您现在的位置是:Giải trí >>正文
K+ bất ngờ tuyên bố đã thoát khỏi thua lỗ
Giải trí33人已围观
简介Trả lời ICTnews về các tình hình kinh doanh của K+,ấtngờtuyênbốđãthoátkhỏithualỗ24h.com ông Lê Chí C...
![]() |
Trả lời ICTnews về các tình hình kinh doanh của K+,ấtngờtuyênbốđãthoátkhỏithualỗ24h.com ông Lê Chí Công, Tổng giám đốc Truyền hình số vệ tinh K+ cho biết, K+ đạt điểm hòa vốn sau hơn 5 năm hoạt động, trong khi theo thông lệ thế giới với một đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thì thời gian đạt điểm hòa vốn phải từ 7 đến 10 năm.
Ông Công không trả lời trực tiếp vào con số lỗ lũy kế của K+ tính tới thời điểm hiện tại. Nhưng ông Công cho biết, số lỗ của K+ đang giảm mạnh qua từng năm. Trong 6 năm qua K+ đạt mức tăng trưởng thuê bao bình quân 140%/năm, tăng trưởng doanh thu tăng bình quân 150%/năm (hiện đạt trên 1.200 tỷ đồng). Nộp ngân sách 6 năm tổng cộng hơn 700 tỷ đồng. Tạo công ăn việc làm cho 300 nhân viên công ty và hơn 3.000 đại lý bán hàng cho K+. K+ cũng duy trì phát sóng miễn phí các kênh truyền hình thiết yếu cho các hộ dân nghèo không có điều kiện trả tiền thuê bao
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2: Khó thắng cách biệt
Giải tríNguyễn Quang Hải - 22/02/2025 09:51 Tây Ban N ...
【Giải trí】
阅读更多Nhiều khó khăn khi triển khai kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu về mã độc
Giải tríNhiều khó khăn khi triển khai kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu về mã độc
Trước thực tiễn về nguy cơ mất an toàn thông tin từ mã độc, ngày 25/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 14 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc triển khai các giải pháp phòng, chống mã độc.
Triển khai các nhiệm vụ Bộ TT&TT được giao, Cục An toàn thông tin (ATTT) đã hoàn thiện Kế hoạch triển khai Chỉ thị 14 và các hệ thống kỹ thuật kèm theo, trong đó có nội dung liên quan đến “Hướng dẫn kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin, dữ liệu về mã độc giữa hệ thống kỹ thuật của cơ quan chức năng liên quan với giải pháp phòng, chống mã độc triển khai ở các bộ, ngành, địa phương”. Dù vậy, công tác này vẫn gặp phải một số khó khăn khi triển khai trong thực tiễn.
">...
【Giải trí】
阅读更多EVN hợp tác với VNPAY triển khai thanh toán tiền điện bằng QR Pay
Giải tríCác đại biểu thực hiện nghi thức kích hoạt dịch vụ điện Cấp độ 4 (nguồn ảnh EVN)
Để thực hiện thanh toán tiền điện hay các dịch vụ phát sinh chi phí bằng cách quét mã VNPAY-QR, khách hàng truy cập vào một trong 5 website chăm sóc khách hàng của EVN là EVN Hà Nội (http://cskh.evnhanoi.com.vn); EVN Miền Bắc (http://cskh.npc.com.vn); EVN Miền Trung (https://cskh.cpc.vn); EVN HCM (https://cskh.evnhcmc.vn); EVN Miền Nam (http://cskh.evnspc.vn) và thực hiện đăng nhập.
