Thu Nhi
Bản tin cuối ngày 4/11: Thụy Vân buồn vì sự cố bất khả kháng trên sóng VTVBản tin cuối ngày 4/11 gồm các tin chính: BTV Thụy Vân buồn vì sự cố bất khả kháng trên sóng VTV trưa 4/11. Hàng xóm kể phút thoát chết trong vụ nổ sập nhà, 1 người tử vong ở Hải Phòng. Bắt Phó trưởng Phòng cấp phép ở Bộ Công Thương Trần Quốc Hùng.Á hậu Thụy Vân lên tiếng về tin đồn dao kéo
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Thanh Hóa vs Nam Định, 18h00 ngày 14/1: Khách gây thất vọng -
Phụ xe buýt Hà Nội kể phút khống chế kẻ móc túi khi lần đầu gặp "buýt tặc"Nhân viên phục vụ trên xe buýt đã nhanh chóng tiếp cận đối tượng móc túi, yêu cầu trả lại tài sản cho hành khách.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, phụ xe buýt Lê Trung Thực (35 tuổi) cho biết, khoảng 9h15 ngày 11/11, xe buýt tuyến 15 (Bến xe Gia Lâm - Phố Nỉ) của Xí nghiệp xe buýt Yên Viên thuộc Tổng Công ty vận tải Hà Nội (Transerco) lưu thông qua thị trấn Đông Anh, thì một nữ học sinh la hoảng: "Một bạn bị móc túi khi đang ngủ".
Anh Thực khi đó ngồi phía đầu xe buýt đã ngay lập tức di chuyển xuống cuối xe, đứng chắn trước đối tượng tình nghi để xác minh sự việc. Ban đầu, người này không thừa nhận hành vi.
Sau đó, một học sinh khác trên xe cho biết đã quay video toàn bộ sự việc để làm bằng chứng. Theo anh Thực, trong video, nam thanh niên ngồi ở hàng ghế phía sau đã thò tay lên ghế trên, lén mở khóa balo, trộm chiếc điện thoại của nữ sinh.
"Lúc này, đối tượng mới nhận tội. Đối tượng van tôi: "Anh thông cảm, tha cho em, đây là lần đầu em dại dột", anh Thực thuật lại.
Trong khi anh Thực khống chế thành công đối tượng móc túi, thu hồi điện thoại trả lại khách, tài xế xe buýt Đỗ Thái Hòa (41 tuổi) báo cáo về đơn vị chủ quản xin phép được đưa đối tượng đến trụ sở Công an thị trấn huyện Đông Anh để trình báo.
Anh Thực cho biết làm phụ xe buýt khoảng 7-8 năm, lần đầu gặp tình huống móc túi trên xe. Dù đối tượng nhiều lần xin tha, anh nói không muốn hành vi xấu xí của một cá nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh xe buýt.
Lãnh đạo Tổng Công ty vận tải Hà Nội đánh giá, việc phụ xe buýt nhanh chóng khống chế đối tượng móc túi được toàn thể hành khách trên xe hoan nghênh và ủng hộ.
"Hành động của anh Thực và anh Hòa của tuyến 15 đã góp phần mang lại hình ảnh đẹp, thân thiện và an toàn cho những chuyến xe buýt của thủ đô", vị lãnh đạo nói.
Hành động kịp thời, hiệu quả của tài xế và phụ xe Lê Trung Trực nhận được nhiều phản hồi tích cực trên các diễn đàn mạng xã hội. Cộng đồng mạng dành lời khen ngợi, cảm ơn hai anh đã hỗ trợ khách hàng kịp thời.
"Cảm ơn các anh nhân viên xe buýt đã nhiệt tình giúp đỡ khách hàng, mang lại hình ảnh đẹp cho xe buýt Thủ đô", bài viết kèm đoạn clip được đăng truyền đi thông điệp.
"Quá tuyệt vời! Tài xế và nhân viên xe buýt đều hành động rất có tâm, đề nghị công ty khen thưởng và biểu dương 2 anh trước toàn công ty", tài khoản Hoa Đinh bình luận.
"May mắn, hành khách đã lấy lại được điện thoại nhờ sự hỗ trợ của nhân viên xe buýt. Lần sau lên xe, hành khách nên cẩn thận, chủ động giữ tài sản, may mắn không đến nhiều lần đâu", độc giả Kim Thoa góp ý.
"> -
Ông Đậu Minh Thanh làm Chủ tịch HUDBộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị trao Quyết định điều động, bổ nhiệm cho ông Đậu Minh Thanh (Ảnh: Bộ Xây dựng).
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc bổ nhiệm này nhằm kiện toàn bộ máy lãnh đạo của HUD.
