống hiện tại của nó rất tồi tệ, lương thấp và luôn lép vế với nhà vợ, trong khi đó, vợ chồng tôi đang sống rất tốt. Vì vậy em cầu xin mẹ nghĩ lại, cầu xin tôi nhường số tiền đền bù…
Tóm lại chỉ vì tiền mà em trai tôi mới muốn đón mẹ về. Mẹ tôi thì vẫn dứt khoát, không thay đổi quyết định. Bản thân tôi giận thì có giận nhưng cũng thương em trai vì kém cỏi nên lép vế với vợ.
Hơn nữa nếu không nhường số tiền đền bù thì mối quan hệ giữa chị em tôi sẽ ngày càng căng thẳng, xa cách. Tôi nên làm gì bây giờ?
Độc giả giấu tên
Tôi muốn đón mẹ chồng về ở chung vì chị dâu quá đáng
Bức xúc với anh chồng và chị dâu, vợ chồng tôi đón mẹ chồng lên thành phố ở cùng nhưng tôi cũng lo lắng không biết quyết định này có đúng đắn không.
" width="175" height="115" alt="Em trai nghe vợ bỏ rơi mẹ, 3 năm sau quay lại đòi chia tài sản" />Em trai nghe vợ bỏ rơi mẹ, 3 năm sau quay lại đòi chia tài sản
2025-02-24 23:21