Màn hình chính của website sau khi đăng nhập sẽ hiển thị thông tin cước nợ hiện tại, khách hàng nhấn nút “thanh toán”, lựa chọn thanh toán qua cổng VNPAY. Với cổng VNPAY, khách hàng có thể thanh toán bằng các phương thức: sử dụng ứng dụng Mobile Banking quét mã QR; Thanh toán bằng thẻ ATM; Tài khoản ngân hàng; Thẻ quốc tế hoặc Ví điện tử.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Bổn cũ soạn lại
- Công nghệ giúp Tổng thống Trump diễn thuyết lưu loát
- Việt Nam lần đầu đào tạo chuyên gia ITIL Expert
- Fan cuồng hack 50.000 máy in để kêu gọi ủng hộ kênh YouTube
- Nhận định, soi kèo UTA Arad vs Sepsi, 22h00 ngày 24/2: Đối thủ yêu thích
- Google Assistant dùng AI dự đoán sự chậm trễ chuyến bay
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Deportes Tolima vs America Cali, 08h20 ngày 24/2: Điểm tựa sân nhà
-
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu chỉ đạo hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Cục Tin học hóa.
Ngày 26/12/2018, tại Hà Nội, Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, với sự tham dự của Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng và đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ.
Báo cáo với Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng về kết quả công tác của Cục trong năm 2018, đại diện Cục Tin học hóa cho biết, trong năm qua, Cục đã xây dựng dự thảo và tham mưu lãnh đạo Bộ TT&TT trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách nền tảng, thúc đẩy phát triển Chính phủ điện tử như: dự thảo Nghị định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT (thay Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và Quyết định 80/2014/QĐ-TTg quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước); dự thảo Nghị định về quản lý kết nối và chia sẻ dữ liệu số, và dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0. Đây là những văn bản quan trọng đã được Cục Tin học hóa tổ chức nhiều phiên họp với các bên liên quan để xây dựng dự thảo kỹ lưỡng song hiện vẫn chưa được ban hành/ đang được hoàn thiện.
Bên cạnh đó, Cục Tin học hóa đã tham mưu Lãnh đạo Bộ TT&TT ban hành nhiều văn bản điều hành quan trọng, đơn cử như: Ban hành Bộ tiêu chí, quy định thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng Cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin điện tử một cửa; Hướng dẫn kỹ thuật định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối cổng dịch vụ công quốc gia với cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và các cơ sở dữ liệu quốc gia (CSDLQG), CSDL chuyên ngành (Phiên bản 1.0); Hướng dẫn xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm 2019…
Đối với công tác chỉ đạo điều hành và thực thi quản lý nhà nước, năm 2018, Cục Tin học hóa cũng đã hoàn thành khối lượng lớn công việc, cụ thể là: hoàn thành đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước 2017; công bố phần mềm một cửa điện tử thống nhất; thẩm định, cho ý kiến về kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử đối với hầu hết các bộ, ban, ngành, địa phương, với số bộ, ngành đã xây dựng, xin ý kiến Bộ TT&TT là 16/22 cơ quan và 59/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng, xin ý kiến Bộ TT&TT; thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy ứng dụng CNTT, gắn với cải cách hành chính, dịch vụ công trực tuyến, gửi nhận văn bản điện tử (Hưng Yên, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Phú Yên, Hà Giang, Nam Định, Bộ VHTT&DL, Bộ Y tế)…
Trong năm 2018, Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT đã thẩm định, cho ý kiến về kiến trúc Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử của hầu hết các bộ, ban, ngành, địa phương (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Bên cạnh việc tham mưu Lãnh đạo Bộ TT&TT có công văn đôn đốc các cơ quan chủ quản CSDLQG thực hiện và báo cáo tình hình triển khai các CSDL này, trong năm 2018, Cục Tin học hóa đã triển khai Quy chuẩn quốc gia QCVN 109:2017/BTTTT về cấu trúc thông điệp dữ liệu công dân trao đổi với CSDLQG về dân cư: Cục đã đưa vào thử nghiệm trang thông tin chuyên đề và công cụ thử nghiệm hướng dẫn áp dụng Quy chuẩn tại địa chỉ http://qcvn109.gov.vn; chủ động tham mưu Lãnh đạo Bộ TT&TT có văn bản đề nghị Bộ Công an ra soát tình hình áp dụng Quy chuẩn để trường hợp có vướng mắc gửi Bộ TT&TT phối hợp, hỗ trợ nếu cần; đồng thời khuyến nghị cân nhắc áp dụng Quy chuẩn QCVN 109:2017/BTTTT để chuẩn hóa kết quả thu thập dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai xây dựng dữ liệu CSDLQG về dân cư.