Trước đó, vào tháng 9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Cụ thể, theo Quyết định số 959/QĐ-TTg, ông Nguyễn Việt Hùng - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đầu tư Phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) - được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Ông Phạm Minh Hà - Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) - được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng
"> -
Giao dịch chững nhưng giá rao bán chung cư Hà Nội vẫn tăng như "lên đồng""Cùng một căn chung cư chưa bán được nhưng mức giá chủ nhà đưa ra càng cao hơn trước đó. Ví dụ một căn nhà có diện tích 68m2 tại Mỹ Đình (Nam Từ Liêm, Hà Nội) thời điểm tháng 9 được rao bán với giá khoảng 3,3 tỷ đồng. Vẫn căn nhà này, chủ nhà đang chào bán với giá 3,7 tỷ đồng", anh nói. Giữa lúc giá rao bán chung cư liên tục "nhảy múa", anh Ngữ đã tạm dừng kế hoạch mua nhà và chờ tới khi giá hạ nhiệt.
Hay như anh Trần Văn Cường (quê Bắc Giang) cho biết, 2 tháng nay gia đình anh đã đi xem nhà tại nhiều dự án chung cư trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, anh Cường ngã ngửa vì mức giá rao bán chung cư được chủ nhà đưa ra ngày càng cao và nhanh.
Cách đây 10 ngày, anh Cường được chủ một căn chung cư tại quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) có diện tích 72m2, thiết kế 2 phòng ngủ báo giá 4,3 tỷ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, mới đây cũng căn chung cư này chủ nhà báo anh Cường giá đã tăng lên 4,7 tỷ đồng.
"Giá chung cư tăng nhanh khiến tôi băn khoăn không biết nên mua ngay hay chờ bình ổn. Nếu tôi mua luôn có thể giá lại quay đầu giảm, vì đã tăng cao trước đó. Còn nếu không mua, tôi e ngại giá chung cư tiếp tục tăng", anh nói.
Theo dữ liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường, giá bán bình quân của chung cư trên phạm vi toàn quốc vào thời điểm quý I/2021 là 35 triệu đồng/m2. Đến quý III/2024, giá bán đã tăng lên 51 triệu đồng/m2. Như vậy trong 4 năm, giá chung cư đã tăng 45%, tức mỗi năm tăng hơn 10%.
Vì đâu giá chung cư "sốt"?
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến câu chuyện tăng giá nóng sốt của phân khúc chung cư.
Thứ nhất, thị trường bất động sản có tính chất chu kỳ. Cụ thể, giá chung cư tăng do bản chất thị trường đang trong giai đoạn phục hồi. Trước đó vào giữa năm 2024, đơn vị này từng dự báo về sự phục hồi của từng loại hình bất động sản, trong đó loại hình phục hồi đầu tiên sẽ là sản phẩm mang tính chất ở thực.
Sau khi trải qua giai đoạn khó khăn, tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường bất động sản rất yếu. Điều sợ nhất khi đầu tư không phải là việc bất động sản giảm giá mà là sợ sản phẩm không có thanh khoản. Do đó, hiện nhà đầu tư tìm đến các loại hình có pháp lý chắc chắn, mang tính chất dòng tiền, ít nhất có thể cho thuê như chung cư.
Nguyên nhân thứ hai là nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường, trong khi lực cầu là rất lớn. Đơn cử như ở Hà Nội, mỗi năm cần thêm khoảng 100.000-170.000 căn hộ mới, trong khi nguồn cung từ đầu năm mới đáp ứng khoảng 30.000 căn, năm 2023 khoảng 10.000 căn.
Đồng thời, sức tụ dân của các đô thị là rất lớn. Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc,... mặc dù đã có hệ thống giao thông tốt, thuận tiện di chuyển đến tất cả các tỉnh thành, song người dân vẫn chủ yếu sinh sống và làm việc ở các thành phố lớn. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc mua nhà ở các đô thị lớn chưa bao giờ là dễ dàng. Càng ngày, người dân càng tập trung nhiều, mặt bằng giá rất khó giảm.
Bên cạnh đó, sản phẩm bất động sản ngày càng tập trung nhiều ở các phân khúc giá cao. Minh chứng là đầu năm 2020, phân khúc cao cấp trở lên (giá trên 55 triệu đồng/m2) chỉ chiếm khoảng 6% tổng cung. Đến quý III năm nay, các sản phẩm này đã chiếm khoảng 60%.
Theo vị chuyên gia, trong bối cảnh lượng cung trên thị trường ít, chủ đầu tư sau khi gỡ được pháp lý và ra hàng thì chủ yếu tập trung vào phân khúc từ trung cấp trở lên (giá trên 35 triệu đồng/m2).