Đằng sau hàng triệu chuyến hàng ngang dọc khắp đất nước là những người vợ vô danh cùng chia sẻ buồn vui với những người đàn ông cầm lái. Một số người vợ chấp nhận ở nhà lo việc gia đình, một số khác chọn cách ăn ngủ cùng chồng trên những chuyến xe.
Những chuyến xe tải chở hàng chiếm hơn 70% khối lượng hàng hóa vận chuyển nội địa của Trung Quốc. Nhưng ít người biết đến cuộc sống mưu sinh vất vả của lực lượng lao động quan trọng này. Những chuyến hàng xuyên ngày đêm khiến họ có rất ít thời gian để ăn uống và ngủ. Sự chậm trễ không mong muốn hoặc những trường hợp bất ngờ xảy ra đôi khi khiến họ thậm chí không còn đủ tiền để mua một bao thuốc lá.
Nhưng phía sau những người tài xế vô danh này là những người phụ nữ vô hình. Họ là người lo tất cả mọi thứ trừ việc lái xe. Có người mang theo cả con cái lên xe, xây dựng một cuộc sống gia đình trong chiếc cabin chật chội.
Năm 2018, Ma Dan - một nhà nghiên cứu Dự án Nghiên cứu tài xế xe tải Trung Quốc - đã tới nhiều thành phố thuộc 5 tỉnh thành, gặp 49 bà vợ của các lái xe tải để lắng nghe câu chuyện cuộc đời, tình yêu và trận chiến mưu sinh của họ.
Dưới đây là những câu chuyện do Ma Dan kể lại.
![]() |
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng với tôi nhất là người phụ nữ bước ra từ chiếc xe tải vừa dừng bánh sau 20-30 giờ. Cô ấy bước xuống và nói chuyện với tôi khi trên tay đang ẵm một đứa bé mới 4 tháng tuổi.
Tôi không biết phải nói gì. Đứa trẻ tò mò nhìn tôi. Người phụ nữ này đã trải qua 8 tháng mang thai sống trong chiếc xe tải chật chội. Và 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, cô lại mang nó lên đường cùng bố mẹ.
Những cảnh tượng như vậy không nhằm mục đích gợi lên sự thương hại. Mà bạn nhận ra rằng đôi khi chỉ có một lựa chọn: Cuộc sống chỉ cho bạn một con đường duy nhất để đi.
Ước tính sơ bộ cho thấy có khoảng 25 triệu bà vợ lái xe tải như thế ở Trung Quốc. Họ được chia thành 2 nhóm: những người ở nhà chăm sóc gia đình và những người đi theo chồng trong các chuyến đi.
Nhưng dù thuộc nhóm nào, cuộc sống của họ vẫn là một cuộc chiến khó khăn.
![]() |
Những người vợ phía sau vô lăng
Người người vợ của lái xe tải cũng có một số điểm tương đồng với những người vợ của người lao động nhập cư khác. Nhưng họ cũng có một số đặc điểm riêng.
Lái xe tải là một công việc nguy hiểm, vì vậy nhiều bà vợ thường ở nhà theo dõi tin tức. Đó là cách họ theo dõi diễn biến thời tiết và sự phát triển của địa phương, cũng như kiểm tra mọi sự cố giao thông trên các tuyến đường thường ngày của chồng.
Ngay cả khi thấy một vụ tai nạn giao thông hoàn toàn không liên quan đến cung đường của chồng mình, họ cũng có thể bị ám ảnh trong vài ngày sau. Trạng thái lo lắng thường xuyên này khiến họ phải chịu những gánh nặng của riêng mình.
Cách đây 3-4 năm, chị Gao Chunjie, 46 tuổi vẫn còn ở nhà mỗi khi chồng lên đường.
“Bắt đầu từ khoảng năm 1992, lái xe tải là một nghề khá thời thượng. Lúc ấy, tôi là giáo viên dạy thể dục, kiếm được 130 tệ (chưa đến 500 nghìn đồng/tháng), trong khi chồng tôi kiếm được 4.000-5.000 tệ (14-18 triệu đồng).
Sau đó, bạn của chồng cô gợi ý 2 vợ chồng chuyển đến Sơn Đông để chở hàng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, những chiếc xe tải còn chạy chậm và có mã lực thấp. Mỗi chuyến đi thường mất hơn 10 ngày cả đi và về, vì thế họ chỉ được gặp nhau 2 lần/tháng.
“Khi con trai được nghỉ hè, tôi cũng đi cùng chồng và chứng kiến độ gập ghềnh của một số con đường” – chị Gao nhớ lại.
Và khi trở về nhà, chị cảm thấy khó ngủ vì lo lắng. Chị luôn đợi chồng gọi về và bắt đầu cảm thấy bấn loạn khi không thấy anh gọi.
Chồng chị lại có thói quen uống chút bia rượu để thư giãn. Chị luôn nhắc anh: “Lái xe cẩn thận đấy. Chú ý nhìn đường vào”.
![]() |
Chị Gao Chunjie và chồng |
Ngày đó đã có điện thoại di động nên họ gọi cho nhau ít nhất 1 lần/ ngày. Có một lần, anh không nhấc máy trong nhiều ngày. Chị đã lo lắng đến phát ốm.
“Tôi bắt đầu khóc. Nhưng chúng tôi không nói chuyện nhẹ nhàng như những cặp vợ chồng khác. Anh ấy chỉ nói ‘Chẳng làm sao cả! Làm sao mà khóc? Cô nghĩ là tôi không biết lái xe à?’”.
Lúc ấy, chị Gao lo mọi việc ở nhà. Một lần, chị bị sốt và đi tiêm. Trên đường về nhà sau khi tiêm, chị đau đến mức không thể cử động được. Con trai chị lúc ấy 10 tuổi đã đến gần và nói: “Mẹ ơi, con sẽ bế mẹ”. Chị cảm thấy đau lòng khi nghĩ về điều đó.
Gao nói, cô là người thẳng tính nên vợ chồng cô hay cãi nhau khi ở cạnh nhau. Nhưng từ khi chồng đi vắng trong thời gian dài, họ luôn nghĩ về những khó khăn của nhau và vì thế luôn trân trọng khoảng thời gian ở bên nhau.
"Anh ấy ăn nói cộc cằn nhưng cũng rất ngọt ngào. Anh ấy không biết nói lời 'có cánh' nhưng luôn làm những việc đúng đắn. Anh ấy là kiểu người như vậy" - Gao nhận xét về chồng.
(Còn nữa)
Phần 2: Những người phụ nữ sống trong thế giới đàn ông
Nguyễn Thảo(Theo The Sixth Tone)

Người phụ nữ Trung Quốc phát hiện mình 'đã chết' trên hộ khẩu
Một người phụ nữ họ Wang (39 tuổi), sống tại tỉnh Tứ Xuyên, bàng hoàng phát hiện mình đã tử vong trên giấy tờ suốt 16 năm qua, theo Sixth Tone.
" alt="Cuộc sống trong cabin của những người vợ lái xe tải đường dài" width="90" height="59"/>Cuộc sống trong cabin của những người vợ lái xe tải đường dài

- Nhận định, soi kèo Bournemouth vs Wolverhampton, 22h00 ngày 22/2: Trái ngược hoàn toàn
- Những thói quen dưới một phút giúp thay đổi cuộc sống của bạn
- Suýt bị bỏng vì châm nước khoáng vào xe quá nhiệt
- Bảo hiểm ‘Bay an toàn’: Yên tâm bay VietJet mùa Covid
- Nhận định, soi kèo Getafe vs Betis, 0h30 ngày 24/2: Cân bằng
- EVNHANOI: không ‘cắt điện luân phiên’ 3 ngày nắng nóng
- Pháp tuyên án 18 bị cáo vụ 39 người Việt chết trong container
- 'Nàng thơ' trường Ngoại ngữ đốn tim dân mạng với nét đẹp ngọt ngào
- Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Tin vào Los Blancos