" alt="73 bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kiến trúc Chính phủ/ Chính quyền điện tử">73 bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kiến trúc Chính phủ/ Chính quyền điện tử
-
Năm 2018 là lần thứ hai Tổng Công ty chuyển phát nhanh Bưu điện - EMS được trao tặng giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
Sao Vàng Đất Việt là giải thưởng dành cho các thương hiệu và sản phẩm tiêu biểu của Việt Nam hội nhập quốc tế do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Trung ương Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ năm 2003. Năm nay, Sao Vàng Đất Việt nằm trong chuỗi kỷ niệm 25 năm phong trao doanh nhân trẻ Việt Nam và 15 năm giải thưởng Sao Vàng đất Việt.
Lễ kỷ niệm 15 năm giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2018 vừa được tổ chức ngày 23/12/2018 tại Hà Nội.
Theo Ban tổ chức, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt tôn vinh những doanh nghiệp có chỉ số kinh doanh tốt, phát triển ổn định, bền vững, quan tâm đến trách nhiệm đối với người lao động và xã hội. Trong 15 năm triển khai, qua 11 lần tổ chức đã có hơn 6.000 lượt thương hiệu sản phẩm đăng ký tham gia trong đó 2.127 lượt thương hiệu, sản phẩm được tôn vinh trao giải.
Đặc biệt, theo doanh nhân Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, từ gần 400 hồ sơ doanh nghiệp tại trên 50 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia, Hội đồng bình chọn giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2018 đã triển khai qua 3 vòng chặt chẽ là sơ tuyển, thẩm định và chung tuyển. Hơn 40 đoàn thẩm định gồm các lãnh đạo doanh nghiệp có uy tín, chuyên gia trong các lĩnh vực ngành hàng, chuyên gia, kiểm toán đã đến trực tiếp các doanh nghiệp để thẩm định để có đủ căn cứ đánh giá và bình chọn. “200 doanh nghiệp được trao giải lần này đã tạo ra doanh thu gần 1 triệu tỷ đồng, nộp ngân sách trên 72.000 tỷ đồng và tạo việc làm cho trên 417.000 lao động”, ông Hồng Anh cho biết thêm.
" alt="Chuyển phát nhanh Bưu điện lọt Top 100 Sao Vàng Đất Việt năm 2018">Chuyển phát nhanh Bưu điện lọt Top 100 Sao Vàng Đất Việt năm 2018
-
Ông Nguyễn Hồng Thắng, Phó Giám đốc VNNIC phát biểu khai mạc chương trình đào tạo về hạ tầng khóa công khai tài nguyên - RPKI trong bảo mật định tuyến.
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết, giải pháp hạ tầng khóa công khai tài nguyên - RPKI được thiết kế để đảm bảo an toàn định tuyến Internet và đang được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới. JPNIC là đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu triển khai dịch vụ RPKI tại Nhật Bản từ năm 2013 và đã triển khai cung cấp dịch vụ thực tế từ năm 2015.
Để thúc đẩy triển khai RPKI đảm bảo an toàn hạ tầng mạng Internet tại Việt Nam, trung tuần tháng 12/2018, VNNIC đã phối hợp với JPNIC tổ chức Chương trình đào tạo về RPKI trong đảm bảo an toàn định tuyến Internet cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet, thành viên địa chỉ IP của VNNIC.
Cũng theo VNNIC, trong khu vực, Tổ chức quản lý địa chỉ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APNIC) đang quản lý và duy trì một hệ thống cung cấp dịch vụ RPKI phục vụ cho các thành viên địa chỉ và cho cộng đồng. Hệ thống này được tích hợp đồng bộ trong hệ thống quản lý tài nguyên chung của APNIC.