"Phải trải qua khoảng thời gian rất lâu mới ra được dự án, trong khi giá đất vẫn tăng hàng ngày, việc chủ đầu tư quyết định ra hàng chung cư với mức giá từ trung cấp trở lên cũng là theo logic", ông Quốc Anh nói.
Nguyên nhân thứ ba là yếu tố tâm lý thị trường. Cụ thể, thời điểm giá chung cư tăng chưa nhiều, người dân có xu hướng chờ giảm giá. Nhưng khi thấy giá tăng khoảng 10 - 20%, tất cả mọi người đều đổ vào mua vì sợ giá sẽ tiếp tục tăng nữa. Việc này bồi thêm một đòn tâm lý khiến cho thị trường lại dội lên.
"Thực tế, thị trường đã nóng rất mạnh trong khoảng một năm vừa qua. Như vậy, nguyên nhân còn xuất phát từ việc tâm lý của người dân khá sốt ruột sau thời gian đợi chờ giá chung cư xuống", ông Quốc Anh kết luận.
Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) - đánh giá giai đoạn vừa qua giá chung cư tăng bất thường, đặc biệt tại Hà Nội. Hiện tượng này chắc chắn có sự tác động từ nhóm lợi ích trong khi bối cảnh kinh tế, thị trường cũng như thu nhập của người dân chưa hồi phục.
"Giá nhà tăng cao, nhưng giao dịch lại không xuất hiện, đây có thể là chiêu trò nào đó của một nhóm đầu tư có mục đích không trong sáng", ông Đính thẳng thắn nói.
Theo ông, những nhóm lợi ích này thực hiện được các chiêu trò thổi giá xuất phát từ thực tế nguồn cung căn hộ chung cư đang có vấn đề. Trong vài năm gần đây, thị trường không có dự án mới được phê duyệt cấp phép đầu tư. Các dự án trên thị trường chủ yếu là dự án cũ và được mua đi bán lại. Nguồn cung vừa thiếu vừa kém chất lượng, cung cho người dân, người thu nhập thấp rất ít, cấu trúc sản phẩm không phù hợp.
Bên cạnh đó, phần lớn nguồn cung mới tiếp tục được hoàn thiện ở mức tiêu chuẩn cao với chi phí đầu tư, chi phí đất đai tăng cao, các chủ đầu tư cũng kỳ vọng lợi nhuận cao hơn trước. Do đó, mặt bằng giá chung cư sơ cấp rất khó giảm. Giá chung cư ở thị trường sơ cấp tăng cao đã kéo theo giá tại thị trường thứ cấp cũng tăng đột biến.
Hiện nay, tâm lý của người mua nhà đã dần trùng xuống khi giá chung cư liên tục tăng cao từ đầu năm tới nay.
Ông Phạm Đức Toản - Tổng giám đốc EZ Property - cho rằng, thời gian qua giá căn hộ chung cư chỉ nóng cục bộ tại Hà Nội do chênh lệch giữa cung và cầu. Đến nay, giá chung cư Hà Nội đã vượt đỉnh.
"Tôi có một nhóm bạn đều là những người có thu nhập cao nhưng nhìn vào giá chung cư hiện tại họ đều cho rằng quá cao, không tương xứng với giá trị và rất khó tiếp cận", ông nói.
Giá chung cư quá cao nên nhiều người tạm dừng kế hoạch mua nhà cho rằng mức giá không tương xứng. Do đó, thanh khoản chung cư thời gian qua rất ít. Ông Toản dự đoán, từ nay tới cuối năm giá chung cư sẽ khó tăng tiếp. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó để giá chung cư giảm, trừ trường hợp những người cần tiền giảm giá để bán nhanh.
Nguyễn Văn Đính nêu, để giảm giá nhà chung cư ở Hà Nội cần nỗ lực đẩy nhanh tiến độ các dự án xây dựng nhà ở xã hội. Chủ động điều tiết nguồn cung bằng cách sử dụng hiệu quả công cụ lập, điều chỉnh quy hoạch, bố trí thêm quỹ đất sạch giúp các nhà đầu tư triển khai dự án nhà ở xã hội ngay khi lập quy hoạch.
Về lâu dài để ổn định giá nhà chung cư nói riêng và các sản phẩm nhà ở nói chung cần phải có sự tham gia quyết liệt từ phía Nhà nước. Trong đó, cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển từ khu vực vệ tinh tới trung tâm thành phố, nguồn cung đến từ khu vực vùng ven sẽ kéo giảm giá nhà.
">