Bên cạnh đó, APNIC cũng khuyến khích các tổ chức thành viên trong khu vực, các tổ chức quản lý địa chỉ cấp quốc gia (NIR) nghiên cứu và triển khai sớm việc ứng dụng RPKI để góp phần đảm bảo an toàn thông tin toàn cầu. Hiện nay, trong số 7 NIR của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đã có 5 NIR triển khai RPKI bao gồm KRNIC (Hàn Quốc), CNNIC (Trung Quốc), JPNIC (Nhật Bản), IDNIC (Indonesia) và TWNIC (Đài Loan).
" alt="Đào tạo về hạ tầng khóa công khai tài nguyên RPKI cho các nhà mạng Việt Nam">Đào tạo về hạ tầng khóa công khai tài nguyên RPKI cho các nhà mạng Việt Nam
-
Nhận định, soi kèo Hải Phòng vs Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, 19h15 ngày 22/2: Thêm một kết quả thất vọng
-
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu quan tâm hơn nữa trong bố trí nguồn lực cho công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ. Ảnh: VGP
Theo chinhphu.vn, báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ (Ban Chỉ đạo 515) cho biết, trong giai đoạn 2016-2018, toàn quốc đã tìm kiếm, quy tập được 2.670 hài cốt liệt sĩ trong nước 2.670, tại Lào là 854 hài cốt, tại Campuchia là 2.362 hài cốt. Các cơ sở đã tiến hành xác định danh tính 759 hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, trong đó bằng phương pháp thực chứng 284 trường hợp, giám định ADN 475 trường hợp.
Đáng chú ý, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, các địa phương đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ khi tiến hành rà soát, hoàn thiện danh sách liệt sĩ; xây dựng cơ sở dữ liệu về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ; lập bản đồ tìm kiếm quy tập; giải mã ký hiệu, phiên hiệu đơn vị quân đội trong chiến tranh.
Bộ Quốc phòng, Bộ LĐ-TBXH đã chuyển giao cho Bộ TT&TT hơn 1,9 triệu dữ liệu về liệt sĩ, gần 900.000 dữ liệu về mộ liệt sĩ, hơn 3.000 dữ liệu về nghĩa trang liệt sĩ để chuẩn hoá, tích hợp liên thông cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ; triển khai Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ.
Công tác lập bản đồ tìm kiếm, quy tập được triển khai trên toàn quốc, và có trên 50% địa bàn cấp xã đã hoàn thành việc kết luận địa bàn liên quan đến thông tin liệt sĩ.
Việc đầu tư, nâng cấp cơ sở giám định gen giai đoạn 2 của Viện Pháp y Quân đội và cơ sở giám định gen của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được hoàn thành.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, tổ chức công tác tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, các đơn vị của Bộ Quốc phòng, các địa phương tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn, tồn tại từ nhiều năm qua. Đó là thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ ngày càng ít dần. Địa hình, địa vật thay đổi nhiều. Số lượng hài cốt liệt sĩ phải tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính còn rất lớn.
Tại một số địa phương, việc chuyển trọng tâm tìm kiếm, quy tập ở địa bàn trong nước chưa thực sự quyết liệt, kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu. Chậm nghiên cứu, ban hành quy trình xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, nhất là quy trình thực chứng để xác minh, kết luận các mộ liệt sĩ còn thiếu một phần thông tin.
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị được cung cấp thông tin về sơ đồ mộ chí, giải mã các ký hiệu địa danh, các trận đánh, trạm quân y dã chiến để đối chiếu với thực tế, đính chính thông tin trên mộ liệt sĩ; bố trí kinh phí sửa chữa bia mộ sau khi đính chính thông tin, di chuyển hài cốt liệt sĩ; hướng dẫn cụ thể đối với hoạt động lấy mẫu sinh phẩm hài cốt liệt sĩ để giám định ADN.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh nêu thực tế thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ có nhiều nhưng thông tin có cơ sở để xác minh, tìm kiếm thì còn ít.
" alt="Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo khẩn trương cập nhật, liên thông, công khai dữ liệu về liệt sĩ">Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo khẩn trương cập nhật, liên thông, công khai dữ liệu về liệt sĩ